Giáo án bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí - Cánh diều

Với giáo án bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí Ngữ văn lớp 12 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Biết thuyết trình so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

3. Về phẩm chất

Biết tôn trọng người đối thoại, hình thành tư duy phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

Quảng cáo

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: Chia sẻ về đề tài sẽ lựa chọn để trình bày về trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Quảng cáo

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

- GV dẫn dắt, kết nối với bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được các yêu cầu về nội dung và hình thức của việc trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

- Biết lựa chọn đề tài, trình bày, đánh giá được hai tác phẩm kí.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài thuyết trình.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trước khi nói và chuẩn bị thảo luận.

+ Nêu yêu cầu của bài nói

+ Xây dựng quy trình trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Định hướng

a) Trong phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hình thức và nội dung của hai tác phẩm kí. Phần Nói và nghe, các em chuyển nội dung bài viết thành bài thuyết trình.

b) Để trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí, các em cần lưu ý:

- Xem lại dàn ý và bài viết đã thực hiện ở phần Viết, suy nghĩ kĩ để tìm ý hoặc bổ sung ý mới, điều chỉnh dàn ý cho mạch lạc, phù hợp; chọn điểm trọng tâm / yêu thích để tập trung khi trình bày, tạo điểm nhấn cho bài thuyết trình.

- Xác định mục đích, bối cảnh, đối tượng nghe thuyết trình để có hình thức trình bày phù hợp.

2. Thực hành

Bài tập: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Một lít nước mắt”(Ki-tô A-ya).

a) Chuẩn bị

- Đọc lại hai đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Một lít nước mắt và các tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm.

- Đọc lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video clip, máy chiếu, màn hình (nếu có)

- Để bài thuyết trình thêm phong phú, sinh động, thu hút, các em cần chú ý :

+ Nêu vấn đề cho người nghe cùng thảo luận và tham gia vào việc nhận xét, góp ý.

+ Cung cấp thêm tài liệu và nguồn tham khảo cho các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về hai tác phẩm nhật kí.

b) Tìm ý và lập dàn ý

Xem lại dàn ý và bố cục ở phần Viết, cân nhắc bổ sung ý mới (nếu có).

c) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 42); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 42); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên