Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 15: Di truyền gene ngoài nhân
Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 15: Di truyền gene ngoài nhân
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực sinh học
– Năng lực nhận thức sinh học:
+ Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.
+ Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân (trong các bào quan như ti thể, lạp thể).
+ Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng.
– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
Trình bày được thí nghiệm, từ đó giải thích được hiện tượng di truyền gene ngoài nhân.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
HS giải thích được hiện tượng liên quan đến di truyền gene ngoài nhân từ kiến thức bài học. Phân tích ứng dụng hiểu biết về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân để giải quyết các hiện tượng phát sinh phục vụ đời sống con người.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học:
HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về hiện tượng di truyền gene ngoài nhân.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức hiện tượng di truyền gene ngoài nhân vào đời sống.
2. Phẩm chất
– Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị nội dung bài mới.
– Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
– Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
SGK Sinh học 12; máy tính, máy chiếu.
Video về di truyền ngoài nhân:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Di_truy%E1%BB%81n_ ngo%C3%A0i_nh%C3%A2n
2. Học sinh
– SGK Sinh học 12.
– Nghiên cứu trước nội dung bài 15 SGK Sinh học 12; nghiên cứu tài liệu về di truyền gene ngoài nhân và ứng dụng link GV giao từ tiết học trước qua zalo.
– Sưu tầm một số thành tựu ứng dụng hiện tượng di truyền qua tế bào chất ngoài SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
GV cho HS làm bài tập sau:
Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận:
P: ♀ Xanh lục × ♂ Lục nhạt → F1: 100% Xanh lục Lai nghịch:
P: ♀ Lục nhạt × ♂ Xanh lục → F1: 100% Lục nhạt
Nhận xét dưới đây về đặc điểm di truyền màu sắc đại mạnh ở 2 hai phép lai trên đúng hay sai?
(1) Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ nên sự di truyền màu sắc đại mạch do gene trong tế bào chất quy định.
(2) Các tính trạng tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.
(3) Các tính trạng không tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.
(4) Tính trạng do gene trong tế bào chất quy định sẽ không tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
(5) Tính trạng do gene trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
GV chiếu bài tập, yêu cầu HS lựa chọn nhận định đúng (1, 3, 5), giải thích.
Cơ sở của việc xác định các nhận xét trên đúng hay sai là dựa vào đâu? Bài học hôm nay sẽ giải quyết khó khăn đó.
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của HS.
– Tâm thế mong muốn khám phá kiến thức mới để giải thích hiện tượng của HS.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu mục I. Thí nghiệm của Correns về di truyền gene ngoài nhân
a) Mục tiêu
– Trình bày được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Correns.
– Trình bày được thí nghiệm chứng minh di truyền gene ngoài nhân của Correns, từ đó giải thích được gene không những tồn tại trong nhân mà còn tồn tại ngoài nhân (trong các bào quan như ti thể, lạp thể).
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 27 thực hiện các yêu cầu:
(1) Nêu bối cảnh làm thí nghiệm của Correns.
(2) Mô tả thí nghiệm và giải thích kết quả các phép lai của Correns qua sơ đồ.
– GV tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét câu trả lời của nhau, sau đó GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung của mục.
GV lưu ý: Trong thí nghiệm trên, cây lá xanh có tế bào chứa các lục lạp mang allele quy định enzyme xúc tác cho phản ứng tổng hợp tạo ra diệp lục bình thường; cây lá trắng do tế bào trong lục lạp mang allele bị đột biến khiến diệp lục không được tạo ra làm lá màu trắng; còn cây lá khảm có tế bào nhận được cả hai loại lục lạp bình thường và lục lạp chứa allele đột biến. Trong quá trình phân bào, các lục lạp được phân chia ngẫu nhiên và không đồng đều về các tế bào con nên ở đời con, ngoài kiểu hình giống mẹ còn có thể xuất hiện kiểu hình khác.
c) Sản phẩm
2.2. Tìm hiểu mục II. Đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân
a) Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân và một số ứng dụng.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS nhận xét thí nghiệm của Correns theo câu hỏi định hướng:
(1) Kết quả phép lai thuận và lai nghịch có gì khác so với phép lai của Mendel? Em có kết luận gì từ kết quả đó?
(2) Sự biểu hiện của gene ngoài nhân có gì khác gene trong nhân?
(3) Gene trong tế bào chất quy định có thể biểu hiện khác nhau giữa những cá thể sinh ra từ cùng một cơ thể mẹ không?
GV tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét câu trả lời của nhau, sau đó GV nhận xét, đánh giá và chốt nội dung của mục.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống
Giáo án Sinh học 12 Bài 17: Thực hành: Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng
Giáo án Sinh học 12 Bài 20: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12