Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống

Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- AI và sự phát triển của một số lĩnh vực khoa học và đời sống.

- Hệ thống AI có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,...

- Mặt trái của sự phát triển AI.

2. Năng lực

- Chỉ ra được một số lĩnh vực của khoa học công nghệ và đời sống đã và đang phát triển mạnh mẽ dựa trên những thành tựu to lớn của AI.

- Nêu được ví dụ để thấy một hệ thống AI có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,...

- Nêu được cảnh báo về sự phát triển của AI trong tương lai.

3. Phẩm chất

- Hình thành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong Tin học.

- Biết đánh giá, phê phán các thông tin, nghiên cứu và tuyên bố về AI, giúp phân biệt giữa quảng cáo và thực tế.

Quảng cáo

- Có khả năng sẵn sàng học hỏi và tự cập nhật kiến thức, bởi AI là một lĩnh vực không ngừng phát triển và đổi mới.

- Biết đánh giá tác động, tiềm năng và giới hạn của các ứng dụng AI trong thực tế.

- Rèn luyện tính kiên nhẫn và tập trung trong học tập.

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- GV: SGK, SBT, slide máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở ghi, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. MỞ ĐẦU

Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được các quan điểm đa dạng và đôi khi mâu thuẫn về tương lai của AI và vai trò của nó đối với xã hội con người.

b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết, quan sát của bản thân thảo luận, đưa ra ý kiến trả lời các câu hỏi.

Quảng cáo

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng sự hiểu biết, thảo luận trao đổi để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập, cho học sinh xem video về ứng dụng của AI, sự đa dạng của AI và sau đó nếu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:

Trong các cuộc tranh luận về AI thường có hai quan điểm sau:

• Trong tương lai, AI có thể thông minh hơn nhiều và thay thế hoàn toàn con người.

• AI có thể làm được nhiều việc nhưng không thể thay thế con người. Em ủng hộ quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao?

Các video ngắn về công nghệ AI

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIe7tzTswOU6orqTuCv-sp8dXEeXPSdyn

- Robot gặt lúa

https://www.youtube.com/shorts/eQ1lBprpsho

- Robot chơi bóng bàn

https://www.youtube.com/shorts/mPfMt4Qpe9Y

- Sinh viên viết luận văn bằng chat GPT trong 23h

https://www.youtube.com/watch?v=O_bv3jPUU8Q

- Tạo video AI

https://www.youtube.com/watch?v=9jWK9ZIN86Y

Quảng cáo

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm HS thảo luận về các đoạn video mà GV cho xem (Nếu HS được học phòng máy tính có thể cho phép HS tìm kiếm thêm các minh chứng trên Internet).

- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ (Giám sát việc HS sử dụng máy tính tìm kiếm các thông tin trên Internet nếu có).

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- GV cho các nhóm trả lời.

- Các nhóm HS lần lượt báo cáo kết quả thảo luận (sau khi nhóm báo cáo, cho các nhóm khác sẽ góp ý).

Bước 4. Kết luận

- GV tóm tắt nội dụng thảo luận, góp ý của các nhóm và chính xác các kết quả

• Ủng hộ quan điểm AI sẽ thông minh hơn nhiều và thay thế hoàn toàn con người:

- AI đang phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu mới. Công nghệ này có thể vượt qua giới hạn hiện tại và đạt đến mức độ thông minh vượt trội.

- AI có khả năng tự động hoá nhiều công việc phức tạp, từ sản xuất công nghiệp đến dịch vụ khách hàng, với hiệu suất cao và ít lỗi.

- Các hệ thống AI hiện đại có khả năng học hỏi từ dữ liệu lớn và thích ứng với các tình huống mới một cách nhanh chóng, cho phép chúng tối ưu hoá và thực hiện các nhiệm vụ mà trước đây chỉ có con người mới làm được.

- Với sự tiến bộ trong tự trị và ra quyết định, AI có thể không cần sự can thiệp của con người trong nhiều lĩnh vực, từ lái xe tự động đến quản lí tài chính.

• Ủng hộ quan điểm AI không thể thay thế con người:

- AI có thể mô phỏng một số khía cạnh của trí thông minh song AI vẫn thiếu khả năng sáng tạo thực sự và không thể hiểu cảm xúc con người một cách sâu sắc. Khả năng sáng tạo và cảm xúc là bản chất quan trọng và khác biệt của con người.

- Có những quyết định và nhiệm vụ đòi hỏi sự nhận thức về đạo đức và xã hội sâu sắc mà AI không thể đạt được. Việc áp dụng AI trong các tình huống phức tạp về mặt đạo đức và xã hội cần được cân nhắc kĩ lưỡng.

- Trong nhiều lĩnh vực, việc kết hợp giữa con người và AI cho hiệu quả cao hơn so với AI hoạt động độc lập. Tương tác này tận dụng được sức mạnh của cả hai: AI xử lí dữ liệu và con người đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết.

- Con người có khả năng thích ứng với các tình huống không lường trước và linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề. AI vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xử lí các tình huống không xác định hoặc chưa từng thấy.

Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống Cả hai quan điểm này đều có cơ sở và lập luận chính đáng. Trong thực tế, tương lai của AI có thể nằm ở một điểm cân bằng giữa hai quan điểm này: AI phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn cần sự hợp tác và hỗ trợ từ con người.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ LĨNH VỰC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhờ ứng dụng AI

a) Mục tiêu: Giúp HS biết được những ảnh hưởng to lớn của AI tới nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống.

b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK, thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của GV và HS

1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ LĨNH VỰC

Ứng dụng của AI đang có thay đổi lớn lao trong nhiều lĩnh vực.

Một vài lĩnh vực tiêu biểu tự sự phát triển của AI:

Hệ chuyên gia: Ban đầu, hệ chuyên gia là chương trình máy tính được thiết kế dựa trên luật suy diễn và tri thức của chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể, giờ đây nhiều hệ chuyên gia đã có khả năng tự học từ dữ liệu để hình thành các luật và các tri thức dựa trên dữ liệu.

Y học và chăm sóc sức khoẻ: AI được sử dụng để cải thiện chất lượng hình ảnh ý tế, làm nổi bật cấu trúc bất thường bên trong cơ thể, thực hiện đo đạc các chỉ số lâm sàng, hỗ trợ đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị chính xác kịp thời. Ví dụ, phần mềm IBM Watson for Oncology góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ung thư.

Giao thông vận tải: AI sử dụng để phát triển các phương tiện tự lái (ô tô tự lái, may bay không người lái,…), quản lí giao thông minh bạch và định tuyến phương tiện vận tải.

Tài chính, ngân hàng: AI hỗ trợ tự động cập nhật chứng từ hoá đơn vào cơ sở dữ liệu, phân tích dữ liệu, xử lí dữ liệu hiệu quả, hỗ trợ quyết định đầu tư, phát triển và ngăn chặn gian lận, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Sản xuất: AI giúp cải thiện hiệu suất, hiệu quả và sự phát triển bền vững của các lĩnh vực sản xuất. AI giúp tự động hoá nhiều quá trình, tự chế tạo, lắp ráp, kiểm tra chất lượng đến quản lí chuỗi cung ứng. Các robot và hệ thống tự động hoá có tích hợp AI có khả năng thực hiện nhiều công việc hiệu quả trong sản xuất công nghiệp;

Trong Nông nghiệp, AI được sử dụng trong trang trại để theo dõi những ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả nuôi trồng như điều kiện thời tiết, đất đai, sức đề kháng với dịch bệnh của vật nuôi, cây trồng. AI giúp người nông dân tối ưu hoá quy trình chăm sóc vật nuôi, cây trồng; hợp lí hoá tưới tiêu, dự đoán mùa vụ, xác định thời điểm thu hoạch tối ưu dựa trên dữ liệu về điều kiện chăm sóc, thời tiết, đất đai và cây giống,…

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Chia lớp thành 4 nhóm HS để thảo luận và đặt câu hỏi:

? Các em hãy tìm hiểu trong SGK

hoặc từ các nguồn khác và trình bày tóm tắt về những lĩnh vực được hưởng lợi ích to lớn từ sự phát triển của AI?

HS: Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệmvụ:

HS: Thảo luận theo nhóm.

GV: Quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: Các nhóm HS đại diện trả lời đưa ra chính kiến của nhóm.

Các nhóm HS đưa ra ý kiến nhận xét nhau.

GV: Điều khiển hoạt động của của các nhóm HS.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chia sẻ về câu trả lời của các nhóm, chính xác các kết quả mà các nhóm trả lời.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên