Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Gia Bình số 1
Bài viết đề thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2024 môn Văn trường THPT Gia Bình số 1. Qua bài viết này sẽ giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy, giúp học sinh có thêm đề ôn thi tốt nghiệp THPT Văn 2024.
Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Gia Bình số 1
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 Văn từ Trường/Sở trên cả nước bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I/ Phần Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc văn bản:
THI THÀNH HOÀNG
(Nguyên tác: Khảo Thành Hoàng)
Ông tổ của anh rể tôi, Tống Công là một sinh viên ăn học bổng của ấp. Một hôm nằm bệnh, thấy có viên lại cầm văn thư, dắt một con ngựa trán có đốm trắng đến nói rằng:
- Xin mời ông đi thi
Ông nói:
- Quan giám khảo chưa đến, sao vội thi được?
Viên lại không nói gì, chỉ thúc đi. Ông bèn cố gượng cưỡi ngựa đi theo, thấy một con đường rất xa lạ đến một toà thành quách như nơi kinh đô. Một lát vào giải vũ, cung điện tráng lệ, ngồi trên có hơn mười vị quan, đều không biết là ai, chỉ biết có một vị là Quan Vũ. Dưới thêm bày hai đôn hai kỷ, trước mình đã có một vị tú tài ngồi trên một đôn. Ông bèn ngồi hai bên cạnh. Trên kỷ có đặt bút và giấy. Giây lát có đề thi đưa xuống nhìn xem thì có tám chữ: “Nhất nhân, nhị nhân, hữu tâm, vô tâm”.
Hai ông làm bài xong, trình lên điện, trong bài văn của ông có câu:
“Hữu tâm vi thiện, tuy thiện bất thưởng,
Vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt”.
(Làm việc thiện mà có chủ ý thì không được thưởng,
Làm việc ác mà không có chủ ý thì không bị phạt).
Các thần đưa nhau xem, khen mãi không thôi, gọi lên báo rằng:
- Ở Hà Nam khuyết một chức Thành Hoàng, ông đáng giữ chức ấy.
Ông hiểu ra, đập đầu khóc mà thưa rằng:
- Được ân ban sủng đâu dám từ nan, chỉ hiềm một nỗi còn mẹ già bảy mươi tuổi, không ai phụng dưỡng. Xin được đến hết tuổi trời lúc ấy lục dụng sẽ vâng theo.
Trên toà có vị vương giả truyền rằng:
- Tra sổ xem người mẹ thọ bao nhiêu?
Có một viên quan lại râu dài, lấy sổ ra xem, rồi bẩm:
- Theo sổ còn được ở dương gian chín năm nữa.
Trong lúc các quan còn dùng dằng thì quan đế nói:
- Không hề gì, cho Trương Sinh thay giữ chức ấy chín năm cũng được.
Một ông nói rằng:
- Đáng lẽ phải đi nhận chức ngay. Nay xét có lòng hiếu cho nghỉ chín năm. Đến kì hạn phải nghe vâng lệnh triệu.
Đoạn cũng phủ dụ ông tú tài kia vài lời. Hai ông cúi đầu chào lui xuống […] Ông lên ngựa từ biệt mà về, tới làng chợt như tỉnh mộng. Ông chết đã ba ngày rồi, bà mẹ bỗng nghe trong quan tài có tiếng rên rỉ, bèn mở ra, nửa ngày thì nói được. Hỏi đến Trường Sơn thì có Trương Sinh chết vào ngày hôm đó thật.
Chín năm sau, quả nhiên bà mẹ chết. Chôn cất mẹ xong, ông tắm gội vào nhà trong cũng mất luôn. Bên nhà vợ, ở trong cửa thành phía tây chợt thấy ông cưỡi ngựa choàng ngù đỏ, rất đông xe ngựa đi theo, lên nhà trên làm lễ rồi ra đi. Cả nhà lạ lùng, kinh ngạc, không biết rằng đã thành thần rồi. Chạy đi hỏi thăm tin tức trong làng, thì ông đã mất.
(Liêu trai chí dị - Bồ Tùng Linh, Biên dịch Đại Lãn,
NXB Thanh Hoá, trang 638,639, năm 2004)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra dấu hiệu về phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ trang trọng được thể hiện trong đoạn văn dưới đây.
Các thần đưa nhau xem, khen mãi không thôi, gọi lên báo rằng:
- Ở Hà Nam khuyết một chức Thành Hoàng, ông đáng giữ chức ấy.
Ông hiểu ra, đập đầu khóc mà thưa rằng:
- Được ân ban sủng đâu dám từ nan, chỉ hiềm một nỗi còn mẹ già bảy mươi tuổi, không ai phụng dưỡng. Xin được đến hết tuổi trời lúc ấy lục dụng sẽ vâng theo.
Câu 3. Trình bày tác dụng của việc sử dụng các chi tiết kì ảo trong truyện.
Câu 4. Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 5. Từ lòng hiếu thảo của nhân vật Tống Công trong văn bản, anh/chị hãy nêu suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để thể hiện sự hiếu kính của mình đối với cha mẹ (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).
II. Phần viết (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá kết thúc truyện “Thi Thành Hoàng” ở phần Đọc hiểu với kết thúc truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 19, NXB Đại học Huế, năm 2024)
“Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.
Năm Giáp Ngọ, có người thành Đông Quan, vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa Tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:
- Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!
Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất.
Câu 2 (4 điểm)
Nhà văn Victor Hugo từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Tài và đức chính là hai phẩm chất cần có làm nên giá trị của một con người.
Từ suy nghĩ của bản thân, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) luận bàn về “tài”, “đức” của con người trong cuộc sống.
…..……. HẾT…………
Đáp án Đề thi thử 2024 Văn trường THPT Gia Bình số 1
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I/ Đọc hiểu |
4,0 |
||
|
1 |
Truyện được kể theo ngôi thứ ba (Người kể chuyện toàn tri)/ ngôi thứ 3. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: Cho điểm tối đa. - Trả lời đúng ngôi kể thứ 3: Cho điểm tối đa. - Trả lời sai/ không trả lời: cho 0,0 điểm. |
0,5 |
2 |
Dấu hiệu về phạm vi giao tiếp của ngôn ngữ trang trọng được thể hiện trong đoạn văn là: giao tiếp diễn ra trong một cuộc họp (trao đổi về việc phong chức, nhận chức của Tống Công sau một kì thi) Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương tương đương: cho điểm tối đa. - Trả lời sai hoặc không trả lời: cho 0,0 điểm. |
0,5 |
|
3 |
- Các chi tiết kì ảo trong truyện là: + Tống Công ốm chết, xuống âm phủ được mời đi thi Thành Hoàng, thi đỗ nhưng được trở về dương gian chín năm để phụng dưỡng mẹ già. + Chín năm sau, người mẹ mất, Tống công chết và thành thần như đã hứa với các thần. - Tác dụng: + Làm cho câu chuyện thêm li kì, thú vị, hấp dẫn người đọc. + Kín đáo phản ảnh hiện thực, người có tài có đức sẽ có nhân quả tốt đẹp qua đó thể hiện thái độ trân trọng người có tài, có đức hiếu thuận của tác giả. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án cho điểm tối đa. - Nêu được các chi tiết kì ảo: cho 0,5 điểm - Nêu được 1 chi tiết kì ảo: cho 0,25 điểm - Nêu được tác dụng của chi tiết: cho 0,5 điểm - Nêu được một trong hai tác dụng: cho 0,25 điểm. |
1,0 |
|
4 |
Chủ đề của văn bản: Thông qua sự việc Tống Công thi đỗ Thành Hoàng dưới âm phủ và sự việc ông được trở lại dương giới chín năm để phụng dưỡng mẹ già, sau khi lo xong hậu sự cho mẹ mới phải đi nhậm chức, tác phẩm đã làm nổi bật chủ đề: Ngợi ca người có tài, có đức, ngợi ca lòng hiếu thuận. Người có tài, có đức thì ở đâu cũng được tin tưởng, trọng dụng. Lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha thấu tận trời xanh, có thể cảm hoá được cả thần linh, vượt qua được cả sự sắp đặt của số phận. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: cho điểm tối đa. - Nêu được từ 1 đến hai sự việc cho: 0,25 điểm. - Nêu được chủ đề: 0,75 điểm; nêu được 1 ý của chủ đề cho 0,25 điểm. - Không trả lời hoặc trả lời không đúng, không bám sát chủ đề của văn bản: cho 0,0 điểm. |
1,0 |
|
5 |
Từ lòng hiếu thảo của nhân vật Tống Công, thí sinh nêu suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để thể hiện sự hiếu kính của mình đối với cha mẹ. Có thể theo định hướng sau : - Luôn chăm ngoan, vâng lời cha mẹ. - Cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân. - Chủ động chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già yếu. - Chủ động làm việc nhà, chia sẻ, tâm sự với cha mẹ,… Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: cho điểm tối đa. - Nêu được mỗi hành động cụ thể cho 0,25 điểm. Lưu ý: Thí sinh cũng có thể nêu các hành động cụ thể khác để thể hiện sự hiếu kính đối với cha mẹ của mình. Nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa. |
1,0 |
|
II/ Viết |
6,0 |
||
|
|
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá kết thúc truyện “Thi Thành Hoàng” ở phần Đọc hiểu với kết thúc truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” – Nguyễn Dữ, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 19, NXB Đại học Huế, năm 2024) |
2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: so sánh, đánh giá kết thúc truyện “Thi Thành Hoàng” ở phần Đọc hiểu với kết thúc truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. |
0,25 |
||
c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau: - Điểm giống: Cả hai truyện đều kết thúc có hậu bằng một chi tiết kì ảo: Nhân vật chính vì là người tài đức nên sau khi mất đi, sang thế giới bên kia làm quan; người nhà/ người quen sau đó thoáng nhìn thấy nhân vật hiện về có kẻ hầu, người hạ, ngựa mũ, áo mão đầy đủ. - Điểm khác: + Truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, nhân vật khi còn sống là người ngay thẳng không sợ gian tà, dám chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ cái thiện nên chết đi và được làm quan Phán sự (Chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án, chức quan thực hiện công lí). + Truyện “Thi Thành Hoàng”, nhân vật chết đi thành thần, được giữ chức Thành Hoàng ở Hà Nam theo hẹn định, là vị chủ thần trông coi, quản lí vùng Hà Nam. - Ý nghĩa: Tuy có nét khác nhau nhưng về cơ bản kết thúc của hai truyện có nhiều điểm tương đồng rõ nét. Nét tương đồng trong kết thúc truyện này đã thể hiện được điểm tương đồng trong quan điểm, tư tưởng của Nguyễn Dữ và Bồ Tùng Linh. Cả hai nhà văn đều tin rằng cái đẹp, cái thiện sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác, người có tài, có tâm ắt sẽ được trọng dụng, báo đáp,...Kết thúc này cũng thể hiện rõ mối quan hệ mật thiết và sự ảnh hưởng qua lại của tư tưởng, văn hoá, văn học giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực, khẳng định quy luật bảo lưu và tiếp biến của văn học. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc có thể diễn đạt khác nhưng hợp lí, thuyết phục: cho 1,0 điểm. - HS trả lời được ý 1,2: cho 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm) - Hs trả lời được ý 3: cho 0,5 điểm |
1,0 |
||
d. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
||
2 |
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) luận bàn về “tài”, “đức” của con người trong cuộc sống. |
4,0 |
|
|
a/ Đảm bảo bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn. |
0,25 |
|
b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: Luận bàn về tài, đức của con người trong cuộc sống. |
0,5 |
||
c/ Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Thân bài: - Giải thích: + “Tài” có nghĩa là tài năng, đó là khả năng đặc biệt của con người trong một hoặc vài lĩnh vực nào đó. Nó được thể hiện ở khả năng tìm tòi, khai thác, sáng tạo hoặc làm một công việc nào đó đạt được đến độ khó ai có thể làm được. + “Đức” là đạo đức, đó là những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó được thể hiện qua tư cách, tác phong, phẩm hạnh, tính cách, hành xử,… tốt đẹp, cao thượng của con người trong cuộc sống. - Bàn luận về “tài” và “đức”: + Tài năng là tố chất đáng quý của mỗi người. Tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. + Tài năng giúp con người dễ dàng đáp ứng yêu cầu, gặt hái thành công, đạt hiệu quả xuất sắc trong công việc và trong cuộc sống. Người có tài năng thường được xã hội trọng vọng, tôn vinh. + Đức là phẩm hạnh quan trọng trong mỗi con người. Đạo đức chính là hiện thân rõ nhất của phần người trong con người. + Người có đạo đức là người biết sống có lí, có tình, luôn tuân thủ pháp luật nhưng cũng biết nhân ái, vị tha, khoan dung,… Người có đạo đức vì thế mà dễ được mọi người tin tưởng, yêu mến, nể trọng. + Tài và đức đều là những phẩm chất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nếu thiếu đi bất kì một yếu tố nào, đời sống của mỗi chúng ta cũng không trọn vẹn. “Có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh). + Tài, đức của con người không tự nhiên mà có, muốn trở thành người vừa có đức vừa có tài, có ích cho xã hội thì mỗi người phải cố gắng, ra sức rèn đức, luyện tài. - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện: Có người chỉ chú trọng rèn tài mà không luyện đức và ngược nên dễ thất bại hoặc khó thành công trong cuộc sống. * Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận. Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Hướng dẫn chấm: - Giải thích được tài, đức: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm). - Bàn luận về tài, đức: 1,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm). - Bàn luận, mở rộng: 0,25 điểm. - Nêu và đánh giá khái quát được vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. |
2,5 |
||
d/ Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
||
e/ Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
||
Tổng điểm |
10,0 |
Xem thêm đề thi thử Văn năm 2024 tốt nghiệp THPT trên cả nước khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều