Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Nguyễn Thị Giang
Bài viết đề thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Văn trường THPT Nguyễn Thị Giang. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi tốt nghiệp THPT Văn 2024.
Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Nguyễn Thị Giang
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Văn từ Trường/Sở trên cả nước bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
Mẹ và Quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn Học, 2012)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Nêu căn cứ để xác định thể thơ trong bài thơ.
Câu 2. Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?
Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ:
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ.
Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của người con trong gia đình (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh người mẹ qua cảm nhận của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (4,0 điểm)
Hiện nay, bất kì ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận tài nguyên thông tin khổng lồ trên mạng internet nhưng nhiều người không khỏi lo lắng làm thế nào để chọn lọc được những thông tin lành mạnh và bổ ích.
Từ góc nhìn của một người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của mình về việc tạo lập màng lọc thông tin cho mỗi cá nhân trong thời đại số.
----------------HẾT--------------
Đáp án Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Nguyễn Thị Giang
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của đáp án - thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án - thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
|
1 |
Số chữ trong các dòng không bằng nhau là dấu hiệu để xác định thể thơ tự do trong đoạn trích. |
0,5 |
2 |
Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho những người con. |
0,5 |
|
3 |
- Biện pháp tu từ so sánh: So sánh những mùa quả với mặt trời, mặt trăng. - Tác dụng: + Làm nổi bật những chăm sóc yêu thương của mẹ dành cho các con. Đó là những mặt trời, mặt trăng mang theo bao tình yêu và hy vọng của mẹ. + Tăng sức gợi cảm, hấp dẫn cho bài thơ. |
1,0 |
|
4 |
Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ: - Nhớ về tuổi thơ với hình ảnh mẹ vất vả, lam lũ nuôi nấng con bằng tình yêu thương vô bờ. - Day dứt khi nghĩ về hiện tại, mình vẫn chưa được khôn lớn trưởng thành như mẹ mong đợi, chưa đền đáp được công ơn của mẹ. |
1,0 |
|
5 |
Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, thí sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của người con trong gia đình. Có thể theo hướng: không chỉ cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái mà người con cũng phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc cha mẹ, cố gắng học tập, tu dưỡng để trở thành con ngoan, công dân tốt, đáp ứng lòng mong mỏi của cha mẹ. |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
6,0 |
|
1 |
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh người mẹ qua cảm nhận của nhân vật trữ tình tôi. |
2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích hình ảnh người mẹ qua cảm nhận của nhân vật trữ tình tôi. |
0,25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Xác định được các ý phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: - Một người mẹ tần tảo, vất vả lao động sớm hôm để nuôi lớn các con (mùa quả mẹ tôi hái được, từ tay mẹ lớn lên, tự tay mẹ vun trồng, giọt mồ hôi nặng…) - Một người mẹ với tình yêu thương âm thầm, lặng lẽ, gửi gắm tất cả hy vọng vào các con (mùa quả mọc rồi lại lặn, như mặt trời, như mặt trăng, lòng thầm lặng mẹ tôi…) - Hình ảnh mẹ được thể hiện qua những biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, liên tưởng độc đáo; ngôn ngữ vừa mộc mạc, gần gũi, giản dị vừa giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. |
0,5 |
||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
||
2 |
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của mình về việc tạo lập màng lọc thông tin cho mỗi cá nhân trong thời đại số |
4,0 |
|
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Xác định được yêu cầu cảu kiểu bài: nghị luận xã hội. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trình bày quan điểm về việc tạo lập màng lọc thông tin cho mỗi cá nhân trong thời đại số. |
0,5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: - Xác định được các chính của bài viết - Sắp xếp các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. * Thân bài: - Giải thích: + “màng lọc”: là một hình ảnh ẩn dụ cho khả năng biết gạn lọc để giữ lại những thứ hữu ích, loại bỏ những cái vô ích, không có giá trị, thậm chí độc hại. + “thời đại số”: thời đại bùng nổ của thông tin dưới tác động của công nghệ. - “kĩ năng sống còn”: kĩ năng quan trọng, có vai trò thiết yếu, không thể thiếu -> Thông điệp: mỗi cá nhân cần chủ động xây dựng khả năng/ tạo dựng kĩ năng chắt lọc thông tin cho sự tồn tại và phát triển lành mạnh của bản - Bàn luận: + Tác động nhiều chiều của thông tin đến cá nhân trong thời đại số: ++ Tác động tích cực: có tính toàn cầu; đa dạng, phong phú; cập nhật; tự do truy cập… => tiện lợi, mở ra nhiều lựa chọn đáp ứng yêu cầu đa dạng của mỗi cá nhân. ++ Tác động tiêu cực: không có kiểm soát; hiệu ứng đám đông; luôn đeo bám… => gây nhiễu loạn, thậm chí trở thành cạm bẫy cho cá nhân + Vì sao tạo lập màng lọc thông tin là kĩ năng sống còn của cá nhân trong thời đại số? ++ Màng lọc thông tin chi phối đến sự tồn tại, phát triển sinh học lành mạnh của cá nhân (lựa chọn nước uống, thực phẩm… - các nhu cầu sinh học) ++ Màng lọc thông tin chi phối đến sự tồn tại, phát triển nhân cách (tri thức, khát vọng, định hướng phát triển, quan hệ xã hội...) lành mạnh của cá nhân + Cần điều gì để tạo lập một màng lọc thông tin hữu ích cho mỗi cá nhân: ++ Cần có một nền tảng trí tuệ, đạo đức và những hiểu biết về pháp luật để phân biệt được tính thật /giả, phải/ trái, đúng/ sai của thông tin ++ Trước những thông tin còn băn khoăn, nghi ngờ biết cách kiểm chứng sự đúng/sai bằng cách tra cứu các nguồn tin cậy trên mạng hoặc xin tư vấn từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè... - Mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác. * Kết bài: Khái quát vấn đề cần nghị luận. |
2,0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật |
0,5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
||
TỔNG ĐIỂM |
10,0 |
Xem thêm đề thi thử Văn năm 2024 tốt nghiệp THPT trên cả nước khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều