Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 25: Hệ sinh thái

Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 25: Hệ sinh thái

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

MÃ HOÁ

1. Về năng lực

a. Năng lực sinh học

Nhận thức sinh học

Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái.

SH 1.1.1

Phân biệt được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo.

SH 1.2.1

Trình bày được khái niệm chuỗi thức ăn, các loại chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.

SH 1.2.2

Trình bày được dòng năng lượng trong một hệ sinh thái. Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái; tháp sinh thái.

SH 1.2.3

Giải thích được ý nghĩa của nghiên cứu hiệu suất sinh thái và tháp sinh thái trong thực tiễn.

SH 1.2.4

Phân biệt được các dạng tháp sinh thái.

SH 1.2.5

Phát biểu được khái niệm chu trình sinh – địa – hoá các chất.

SH 1.1.2

Trình bày được chu trình sinh – địa – hoá của một số chất và ý nghĩa sinh học của các chu trình đó.

SH 1.2.6

Vận dụng kiến thức về các chu trình đó vào giải thích các vấn đề của thực tiễn.

SH 3.2.1

Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái.

SH 1.1.3

Phân biệt được các dạng diễn thế sinh thái.

SH 1.2.7

Phân tích được nguyên nhân và tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trong tự nhiên và trong thực tiễn.

SH 1.2.8

Phân tích được diễn thế sinh thái ở một hệ sinh thái tại địa phương.

SH 1.2.9

Nêu được một số hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái như: sự ấm lên toàn cầu; sự phì dưỡng; sa mạc hoá.

SH 1.1.4

Giải thích được vì sao các hiện tượng ảnh hưởng đến hệ sinh thái vừa tác động đến hệ sinh thái, vừa là nguyên nhân gây mất cân bằng của hệ sinh thái.

SH 1.2.10

Phát biểu được khái niệm sinh quyển.

SH 1.1.5

Giải thích được sinh quyển là một cấp độ tổ chức sống lớn nhất hành tinh.

SH 1.2.11

Trình bày được một số biện pháp bảo vệ sinh quyển.

SH 1.2.12

Phát biểu được khái niệm khu sinh học.

SH 1.1.6

Trình bày được đặc điểm của các khu sinh học trên cạn chủ yếu và các khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn trên Trái Đất.

SH 1.2.13

Trình bày được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học của các khu sinh học đó.

SH 1.2.14

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vẽ được sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã.

SH 3.1.1

Tính được hiệu suất sinh thái của một hệ sinh thái.

SH 3.1.2

Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn hệ sinh thái.

SH 3.2.2

Vẽ được sơ đồ khái quát chu trình trao đổi chất trong tự nhiên.

SH 3.1.3

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập các nội dung về hệ sinh thái.

TCTH 1.1

Xác định được hướng phát triển phù hợp sau cấp Trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến hệ sinh thái.

TCTH 5.3

Giao tiếp và hợp tác

Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến hệ sinh thái; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

GTHT 1.4

2. Về phẩm chất

Chăm chỉ

Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

CC 2.3

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

‒ Hình ảnh về một số hệ sinh thái, chu trình sinh – địa – hoá các chất, diễn thế sinh thái, khu sinh học.

‒ Phiếu học tập.

‒ Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

‒ Giấy A4.

‒ Bảng trắng, bút lông.

‒ Thiết bị (máy tính, điện thoại,…) có kết nối mạng internet.

‒ Bài thuyết trình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 phút)

a) Mục tiêu: Nhận biết được nội dung học tập là hệ sinh thái.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập:

‒ GV đặt vấn đề theo nội dung tình huống gợi ý trong SGK để tạo hứng thú và định hướng cho HS xác định vấn đề học tập.

‒ GV có thể sử dụng một số câu hỏi như: Hãy kể tên các sinh vật cư trú trong vườn trường. Các sinh vật trong vườn trường có thể coi là một quần thể không? Tại sao?

‒ GV tổ chức cho HS báo cáo, chia sẻ, từ đó, dẫn dắt HS vào nội dung bài.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

‒ HS trả lời câu hỏi của GV (nếu có).

‒ Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định:

‒ GV nhận xét cho câu trả lời của HS (nếu có), từ đó, dẫn dắt HS vào bài học.

‒ Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (110 phút)

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm, các thành phần cấu trúc và các kiểu hệ sinh thái (15 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.1.1; SH 1.2.1.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập:

‒ GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận cặp đôi/nhóm về các nội dung trong SGK và trả lời các câu Thảo luận 1, 2, 3.

‒ GV yêu cầu HS phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo theo Phiếu học tập số 1.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

‒ HS trình bày câu trả lời dựa trên kết quả tìm hiểu.

‒ Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định:

‒ GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS. Từ đó, GV chuẩn hoá nội dung các câu trả lời cho HS và rút ra kiến thức trọng tâm như ý (1) SGK trang 174.

‒ GV sử dụng công cụ 1 và 7 để đánh giá.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu trao đổi chất trong hệ sinh thái (20 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.2.2; TCTH 1.1; TCTH 5.3; GTHT 1.4; CC 2.3.

b) Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận cặp đôi/nhóm về các nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành Phiếu học tập số 2.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 2 theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

‒ HS trình bày câu trả lời dựa trên kết quả thảo luận nhóm bằng phương pháp thuyết trình.

‒ Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định:

‒ GV nhận xét và chỉnh sửa cho phần báo cáo của HS. Từ đó, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như ý (2) SGK trang 174.

‒ Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

‒ GV sử dụng công cụ 1, 7 và 8 để đánh giá.

Quảng cáo

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên