Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 24: Thực hành: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên
Giáo án Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Bài 24: Thực hành: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật trong tự nhiên
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
MÃ HOÁ |
1. Về năng lực a. Năng lực sinh học |
||
Nhận thức sinh học |
Quan sát, mô tả được quần xã ngoài thiên nhiên. |
SH 2.1.1 |
Tìm hiểu thế giới sống |
Xác định được một số loài sinh vật chủ yếu có trong quần xã nghiên cứu. |
SH 2.1.2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
Nhận diện được các nhóm sinh vật trong quần xã theo cấu trúc chức năng dinh dưỡng. |
SH 2.4 |
b. Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự học |
Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống. |
TCTH 3.3 |
Giao tiếp và hợp tác |
Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp. |
GTHT 1.4 |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. |
VĐST 1 |
2. Về phẩm chất |
||
Chăm chỉ |
Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. |
CC 1.2 |
Trách nhiệm |
Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân. |
TN 1.3 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Tìm kiếm một địa điểm thuận lợi, chuẩn bị cho việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần xã.
– Lập danh sách nhóm học tập (mỗi nhóm từ 5 – 7 HS và một trưởng nhóm).
2. Đối với học sinh
– Bút chì, giấy trắng, mũ (nón), khẩu trang, thiết bị chụp ảnh và ghi hình, nước rửa tay.
– Giấy viết báo cáo theo mẫu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 phút) a) Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học. b) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: GV có thể đặt vấn đề: “Quần xã sinh vật có những đặc trưng mà các cấp độ tổ chức nhỏ hơn (quần thể, cá thể, hệ cơ quan, cơ quan, mô, tế bào, phân tử) không có, đó là: (i) đa dạng về thành phần loài; (ii) cấu trúc không gian; (iii) cấu trúc chức năng dinh dưỡng. Các đặc trưng này của quần xã được bộc lộ như thế nào trong một quần xã sinh vật cụ thể trong tự nhiên? Bằng cách nào có thể xác định được các đặc trưng nói trên?”. Từ đó, GV dẫn dắt HS vào nội dung bài thực hành. * Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi của GV (nếu có). * Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời hoặc các ý kiến, thắc mắc (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV nhận xét cho câu trả lời của HS (nếu có) và dẫn dắt HS vào bài học. |
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30 phút) Hoạt động 2.1. Quan sát và mô tả quần xã; xác định một số loài sinh vật trong quần xã (20 phút) a) Mục tiêu: SH 2.1.1; SH 2.1.2; TCTH 3.3; CC 1.2; TN 1.3. b) Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho các nhóm học tập quan sát quần xã sinh vật mà GV đã lựa chọn và thực hiện theo tuần tự các bước sau: – Bước 1: GV yêu cầu HS đặt tên cho quần xã. Việc đặt tên cho quần xã có thể không giống nhau ở các nhóm, nhưng tên quần xã cần ngắn gọn và giúp cho người đọc có thể hình dung ngay được đặc điểm đặc trưng của quần xã. Ví dụ: quần xã rừng tự nhiên; quần xã rừng trồng keo; quần xã rừng ngập mặn; quần xã công viên Thống Nhất;... GV lưu ý HS tránh đặt tên quần xã thiếu cụ thể. Ví dụ: quần xã ruộng, quần xã rừng,… – Bước 2: GV tổ chức cho HS quan sát sơ bộ quần xã và ghi chép những thông tin cơ bản giới thiệu về quần xã. + Vị trí địa lí: HS cần mô tả được quần xã đó thuộc đơn vị hành chính (phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố) nào; khoảng cách đến trung tâm văn hoá kinh tế, chính trị, xã hội của phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố (nếu có thể, mô tả vị trí quần xã theo định vị). + Lịch sử hình thành và phát triển của quần xã. + Hiện trạng (mô tả tình trạng thực tế). + Một số tác động của con người đến quần xã (chăm sóc, bảo vệ/đang canh tác/tác động phá hoại,…). – Bước 3: GV yêu cầu HS xác định một số loài thực vật, động vật và nấm lớn. + GV cần giải thích cho HS: Trong quần xã có các loài thuộc nhiều giới sinh vật (thực vật, động vật, nấm, nguyên sinh, khởi sinh). Tuy nhiên, bài thực hành chỉ yêu cầu xác định tên một số loài thực vật, động vật và nấm lớn có thể quan sát bằng mắt thường. + Khi thực hành, HS sẽ gặp những loài thực vật, động vật và nấm lớn không xác định được tên. Trong trường hợp này, GV có thể giúp HS xác định tên loài hoặc chỉ là tên taxon trên loài. Cần lưu ý rằng, mục đích chủ yếu là để HS biết cách lập bảng thống kê các loài và xác định các đặc trưng khác của quần xã (cấu trúc không gian, cấu trúc chức năng dinh dưỡng,…) nên việc xác định tên loài thực vật không cần quá chi tiết. – Bước 4: Xác định các loài trên thuộc nhóm loài nào (loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt). Việc xác định một số đặc trưng về thành phần loài (loài ưu thế, loài đặc trưng, loài chủ chốt) không phải bao giờ cũng đầy đủ. * Thực hiện nhiệm vụ: ‒ Các nhóm tiến hành quan sát và mô tả quần xã, xác định một số loài sinh vật trong quần xã theo hướng dẫn của GV. ‒ HS trả lời các câu hỏi của GV trong quá trình thực hành. * Báo cáo, thảo luận: ‒ HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thực hành. ‒ Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý. * Kết luận, nhận định: ‒ GV nhận xét cho các nhóm về: kĩ năng thực hành, kết quả thực hành. ‒ Gợi ý kết quả và giải thích: Tham khảo trong SGV. ‒ GV sử dụng công cụ 10 và 12 để đánh giá. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Sinh học 12 Bài 26: Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái
Giáo án Sinh học 12 Bài 27: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12