Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Tứ Kỳ-Ninh Giang
Bài viết đề thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Văn trường THPT Tứ Kỳ-Ninh Giang. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi tốt nghiệp THPT Văn 2024.
Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Tứ Kỳ-Ninh Giang
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Văn từ Trường/Sở trên cả nước bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích
(Lược: Trưa ngày ba mươi tháng Chạp, tôi theo chân anh Ngạn cùng một người chiến sĩ liên lạc tên Vang lên ăn Tết ở Pa-khen, một bản ở ngay sát biên giới giáp nước bạn Lào. Suốt dọc đường, Ngạn kể cho chúng tôi nghe những ngày đầu kháng chiến anh hoạt động trên đất Pa- khen)
Ngạn thuộc loại người quen với rừng. Lần đầu mới gặp anh ta khó làm quen ngay. Anh hơi lạnh lùng. Anh không thích bắt tay, càng không thích mời mọc, xã giao, cả với khách lạ. Những khách lạ tới huyện đội, hãy cứ đi theo anh xuống bản một chuyến, dù không ưa anh thì cũng phải nhận thấy ở cuộc đời anh có nhiều điều đáng tìm tòi để biết.
Ngạn đã ngoài bốn mươi, quê vùng xuôi, đâu tận giáp biển, nhưng từ ngày mới vào bộ đội, anh đã lăn lộn trên vùng rừng núi biên giới. Anh ở bộ đội gần hai mươi năm thì gần hai mươi năm lăn lộn trên mảnh đất này. Công tác của anh thôi thì đủ: đánh Pháp, đánh phỉ, nắm dân, tìm đất… Chúng ta hãy giở tấm bản đồ của nước Việt Nam ta. Trên địa giới miền Tây, một quãng có một cái chấm bằng hạt đất hơi lồi ra. Đó là mảnh rừng âm u có con suối mà ba chúng tôi đang đi giữa lòng nó. Chốn này, như đã nói, tôi mới đặt chân tới lần đầu. Đồng chí Vang, liên lạc của Ngạn, mới mười bảy tuổi, là người dân bản Pa-khen. Còn Ngạn? Khi Vang chưa đẻ thì Ngạn đã chiến đấu ở đây, anh và người ông ngoại của Vang là hai người đã có công đưa mảnh đất Pa-khen trở về bản đồ của Tổ quốc.
Năm 1945, dù đã có chính quyền cách mạng ở biên giới nhưng vùng đất Pa-khen vẫn bị Pháp nhập vào đất Lào, mọi giấy tờ địa chính cũ bị Pháp hủy hết. Lúc ấy, Ngạn là chiến sĩ vệ quốc đoàn chiến đấu bị thương, anh bị lạc đơn vị, anh được Y Khiêu - một người con gái người Lào cõng về, chữa lành vết thương. Sau khi vết thương khỏi, Ngạn ở lại bản tạo dựng cơ sở kháng chiến tại Pa-khen.
(Lược: Sau gần nửa năm, vùng Pa-khen liên tiếp nổ ra những trận đánh phục kích, tập kích nhỏ làm rung chuyển hệ thống đồn ải của quân Pháp và bọn thổ phỉ theo Pháp. Cảm phục tài trí và lòng dũng cảm của Ngạn, cha của Y Khiêu mời Ngạn đến uống rượu và nói với Ngạn muốn gả Y Khiêu cho anh.)
.....Ông với tay lên nóc nhà lấy một ống tre, lôi từ trong cái ống tre đầy bồ hóng ra những tờ giấy bản viết bằng chữ nho và chữ nôm, có tờ đóng dấu son và đã vàng úa. Đấy là những giấy tờ mà theo cáo thị của đồn Pháp, nhà ai còn thu giấu sẽ bị đem xử bắn. Đấy là tất cả bằng chứng xác thực chứng tỏ đất Pa-khen là đất Việt Nam. Ông già Lào trao tất cả cho Ngạn, với một lời dặn:“Mảnh đất này là đất Việt Nam. Anh là người chiến sĩ bộ đội Việt Nam, anh hãy giữ lấy”.
(Trích “Nguồn suối”, Tuyển tập Nguyễn Minh Châu, Nhà xuất bản Văn học, 2006, tr 6-9)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Nêu dấu hiệu nhận biết ngôi kể của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ miêu tả tính cách của Ngạn trong đoạn trích.
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê tại vị trí in đậm trong đoạn trích.
Câu 4. Nêu ý nghĩa của câu văn: Ông già Lào trao tất cả cho Ngạn, với một lời dặn:“Mảnh đất này là đất Việt Nam. Anh là người chiến sĩ bộ đội Việt Nam, anh hãy giữ lấy”.
Câu 5. Từ nhân vật Ngạn trong đoạn trích, anh/chị hãy nêu những phẩm chất cần có để trở thành một công dân yêu nước hiện nay (trình bày khoảng 5-7 dòng).
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngôi kể, điểm nhìn trần thuật trong đoạn trích “Nguồn suối” của Nguyễn Minh Châu ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 (4,0 điểm)
“Ví cơ hội như một chuyến tàu, bởi nếu nó đến muộn, bạn phải đợi; còn nếu bạn đến muộn, nó vụt mất”.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) nêu quan điểm của anh/chị về chủ đề: Tuổi trẻ và việc nắm bắt cơ hội trong cuộc sống.
-------Hết-------
Đáp án Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Tứ Kỳ-Ninh Giang
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
1 |
- Người kể chuyện xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong đoạn trích và kể lại câu chuyện là cơ sở để xác định ngôi kể thứ nhất của đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án : 0,5 điểm - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời không cho điểm |
0,5 |
2 |
- Những từ ngữ miêu tả tính cách của nhân vật Ngạn: lạnh lùng, không thích bắt tay, không thích mời mọc, xã giao. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý trở lên như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý của đáp án: 0,25 điểm. |
0,5 |
3 |
- BPTT liệt kê: đánh Pháp, đánh phỉ, nắm dân, tìm đất..... - Tác dụng: + Tăng giá trị biểu đạt, làm cho cách diễn đạt trở nên cụ thể, tác động trực tiếp vào nhận thức của người đọc... + Diễn tả chi tiết, cụ thể, đầy đủ những công việc khác nhau mà Ngạn đã làm trong suốt hai mươi năm lăn lộn ở mảnh đất Pa- Khen. Từ đó cho thấy sự gắn bó giữa Ngạn và nơi đây, đồng thời khẳng định nhân vật Ngạn là người dũng cảm, có nhiều đóng góp cho công cuộc bảo vệ Tổ Quốc. + Thể hiện thái độ khâm phục, ngưỡng mộ, ngợi ca nhân vật Ngạn của tác giả, đề cao những việc mà Ngạn đã làm cho mảnh đất Pa- khen. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được biểu hiện của biện pháp tu từ liệt kê: 0,25 điểm. - Mỗi ý trong phần tác dụng nếu học sinh nêu đúng được 0,25 điểm. |
1,0 |
4 |
Ông già Lào trao tất cả cho Ngạn, với một lời dặn:“Mảnh đất này là đất Việt Nam. Anh là người chiến sĩ bộ đội Việt Nam, anh hãy giữ lấy”. - Ý nghĩa của câu văn: + Khẳng định mảnh đất Pa- khen là của Việt Nam mặc dù trước đó, mảnh đất này đã bị thực dân Pháp nhập vào đất Lào và mọi giấy tờ địa chính cũ bị Pháp hủy hết. + Thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối, lòng yêu quý của ông già Lào đối với Ngạn bởi: ++ Tờ giấy mà ông già Lào đưa cho Ngạn là một trong những tư liệu hiếm hoi, quý giá còn sót lại, là minh chứng xác thực đất Pa- khen là đất Việt Nam. Tuy nhiên, việc giữ lại tờ giấy này là vô cùng nguy hiểm bởi thực dân Pháp đã đưa ra cáo thị “nhà ai còn thu giấu sẽ bị đem xử bắn”. ++ Tin tưởng Ngạn và đồng đội sẽ giữ vững được mảnh đất Pa- khen, không để mảnh đất này rơi vào tay kẻ thù. + Thể hiện tính cách trung thực và lòng tự trọng dân tộc của ông già Lào, thể hiện tình bạn đẹp giữa hai nước Việt Nam- Lào. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày đủ ý các ý trên: 1,0 điểm. - Học sinh trình bày được 2/3 ý: 0,75 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,5 điểm. |
1,0 |
5 |
- Nhân vật Ngạn trong đoạn trích là một người chiến sĩ: Yêu nước, gan góc, quả cảm, quyết bám đất, bám dân, chiến đấu với kẻ thù...để bảo vệ từng tấc đất cha, ông để lại. - Học sinh vận dụng, nêu những phẩm chất cần có để trở thành công dân yêu nước hiện nay. Ví dụ: Có lòng tự hào, tự tôn dân tộc; trung thành với Tổ quốc; biết ơn thế hệ cha anh đi trước .... Hướng dẫn chấm: - Học sinh dẫn dắt được ý từ nhân vật Ngạn trong đoạn trích: 0,25 điểm. - Học sinh trình bày những phẩm chất và việc làm thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt, không mắc lỗi hình thức: 1,0 điểm. - Học sinh trình bày sơ sài hoặc mắc lỗi diễn đạt, hình thức: Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm ở mức độ: 0,25- 0,5 điểm. |
1,0 |
|
LÀM VĂN |
6,0 |
1 |
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngôi kể, điểm nhìn trần thuật trong đoạn trích “Nguồn suối” của Nguyễn Minh Châu ở phần Đọc hiểu. |
2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn. Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích. |
0,25 |
|
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn, đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo các nội dung sau: - Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật của đoạn trích “Nguồn suối” ở phần Đọc hiểu được thể hiện ở một số phương diện sau: + Lựa chọn ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện trực tiếp xuất hiện trong đoạn trích và kể lại câu chuyện về nhân vật Ngạn: là người vùng xuôi, giáp biển; gần 20 năm lăn lộn ở vùng biên giới; chiến đấu bảo vệ vùng đất Pa – khen, có công đưa vùng đất Pa – khen bị sát nhập vào đất Lào trở về với bản đồ của Tổ quốc. ➔ Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, nhân vật “tôi” là người trực tiếp chứng kiến, theo chân Ngạn lên mảnh đất Pa- khen và được nghe Ngạn kể lại những ngày đầu kháng chiến, Ngạn hoạt động ở mảnh đất Pa-khen...--> khiến nhân vật Ngạn hiện lên cụ thể, chân thực, khách quan. + Điểm nhìn trần thuật: Sử dụng điểm nhìn của người kể chuyện “nhân vật tôi”. Điểm nhìn của người kể chuyện chủ yếu là điểm nhìn bên ngoài: kể về tính cách của Ngạn (lạnh lùng), công lao to lớn của anh với vùng đất Pa – khen (đánh Pháp, đánh phỉ, nắm dân…bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân), đưa vùng đất Pa – khen trở về với bản đồ của Tổ quốc…. ➔ Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật như trên giúp câu chuyện được kể linh hoạt, đồng thời, người kể chuyện có thể đan xen vào đó những cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân..... - Ý nghĩa của việc lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong đoạn trích: + Tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện. + Ngôi kể và điểm nhìn góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm + Người đọc hình dung được về tính cách, cuộc đời, những việc làm và đóng góp của nhân vật Ngạn với mảnh đất Pa-khen. + Cách trần thuật thể hiện thái độ của khâm phục, ngưỡng mộ, ngợi ca tự hào của người kể chuyện với nhân vật Ngạn + Khơi dậy trong lòng bạn đọc tình yêu, tinh thần cống hiến cho Tổ Quốc. + HS rút ra bài học cho bản thân .... |
1.0 |
|
d. Diễn đạt: Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 |
|
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. |
0,25 |
|
2 |
“Ví cơ hội như một chuyến tàu, bởi nếu nó đến muộn, bạn phải đợi; còn nếu bạn đến muộn, nó vụt mất”. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) nêu quan điểm của anh/ chị về chủ đề: Tuổi trẻ và việc nắm bắt cơ hội trong cuộc sống. |
4,0 |
a. Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận: Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn. |
0,25 |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ và việc nắm bắt cơ hội trong cuộc sống. |
0,25 |
|
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Thân bài: - Giải thích: + Tuổi trẻ: Chỉ một giai đoạn trong cuộc đời của mỗi người, đây thường là giai đoạn mà mỗi người có sức khỏe, thời gian, có khát vọng, ước mơ, hoài bão lớn lao... + Cơ hội chính là một thời điểm hội tụ những điều kiện lí tưởng, hoàn cảnh thuận lợi để mỗi người tận dụng thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình làm cho cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn. ➔Trong cuộc đời mỗi con người, cơ hội không phải lúc nào cũng đến với chúng ta. Cơ hội chỉ đến một vài lần trong đời và thường đến bất chợt, nếu ta không nhận ra, không kịp thời nắm bắt, tận dụng thì cơ hội sẽ trôi qua rất nhanh, để lại những nuối tiếc. - Bàn luận: + Tuổi trẻ vốn nhiều ước mơ, hoài bão, khát khao... vì thế, bên cạnh những năng lực tự có thì việc nắm bắt cơ hội đúng thời điểm là điều cần thiết để đạt được thành công. + Tuy nhiên, do còn trẻ tuổi, ít kinh nghiệm nên những người trẻ tuổi có thể chưa nhận ra cơ hội hoặc để cơ hội vụt qua một cách nuối tiếc. + Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội trong cuộc sống đối với những người trẻ tuổi nói riêng và mọi người nói chung: ++ Biết tận dụng cơ hội, cho con người con đường ngắn nhất để đi tới thành công so với số đông- thứ mà nhiều người hay lầm tưởng là do may mắn. ++ Cơ hội để đạt được mục tiêu sẽ lớn hơn rất nhiều. ++ Tiết kiệm được thời gian, công sức… ++ Biết nắm bắt cơ hội chúng ta sẽ được tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống: ta sẽ luôn cảm thấy có động lực mạnh mẽ để cố gắng, sẽ luôn cảm thấy cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, tràn đầy sự hứng khởi… + Sẽ tránh khỏi cảm giác nuối tiếc, dằn vặt. .... - Phê phán: + Những kẻ lười biếng, không biết tận dụng cơ hội. + Những kẻ chỉ chăm chăm chờ đợi cơ hội mà không chịu nỗ lực, tự tạo ra cơ hội cho chính mình. - Bài học: Hãy trân trọng và tận dụng mọi cơ hội đến với bản thân, hơn thế nữa phải tích cực trau dồi kiến thức kỹ năng, kiến thức để tìm kiếm và tự tạo ra những cơ hội cho mình. (Học sinh lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm của bản thân) * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
2,5 |
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
|
Tổng điểm |
10,0 |
Xem thêm đề thi thử Văn năm 2024 tốt nghiệp THPT trên cả nước khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều