Giáo án bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giaon nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Xác định được yêu cầu và các bước trong quy trình viết một bài văn nghị luận dưới hình thức một bài phát biểu.

- Viết được bài văn nghị luận dưới hình thức một bài phát biểu.

- Chọn được đề tài phù hợp với bài phát biểu, thể hiện được khả năng thu hút sự quan tâm và thay đổi nhận thức, hành động của người đọc về một phong trào hoặc hoạt động xã hội, tức một vấn đề đời sống có ảnh hưởng rộng lớn.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thiện bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào đáp ứng được các yêu cầu của kiểu bài.

3. Về phẩm chất

Biết cách quan tâm đến các hoạt động xã hội có quy mô, ảnh hưởng rộng lớn.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Chia sẻ về một phong trào của nhà trường phát động mà em quan tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu kiểu bài

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài viết.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài viết.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu yêu cầu về kiểu bài.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Yêu cầu của một bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội:

- Giới thiệu được phong trào hoặc hoạt động xã hội mà người viết muốn hưởng ứng hoặc phát động và nói rõ tầm quan trọng, tính cấp bách của nó; có cách mở đầu thu hút được sự chú ý của người đọc.

- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; giúp người tiếp nhận hiểu rõ lí do người viết hưởng ứng hoặc phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội.

- Nêu được ý kiến trái chiều có thể có và sử dụng lí lẽ, bằng chứng phản bác để tăng tính thuyết phục cho văn bản.

- Sử dụng hiệu quả các yếu tố thuyết minh và biểu cảm để tăng thêm sức tác động của bài phát biểu.

- Có kết bài gây ấn tượng, thuyết phục người đọc thay đổi nhận thức hoặc hành động.

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu: HS nắm được các ý, hình dung ra được cách làm bài viết tham khảo.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để phân tích bài viết tham khảo.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

1. Bài viết kêu gọi điều gì? Lời kêu gọi đó hướng đến đối tượng nào?

2. Những luận điểm nào được tác giả triển khai để thuyết phục người tiếp nhận hưởng ứng cuộc đấu tranh chống lại HIV/AIDS? Lí lẽ và bằng chứng được dùng trong văn bản có gì đáng chú ý?

3. Ý kiến trái chiều nào được đề cập trong văn bản? Việc nêu ý kiến trái chiều đó có tác dụng gì?

4. Theo em, lời kêu gọi của tác giả có thể nhận được sự hưởng ứng rộng khắp không? Nếu có thì sự hưởng ứng đó do đâu mà có?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1.

-  Nội dung kêu gọi: Cần có những nỗ lực to lớn hơn để ngăn chặn dịch bệnh HIV/ AIDS).

- Đối tượng kêu gọi: Chính phủ các nước, các công ti, nhóm từ thiện, tổ chức phi chính phủ,…).

2. Luận điểm được sử dụng:

- Ngân sách dành cho phòng chống HIV đã tăng lên đáng kể.

- HIV vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và chưa có dấu hiệu suy giảm.

- Lí lẽ và bằng chứng được dùng trong văn bản được trích dẫn xác thực, với các con số cụ thể, kết hợp sử dụng yếu tố biểu cảm để tác động đến tình cảm, cảm xúc của người nhận.

3.

- Ý kiến trái chiều: Khi phát đi thông điệp về phòng chống HIV/AIDS, Cô-phi An-nan (Kofi Annan) đã tính đến khả năng có người cho rằng: những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn; chỉ cần giữ khoảng cách, tránh xa các bệnh nhân AIDS là có thể an toàn.

- Việc nêu ý kiến trái chiều để phản bác làm tăng sức thuyết phục cho bài viết.

4. Câu trả lời theo quan điểm của HS.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên