Giáo án bài Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

2. Năng lực đặc thù

- Xác định được các bước trong quy trình viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội).

- Trình bày được đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ; có ý thức rèn luyện các kĩ năng, thao tác cần thiết để viết bài và biết cách trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân.

- Viết được hoàn chỉnh bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội).

3. Về phẩm chất

Biết cách ứng xử đối với việc phát triển, hoàn thiện bản thân và xây dựng cộng đồng.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, huy động tri thức nền, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share thực hiện yêu cầu: Xem video ca khúc “Khát vọng tuổi trẻ” và nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ được nêu lên trong bài hát.

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=8gvtAeGTNZQ

- Thời gian: chiếu toàn bộ bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra đáp án.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

Quảng cáo

- GV gợi mở: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước dân tộc là nhận thức về tầm quan trọng của chính bản thân mình trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương. Chúng ta cần có những hành động thiết thực để rèn luyện bản thân và đóng góp những điều tốt đẹp nhất cho đất nước, tổ quốc. Sống có trách nhiệm còn đòi hỏi chúng ta phải sống với tình yêu thương dành cho mọi người xung quanh, với tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết vì một đất nước vững mạnh, một xã hội giàu tình yêu thương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức về phần viết văn bản nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu kiểu bài

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài viết.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài viết.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu yêu cầu về kiểu bài.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- Giới thiệu được vấn đề có ý nghĩa, liên quan đến cách ứng xử của tuổi trẻ trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

- Thể hiện được quan điểm cá nhân và đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục về cách ứng xử trong mối quan hệ được bàn luận.

- Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lập luận chặt chẽ, sắc bén.

- Khẳng định được tầm quan trọng của cách ứng xử đối với việc phát triển, hoàn thiện con người cá nhân và xây dựng cộng đồng.

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu: HS nắm được các ý, hình dung ra được cách làm bài viết tham khảo.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để phân tích bài viết tham khảo.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

1. Vấn đề được bàn luận trong bài viết là gì?

2. Những luận điểm nào được đưa ra trong bài viết?

3. Người viết đã sử dụng những loại lí lẽ, bằng chứng nào?

4. Ý kiến trái chiều nào đã được phản bác? Lí lẽ và bằng chứng được người viết dùng để phản biện có sức thuyết phục không?

5. Nếu cần bổ sung luận điểm, em sẽ bổ sung luận điểm nào? Vì sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

1. Vấn đề được bàn luận trong bài viết: cách ứng xử trong tình yêu đôi lứa.

2. Các luận điểm được đưa ra trong bài viết:

- Tuổi trẻ và tình yêu trong xã hội hiện đại.

- Những cách ứng xử tiêu cực trong tình yêu.

- Những cách ứng xử đúng đắn trong tình yêu.

3. Những loại lí lẽ, bằng chứng:

- Lí lẽ, bằng chứng lấy từ trong đời sống thực tế: phụ nữ không còn bị phụ thuộc trong tình yêu, tình yêu đẹp được nảy sinh ở trường học của một đôi “anh – chị”,…

- Lí lẽ bằng chứng lấy từ văn học: Tây Tiến của Quang Dũng, Tôi yêu em của Pu-skin,…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên