Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 28: Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức

Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 28: Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xử lí và phân tích dữ liệu.

- Trích rút thông tin và tri thức từ dữ liệu.

2. Năng lực

- Sử dụng bảng tính điện tử để thực hành một số bước xử lí và phân tích dữ liệu đơn giản.

- Nêu được trải nghiệm của bản thân trong việc trích rút thông tin và tri thức hữu ích từ dữ liệu đã có.

3. Phẩm chất

- Hình thành ý thức cẩn thận, tự chủ và sáng tạo khi thực hiện các nhiệm vụ thực hành.

- Rèn luyện khả năng quan sát, đối chiếu, so sánh, khái quát khi trích rút thông tin và tri thức từ dữ liệu.

- Phát triển khả năng phân tích để hiểu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác trong học tập.

- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.

Quảng cáo

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- GV: SGK, SBT, Slide máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở ghi, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. MỞ ĐẦU

Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu: Giúp HS biết được, trong một số trường hợp, có thể sử dụng một số công cụ truyền thống để biến đổi dữ liệu về dạng thuận tiện, phù hợp với yêu cầu phân tích khi đã có những kiến thức và kĩ năng nhất định.

b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận (cho HS thảo luận theo bàn),

Hãy trao đổi và cho biết, nếu dữ liệu dạng file Excel có 2 cột: Số tuổi Thu nhập, trong trường hợp muốn tổng hợp kết quả thu nhập theo độ tuổi thì cần bổ sung thêm cột dữ liệu nào? Dữ liệu cột đó có thể lấy từ đâu và bằng cách nào?

Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 28: Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức

Quảng cáo

- HS thảo luận và trả lời.

- GV cho các nhóm trả lời và nhận xét câu trả lời của các nhóm.

- GV bật file Excel và thực hành cho HS xem các phân loại sử dụng hàm ifs hoặc if lồng nhau (tượng tự như là cấu trúc if elif … else trong python đã học ở lớp 10).

Link tải dữ liệu thực hành:

https://drive.google.com/drive/folders/1nPUdit_plJ-jMAR5sLRhC14z2CdcBjYG?usp=sharing

Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức Bài 28: Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức

ĐÁP ÁN

- Tạo thêm cột nhóm tuổi và viết hàm

- Tại Ô C2, nếu dùng hàm ifs

=IFS(B2<=25;"<=25";B2<=35;"26-35";B2<=45;"36-45";B2<=55;"46-55";TRUE;"Trên 55")

- Tại Ô C2, nếu dùng hàm if lồng nhau

=IF(B2<=25;"<=25";IF(B2<=35;"26-35";IF(B2<=45;"36-45";IF(B2<=55;"46-55";"Trên 55"))))

Quảng cáo

- GV nhận xét chung từ ví dụ thực hành,

+ Sau khi gõ công thức, thực hiện việc copy công thức cho toàn bộ cột để tạo cột “Nhóm Tuổi”. Nếu dùng thao tác copy & paste, thì có thể thấy đây là công việc không phải dễ dàng trong trường hợp bảng tính có rất nhiều hàng.

+ Để làm được như trên, cần có những hiểu biết về các câu lệnh và kĩ năng làm việc trên Excel mà không phải ai cũng có.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Nhiệm vụ chung: Tìm hiểu vai trò của máy tính trong Khoa học dữ liệu

a) Mục tiêu: Phân tích mối quan hệ giữa các nhóm khách hàng với xếp hạng khả năng tín dụng, thông qua đó, giúp HS có được trải nghiệm bước đầu về việc trích rút thông tin và tri thức hữu ích từ dữ liệu.

b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK, thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của GV và HS

NHIỆM VỤ CHUNG: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA MÁY TÍNH TRONG KHOA HỌC DỮ LIỆU

Bộ dữ liệu xếp hạng khả năng tín dụng khách hàng của một đơn vị cho vay tài chính, gồm các cột Mã định danh, Số tuổi, Thu nhập năm (tính theo USD) và Khả năng tín dụng. Dữ liệu có 95 ngàn dòng.

Link tải dữ liệu

https://drive.google.com/ drive/folders/1nPUdit_plJ-jMAR5sLRhC14z2CdcBjYG?usp=sharing

Việc xử lí bằng cách sử dụng các hàm và thao tác thông thường trong Excel có thể gặp một số thách thức:

- Hiệu suất xử lí: Việc xử lí dữ liệu trên các trang tính lớn có thể chậm chạp, đặc biệt là khi thực hiện các phép tính phức tạp hoặc sử dụng công thức.

- Quản lí và tổ chức dữ liệu: Việc quản lí và duy trì tổ chức dữ liệu trở nên khó khăn hơn với số lượng dữ liệu lớn.

- Khả năng phân tích: Một số phân tích có thể trở nên khó “nhận dạng” thông qua quan sát trực tiếp hoặc khó thực hiện trên trang tính với kích thước lớn.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: GV giới thiệu về bộ dữ liệu thực hành và đặt câu hỏi cho HS.

? Các em có nhận xét gì về kích thước của dữ liệu? Với kích thước như ở bộ dữ liệu khi xử lý bằng Excel sẽ gặp vấn đề gì?

HS: Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Tìm câu trả lời từ hiểu biết hoặc từ SGK.

GV: Quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV: Điều khiển hoạt động của các HS, cho HS phát biểu, cho HS nhận xét nhau.

HS: Phát biểu trả lời câu hỏi. Các HS nhận xét nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác lại các câu trả lời và chính xác lại đáp án.

2. Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị dữ liệu với Power Query

a) Mục tiêu: Giúp HS bước đầu làm quen với một vài tiện ích của Power Query.

b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK, thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.

d) Tổ chức thực hiện

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động của GV và HS

NHIỆM VỤ 1: CHUẨN BỊ DỮ LIỆU VỚI POWER QUERY

a) Tải dữ liệu vào Power Query Link tải dữ liệu:

https://drive.google.com/ drive/folders/1nPUdit_plJ-jMAR5sLRhC14z2CdcBjYG?usp=sharing

Link hướng dẫn thực hành:

https://youtu.be/vsaw3-Myxew

Thực hiện theo SGK.

b) Tiền xử lí dữ liệu Thực hiện theo SGK.

c) Tạo trình tự sắp xếp dữ liệu mong muốn Thực hiện như trong SGK.

Ghi nhớ:

Việc thay đổi các cột dữ liệu (như thêm hoặc bỏ cột) cần được cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt đầu.

+ Mục tiêu phân tích dữ liệu: Mỗi bộ dữ liệu được thu thập và chuẩn bị với một mục tiêu cụ thể.

+ Bảo toàn thông tin: Thêm hoặc loại bỏ cột có thể làm thay đổi thông tin có trong dữ liệu.

+ Hiệu quả công việc: Việc chuẩn bị dữ liệu có thể tốn thời gian và công sức. Cần cân nhắc xem việc thay đổi cấu trúc dữ liệu.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Cho HS xem bộ dữ liệu, đưa ra yêu cầu, phân tích yêu cầu: Phân tích khả năng tín dụng theo độ tuổi hoặc theo mức thu nhập.

Cần thực hiện các nhiệm vụ:

+ Bổ sung thêm cột Nhóm tuổi, Mức thu nhập dựa trên cột Số tuổi Thu nhập năm.

+ Thực hiện theo các bước ở trong SGK.

GV: Thực hiện các bước cho HS xem, tại mỗi bước giải thích cho HS.

HS: Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Quan sát GV làm, ghi nhớ các bước.

GV: Quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo:

GV: Yêu cầu HS thực hiện các bước

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 12 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên