Đề thi thử 2024 Văn trường TH, THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài viết đề thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Văn trường TH, THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi tốt nghiệp THPT Văn 2024.
Đề thi thử 2024 Văn trường TH, THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Văn từ Trường/Sở trên cả nước bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(1) AI thật ra đã len lỏi sâu vào đời sống của nhiều nhân viên văn phòng, từ lĩnh vực tài chính, kinh doanh, tới luật, kế toán, thuế và sắp tới là viết văn. Tuy nhiên, những con bot đó về nhiều mặt, cũng quả thật đã bị thổi phồng.
(2) Rõ ràng AI có thể làm tốt hơn con người những việc lặp đi lặp lại, đơn giản và “chán như con gián”. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, con người không có khả năng tập trung tốt khi phải làm những việc lặp lại, đơn giản và buồn tẻ. Những thứ đó sẽ thu hẹp cơ hội việc làm cho những người chỉ biết làm những việc đơn giản, như viết một bài báo đọc trong ba phút, hoặc viết email thay sếp. Một đồng nghiệp của tôi đã thử khoảng gần 60 email về các chủ đề khác nhau và ông tin rằng nó viết email với thái độ cầu thị và sự chuyên nghiệp hơn nhiều sinh viên thạc sĩ ở Đại học Bristol nơi tôi làm việc – một trong những trường top 5 được nhà tuyển dụng ưa thích trong suốt ba năm qua ở Anh. Nói cách khác, ChatGPT chưa thể thay thế nổi các nhân sự làm việc đàng hoàng, tạo ra giá trị cho công ty. Nhưng kinh tế khó khăn và sự phát triển của AI có thể là bộ đôi hoàn hảo giúp các ông chủ “khai đao” vĩnh viễn với một số vị trí không mấy cần thiết.
(3) […] Bất luận bạn thích hay không, sống chung với AI là điều chắc chắn. Để sống chung thoải mái và nhàn nhã với nó, con người phải không ngừng học, nâng cấp bản thân. Nhiều năm trước, người ta từng nghĩ “máy móc sao bằng con người”. Nay thì người ta đã biết, máy tính đã thắng đại kiện tướng khi chơi cờ, và tranh do AI vẽ đã đoạt giải.
(4) Con bot có thể không bằng con người trong nhiều khía cạnh, nhưng coi thường nó, không liên tục học hỏi, bạn sẽ rơi vào nguy cơ bị thay thế. Có thể bạn không bị thay thế bởi AI, mà bởi những người biết dùng AI để làm nhanh và làm tốt công việc hơn bạn.
(Hồ Quốc Tuấn, Sống chung với AI, báo điện tử VnExpress ngày 11/2/2022)
Trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn)
Câu 1. Văn bản bàn về vấn đề gì?
Câu 2. Trong bài viết, để chung sống với AI con người phải làm gì?
Câu 3. Trong đoạn văn (2) tác giả sử dụng thao tác lập luận chính nào? Nêu tác dụng của thao tác lập luận đó?
Câu 4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn sau:“AI thật ra đã len lỏi sâu vào đời sống của nhiều nhân viên văn phòng, từ lĩnh vực tài chính, kinh doanh, tới luật, kế toán, thuế và sắp tới là viết văn.”
Câu 5. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Con bot có thể không bằng con người trong nhiều khía cạnh, nhưng coi thường nó, không liên tục học hỏi, bạn sẽ rơi vào nguy cơ bị thay thế” không? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị làm thế nào để con người không bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo.
Câu 2.( 4.0 điểm)
Đọc văn bản sau
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
- Lưu Quang Vũ -
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.
Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.
Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.
Bản nhạc ngày xưa, khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.
Riêng lòng anh, anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.
(Lưu Quang Vũ, Thơ tình, thivien.net)
Viết bài văn nghị luận (Khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ
Đáp án Đề thi thử 2024 Văn trường TH, THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
|
1 |
Vấn đề: Sống chung với AI Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm |
0,5 |
2 |
Theo tác giả “con người phải không ngừng học, nâng cấp bản thân” Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án : 0,5 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời: Không cho điểm |
0,5 |
|
3 |
- Tác giả sử dụng thao tác lập luận chứng minh - Tác dụng + Hình thức: tăng sức thuyết phục cho luận điểm; tạo sự chặt chẽ, logic cho đoạn văn + Nội dung: nhấn mạnh những ưu thế vượt trội của AI có thể thay thế con người sản xuất, làm việc Hướng dẫn chấm: - Hs trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1.0 điểm - HS trả lời đúng 1 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm - Hs không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. |
1,0 |
|
4 |
- Biện pháp tu từ liệt kê: “...từ lĩnh vực tài chính, kinh doanh, tới luật, kế toán, thuế và sắp tới là viết văn” - Tác dụng: + Hình thức: nhấn mạnh ý, tăng tính biểu cảm cho đoạn văn. + Nội dung: Khẳng định và nhấn mạnh sự tham gia và có khả năng thay thế của trí tuệ nhân tạo đối với các công việc trên nhiều lĩnh vực của con người. Thể hiện sự hiểu biết của tác giả, đồng thời tác động đến người đọc, gợi sự suy ngẫm về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và hành động của con người. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đủ ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1.0 điểm - HS trả lời đúng 1 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm - HS trả lời sai cả hai hoặc không trả lời: Không cho điểm |
1,0 |
|
5 |
- HS nêu rõ quan điểm HS trả lời theo quan điểm riêng, lý giải thuyết phục, có thể lựa chọn đồng tình/không đồng tình/không hoàn toàn đồng tình. Gợi ý trả lời: - Đồng tình vì trí tuệ nhân tạo không thể thay thế con người với nhiều lí do, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích nó đem lại cho đời sống con người. Thực tế đã cho thấy trí tuệ nhân tạo đã làm nhiều việc với tốc độ nhanh, độ chính xác và hiệu quả hơn; lại ngày càng phát triển - Nếu con người không tích cực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo sẽ bị thụt lùi/dậm chân tại chỗ, khi đó trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có khả năng thay thế. ……………… Hướng dẫn chấm: - HS nêu rõ quan điểm:đồng tình/không đồng tình/ không hoàn toàn đồng tình:0.25điểm - HS lí giải thuyết phục, hợp lí: 0,75 điểm - HS lí giải chưa thuyết phục, đủ ý: ý 1 (0,25 điểm), ý 2 (0,5 điểm) - HS không lí giải: không cho điểm |
1,0 |
|
II |
|
PHẦN VIẾT |
6,0 |
|
1 |
Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn trình bày suy nghĩ làm thế nào để con người không bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo. |
2,0 |
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
|
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phương hướng/giải pháp để con người không bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo. |
0,25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm roc vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: - Giải thích: Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. - Bàn luận: Cách để con người không bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo chúng ta cần: + Tích cực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo những cái mới, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao các kĩ năng của bản thân + Học cách sử dụng một cách hiệu quả AI phục vụ cuộc sống của con người, giúp gia tăng hiệu suất làm việc …. - Dẫn chứng: thực tế, sát vấn đề nghị luận. - Bài học nhận thức và hành động * Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
0,5 |
||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 |
||
đ. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
||
2 |
Viết bài văn nghị luận (Khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa của Lưu Quang Vũ. |
4,0 |
|
|
a. Xác định yêu cầu của kiểu bài - Nghị luận văn học |
0,25 |
|
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận - Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ |
0,5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. * Giới thiệu vấn đề nghị luận * Triển khai vấn đề nghị luận: - Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: + Khổ thơ 1,2: Lo âu, sợ hãi khi những cơn mưa chuyển mùa, những đổi thay của năm tháng đã gieo vào tâm hồn nhân vật trữ tình bao nỗi âu lo. Lời hứa của em, dấu chân của em, làn hương trên gối, ánh nắng của ngày, cây trái trong vườn… + Khổ thơ 3,4: Tâm trạng vẫn lo sợ : “Những cơn mưa” sẽ cướp mất những ngày đẹp trời, cướp đi ánh sáng của cuộc tình đôi lứa, khiến con đường đi ngày càng trở nên khó khăn hơn. Những suy tư, lo lắng đó cứ theo ông vào giấc ngủ khiến ông chẳng thể nào ngủ tròn giấc được. + Khổ thơ 5,6: Các hình ảnh: Em, cây lá, đôi mắt, khu vườn, lá khô tan tác, gẫy cành rụng trái, áo em… Tất cả đều bị đặt trong sự bủa vây của mưa, thế nên tâm trạng âu lo chẳng bao giờ dứt. - Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là lời tâm tình của nhân vật trữ tình với người mình yêu trước những thay đổi của cuộc sống, hãy gìn giữ trân trọng tình yêu, trân trọng người mình yêu - Đặc sắc ngôn ngữ thơ: + Nhịp điệu thơ chậm rãi, nhẹ nhàng. Giọng thơ trầm lắng, nhiều suy tư, trăn trở. * Đánh giá khái quát bài thơ, rút ra bài học |
1,0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai ít nhất ba luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 |
||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
||
Hướng dẫn chấm: - Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, bằng chứng thuyết phục; diễn đạt mới mẻ: 3,0- 4,0 điểm. - Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý tương đối hợp lý; lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa chặt chẽ, có lý lẽ, bằng chứng phù hợp; diễn đạt đảm bảo yêu cầu: 2,25- 3,75 điểm - Xác định đúng vấn đề nghị luận; thể hiện được quan điểm của người viết, sắp xếp các ý chưa hợp lý; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt vụng về: 1,25- 2,0 điểm - Xác định đúng vấn đề nghị luận; chưa thể hiện được quan điểm của người viết, ý lộn xộn; chưa vận dụng các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề; lập luận chưa rõ ràng, lý lẽ vụng về, bằng chứng chưa phù hợp; diễn đạt yếu: 0,5- 1,0 điểm - Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm: 0,25-0,5 điểm - Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm |
|
||
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI = I + II = 10 ĐIỂM |
Xem thêm đề thi thử Văn năm 2024 tốt nghiệp THPT trên cả nước khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều