Giáo án Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen
Giáo án Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hòa hoạt động gen.
- Nêu được cơ chế điều hòa hoạt động của các gen qua operon ở sinh vật nhân sơ.
- Ý nghĩa của điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: khái niệm và các cấp độ điều hòa hoạt động gen, cơ chế điều hòa hoạt động của operon ở sinh vật nhân sơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ nguồn gen, bảo vệ và chăm sóc động - thực vật quý hiếm.
II. Phương pháp dạy học:
- Trực quan - tìm tòi
- Vấn đáp - tìm tòi
- Dạy học nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
Hình 3.1, 3.2a, 3.2b. SGK.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Khám phá:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã ?
- Quá trình dịch mã tại ribôxôm diễn ra như thế nào?
2. Kết nối:
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
* Hoạt động 1: Khái niệm hoạt động điều hòa hoạt động của gen. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và cho biết: + Nêu khái niệm điều hòa hoạt động của gen? + Điều hòa hoạt động của gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Vì sao phải điều hòa hoạt động gen? HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV để trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung: |
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN. - Điều hòa hoạt động của gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. - Điều hòa hoạt động của gen xảy ra ở nhiều mức độ : + Điều hòa phiên mã : + Điều hòa dịch mã : + Điều hòa sau dịch mã : |
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ. GV: Ôpêrôn lac là gì? Cho ví dụ. HS: Đọc mục II trang 18 trả lời câu hỏi. GV: Nhận xétvà bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: + Cấu tạo của ôpêrôn lac gồm các thành phần nào? + Ôpêrôn lac hoạt động như thế nào? HS: Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung. GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.2a, 3.2b trang 16, 17 SGK và cho biết: + Những biểu hiện ở gen R và ôpêrôn lac trong trạng thái bị ức chế (I) + Những biểu hiện ở gen R và ôpêrôn lac khi có các chất cảm ứng lactôzơ (II). HS: Thảo luận trong nhóm → đại diện của nhóm trình bày → Các HS khác bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá, tổng kết. GV bổ sung thêm: Khi lactôzơ bị phân giải hết, chất ức chế được giải phóng. Chất ức chế chuyển từ trạng thía bất hoạt sang trạng thái hoạt động đến bám vào vùng chỉ huy và ôpêrôn lại chuyển sang trạng thái bị ức chế. |
II. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ. 1. Cấu trúc của ôpêrôn lac * Khái niệm về ôpêron: Operon là các gen trên ADN của vi khuẩn thường được phân bố thành một cụm, có liên quan với nhau về chức năng và có chung một cơ chế điều hòa . VD: Ôpêrôn Lac ở vi khuẩn E.Coli điều hòa tổng hợp các enzim giúp chúng sử dụng đường lactôzơ. * Thành phần của Ôpêrôn Lac gồm: - Vùng khởi động (P): Là nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. - Vùng vận hành (O): là vị trí tương tác với chất prôtêin ức chế ngăn cản phiên mã. - Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): Quy định tổng hợp enzim tham gia vào các phản ứng phan giải đường lactôzơ. 2. Cơ chế hoạt động của ôpêrôn lac ở E.Coli. - Khi môi trường không lac tôzơ: + Gen điều hòa (R) tổng hợp prôtêin ức chế. + Prôtêin ức chế đến bám vào vùng vận hành (O) . + Các gen cấu trúc không hoạt động phiên mã → không tạo ra enzim phân giải đường lactôzơ. - Khi môi trường có lactôzơ: + Phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế, làm biến đổi cấu hình prôtêin. + Prôtêin ức chế không liên kết được với vùng vận hành O ( bất hoạt) → mARN của các gen Z, Y, A được tổng hợp và sau đó được dịch mã → tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ. + Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành→ phiên mã bị dừng. |
3. Thực hành/ Luyện tập: (5p)
Trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen hoạt động, phần lớn các gen còn lại bất hoạt. Vậy cơ chế nào giúp cơ thể thực hiện quá trình này?
4. Vận dụng:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài SGK trang 19.
- Nghiên cứu bài đột biến gen trang 20.
V. Rút kinh nghiệm:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:
- Bài 4: Đột biến gen
- Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Bài tập chương I
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12