Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 24: Sơ bộ về thiết kế mạng
Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 24: Sơ bộ về thiết kế mạng
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết sơ bộ về các công việc cần thực hiện khi thiết kế mạng cục bộ quy mô nhỏ.
2. Năng lực
+ Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi, giải quyết được các vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt nhiệm vụ.
+ Năng lực Tin học: Có thể lập thiết kế một mạng cục bộ nhỏ, đơn giản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.
- Nhân ái: Khả năng hoà nhập với môi trường công nghệ.
- Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, thông qua sản phẩm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo, SGK, SGV, Máy tính, Máy chiếu, một số thiết bị mạng
- Học sinh: SGK, vở ghi, máy tính, đọc trước bài 24
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. MỞ ĐẦU
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thiết kế mạng. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
b) Nội dung: Trước khi thiết kế mạng cần quan tâm những yếu tố nào?
Trong những yếu tố sau, theo em yếu tố nào cần được tính tới khi thiết kế mạng cục bộ của một trường học? Giải thích.
A. Mục đích và mức độ sử dụng mạng.
B. Quy mô địa lí của tổ chức sử dụng mạng, các địa điểm đặt thiết bị mạng.
C. Tính mĩ thuật, xếp đặt các thiết bị đҽp mắt, gọn gàng.
D. Thiết bị và đường truyền phù hợp.
E. Cấu trúc mạng, cách liên kết các thiết bị đầu cuối thông qua các thiết bị kết nối.
F. Kinh phí đầu tư
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ |
Cách thức tổ chức |
Chuyển giao nhiệm vụ |
GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhanh câu hỏi. |
Thực hiện nhiệm vụ |
HS thảo luận nhanh |
Báo cáo, thảo luận |
GV gọi một số HS đứng tại vị trí trả lời |
Kết luận, nhận định |
GV: Nhận xét và chốt các yếu tố: • Mục đích xây dựng mạng là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến thiết kế. Mức độ sử dụng sẽ liên quan đến thiết kế công suất, băng thông. • Quy mô địa lí và nơi đặt thiết bị sử dụng mạng liên quan đến khoảng cách truyền có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thiết bị, đường truyền phù hợp. Điều này cũng sẽ liên quan đến cấu trúc mạng, thể hiện cách kết nối thiết bị đầu cuối qua các thiết bị kết nối. • Kinh phí đầu tư chỉ tính được sau khi có thiết kế. Tùy theo kinh phí mà có thể điều chỉnh thiết kế hoặc đầu tư từng phần theo một thứ tự ưu tiên nào đó. • Mĩ thuật chỉ là vấn đề thứ yếu, không phải nội dung kĩ thuật trong thiết kế mạng |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước thiết kế mạng
a) Mục tiêu Học sinh biết được các bước thực hiện thiết kế mạng máy tính
b) Nội dung hoạt động HS nghiên cứu SGK, thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau.
PHIẾU HỌC TẬP |
1. Nghiên cứu SGK và cho biết việc thiết kế mạng thực hiện qua mấy bước, kể tên các bước? 2. Trong bước khảo sát cần phân tích thông tin gì? 3. Có những mô hình nào để kiểm soát mạng? 4. Mô hình nào không đòi hỏi quản trị phức tạp? 5. Cấu trúc kết nối có những dạng cơ bản nào? 6. Phân biệt dạng tuyến, vòng và sao? 7. Với quy mô khoảng 100 máy trong 1 trường học thì cấu trúc nào là thích hợp nhất 8. Khi nào dùng hub, khi nào dùng switch để kết nối 9. Tại sao phải phân đoạn mạng? 10. Kể tên các hệ điều hành mạng, phổ biến nhất là hệ điều hành gì? |
c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1. Nghiên cứu SGK và cho biết việc thiết kế mạng thực hiện qua mấy bước, kể tên các bước? 2. Trong bước khảo sát cần phân tích thông tin gì? 3. Có những mô hình nào để kiểm soát mạng? 4. Mô hình nào không đòi hỏi quản trị phức tạp? 5. Cấu trúc kết nối có những dạng cơ bản nào? 6. Phân biệt dạng tuyến, vòng và sao? 7. Với quy mô khoảng 100 máy trong 1 trường học thì cấu trúc nào là thích hợp nhất 8. Khi nào dùng hub, khi nào dùng switch để kết nối 9. Tại sao phải phân đoạn mạng? 10. Kể tên các hệ điều hành mạng, phổ biến nhất là hệ điều hành gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Thảo luận theo nhóm, nghiên cứu SGK lần lượt trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra. GV: Quan sát và trợ giúp các nhóm HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS: Các nhóm HS đại diện trả lời Các nhóm còn lại nghe và nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Điều khiển hoạt động của của các nhóm HS. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của các nhóm. Củng cố kiến thức cần ghi nhớ HS: Ghi nhớ kiến thức Hình 24.2a Hình 24.2b Hình 24.2c |
Việc thiết kế mạng được thực hiện qua các bước sau: Bước 1. Khảo sát hiện trạng và phân tích nhu cầu Giả sử mục đích xây dựng mạng gồm các nội dung sau: • Triển khai dạy thực hành bằng máy tính. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hành của từng học sinh từ máy của mình. • Học sinh có thể truy cập các bài giảng video từ máy chủ ở phòng máy của bộ môn. • Giáo viên và học sinh có thể truy cập Internet để tìm tài liệu, để dạy và học trực tuyến,... Giáo viên và học sinh được khuyến khích mang máy tính xách tay hay điện thoại để sử dụng trong giảng dạy và học tập. Với nhu cầu đó, chắc chắn phải kết nối tất cả các máy tính trong các phòng thực hành, kết nối với phòng máy tính của bộ môn Toán – Tin và mạng của nhà trường cần được kết nối Internet. Ngoài ra ở phòng thực hành và khu vực văn phòng nên có thiết bị thu phát:Wi-Fi phục vụ kết nối cho các máy tính xách tay hay điện thoại thông minh. Bước 2. Thiết kế logic Thiết kế logic bao gồm thiết kế cấu trúc kết nối của mạng và mô hình tương tác, trong đó có vấn đề kiểm soát mạng. Có hai mô hình chính kiểm soát mạng là mô hình làm việc nhóm(workgroup) và mô hình miền (domain). Đối với mô hình làm việc nhóm, sẽ không có máy nào điều khiển máy tính nào, người dùng phải thiết lập tài khoản trên máy và phải đăng nhập theo máy. Trong mô hình miền, tài nguyên và người dùng được quản lí chung bởi một máy chủ kiểm soát miền (Domain Controller). Người dùng được cấp tài khoản trên toàn bộ miền và đăng nhập vào miền từ máy nào cũng được. Tài nguyên bao gồm các thư mục dữ liệu chung, phần mềm chung, quyền truy cập Internet,... cũng được kiểm soát từ máy chủ miền, cho phép ai được dùng tài nguyên nào. Đối với yêu cầu như đã nêu, mô hình làm việc nhóm là thích hợp, không đòi hỏi quản trị phức tạp Về cấu trúc kết nối, có ba cấu trúc cơ bản là: • C̽ ấu trúc d̹ ang tuyến (bus topology). Các thiết bị được gắn vào một đường trục mạng như Hình 24.2a.. • C̽ ấu trúc d̹ ạng vòng (ring topology). Các thiết bị nối trên một vòng kín, dữ liệu được chuyển theo một chiều từ thiết bị này đến thiết bị kia rồi quay lại thiết bị ban đầu (Hình 24.2b). • C̽ ấu trúc hình sao (star topology) Các thiết bị đầu cuối được đấu chung vào một thiết bị kết nối như hub, switch hay router (Hình 24.2c). Cấu trúc hình sao dễ thi công, dễ mở rộng, rẻ tiền và tin cậy, được dùng hầu hết trong các mạng cục bộ ngày nay Bước 3. Thiết kế kĩ thuật (mức vật lí), chọn chủng loại thiết bị theo cấu trúc kết nối và chọn điểm đặt thiết bị, xác định tính năng của thiết bị và cáp nối. |
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12