Phiếu bài tập Ngữ văn 7 (sách mới, hay nhất)

Tài liệu Phiếu bài tập Văn 7 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều với nguồn ngữ liệu ngoài sách giáo khoa đa dạng và phong phú giúp Giáo viên có thêm tài liệu dạy thêm Ngữ văn lớp 7.

Phiếu bài tập Văn 7 (sách mới, hay nhất)

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Phiếu bài tập Văn 7 cả năm (dùng chung cho cả ba sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Bộ phiếu bài tập Văn 7 gồm 10 chủ đề với hơn 50 phiếu bài tập:

Phiếu bài tập Văn 7 Kết nối tri thức

Phiếu bài tập Văn 7 Chân trời sáng tạo

Phiếu bài tập Văn 7 Cánh diều

- Chủ đề 1: Truyện ngắn

- Chủ đề 2: Thơ bố chữ - năm chữ

- Chủ đề 3: Thơ tự do

- Chủ đề 4: Tản văn - Tùy bút

- Chủ đề 5: Tục ngữ

- Chủ đề 6: Truyện ngụ ngôn

- Chủ đề 7: Truyện khoa học viễn tưởng

- Chủ đề 8: Nghị luận xã hội

- Chủ đề 9: Văn bản thông tin

- Chủ đề 10: Nghị luận văn học

Phiếu bài tập Văn 7 - Chủ đề 1: Truyện ngắn

LÒNG HÀO HIỆP

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chê giễu anh Crôtxi khốn nạn - tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả. - Họ lấy thước đánh cậu, lấy vỏ hạt dẻ ném cậu, họ gọi cậu là con quỷ què và mếu máo giả cách làm người liệt tay. Ngồi trơ một mình ở đầu ghế, cậu thẹn thùng và đưa mẳt nhìn người nọ, người kia như để van lơn họ khỏi hành hạ mình. Được thể, bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ và phát run người. Thình lình, Phranti, một đứa học trò mặt xấu như khỉ, đứng lên ghế, khuỳnh hai cánh tay như người khoác hai cái giỏ, bắt chước bộ tịch mẹ cậu Crôtxi những khi đứng đợi con ở cửa trường. (Đã mấy hôm nay, bà không đến đón con vì bị ốm). Coi tấn tuồng câm ấy học trò cười ầm cả lên. Crôtxi điên tiết, vồ ngay lọ mực trước mặt ném Phranti, Phranti né mình, lọ mực trúng giữa ngực ông Perbôni ở ngoài bước vào.

Mọi người hết vía, chạy trốn về chỗ và ngồi im thin thít.

Thầy giáo lên bục cau mày hỏi:

- Ai ném lọ mực?

Chẳng ai hé răng.

Thầy gắt:

- Ai? Ai ném?

Lúc ấy bị kích thích vì lòng thương bạn, anh Garônê đứng dậy nói quả quyết:

- Thưa thầy, con.

Thấy mọi người sửng sốt về câu trả lời ấy, thầy hiểu ngay và ôn tồn nói:

- Không. Không phải con.

Xong thầy lại nói:

- Ai trót dại đứng lên thú nhận, ta sẽ tha.

Crôtxi đứng lên nói:

- Thưa thầy, các anh ấy chọc con, đánh và chửi con... Con mất trí... Con trót ném...

- Thầy nói tiếp:

- Cho ngồi xuống. Bây giờ đến lượt những kẻ sinh sự đứng lên.

Bốn anh trong bọn khiêu khích đứng dậy, cúi đầu.

- Thầy mắng:

- Các anh đã vô cớ lăng mạ một người bạn không trêu chọc các anh. Các anh đã chế giễu một người tàn tật. Các anh đã xúc phạm một đứa trẻ yếu đuối không tự vệ được. Các anh đã làm một điều hèn hạ đáng xấu hổ, một điều có thể làm nhơ nhuốc đến phẩm giá của con người, các anh là những đồ đê tiện!

Nói xong thầy xuống giữa lớp, lại chỗ anh Garônê ngồi. Thấy thầy đến, anh cúi đầu. Ông Perbôni để tay xuống dưới cằm nâng mặt anh lên, nhìn thẳng vào hai mẳt anh và nói:

- Con có một trái tim cao thượng đáng khen!

Anh Garônê nhân dịp ấy cúi vào tai thầy nói nhỏ mấy câu. Lập tức thầy quay lại chỗ 4 kẻ tội nhân và đột nhiên bảo:

- Thôi! Tha cho các anh.

(Trích Tâm hồn cao thượng - EDMOND DE AMICIS)

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên? Vì sao em xác định như vậy?

Câu 2. Cho biết phương thức biểu đạt chính, đề tài và nhân vật chính của đoạn trích?

Câu 3. Văn bản sử dụng ngôi kể thứ mấy? Cho biết tác dụng của ngôi kể?

Câu 4. Tóm tắt các sự việc chính của văn bản?

Câu 5. Vì sao Crôtxi ném lọ mực vào Phranti? Phranti và những người chế giễu Crôtxi đã phạm phải lỗi gì?

Câu 6. Vì sao Garônê nhận lỗi? Việc ấy có tác dụng gì?

Câu 7. Vì sao thầy giáo mắng hội chế giễu bạn nặng nề lại bất ngờ tha bổng cho họ?

Câu 8. Nếu được gặp Crôtxi, em sẽ nói gì với bạn ấy?

Câu 9. Nếu có mặt trong lớp học của Crôtxi, khi bạn ấy bị chê giễu, em sẽ làm gì?

Câu 10. Trình bày suy nghĩ, thái độ của em về hiện tượng bắt nạt học đường (bằng một bài văn hoàn chỉnh khoảng 1 trang giấy).

ĐÁP ÁN

1. Thể loại: truyện ngắn

*Dấu hiệu:

- Nhân vật ít.

- Dung lượng ngắn.

- Ít sự việc (diễn ra trong thời gian rất ngắn).

2. - PTBĐ chính: Tự sự

- Đề tài: Học đường.

- Nhân vật chính: Garônê; Crôtxi.

3. Ngôi thứ 3

- Tác dụng: đảm bảo tính khách quan cho câu chuyện.

4. Tóm tắt cốt truyện

  1. Chế giễu Crôtxi;
  2. Crôtxi ném lọ mực vào Phranti nhưng lại trúng thầy giáo;
  3. Crôtxi nhận lỗi,
  4. Thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời;
  5. Garônê nói nhỏ với thầy, thầy tha cho hội chế giễu

5. Crôtxi ném lọ mực vào Phranti vì lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, không kìm nén nổi sự tức giận.

*Phranti và những người chế giễu Crôtxi đã phạm phải lỗi:

+ Không tôn trọng sự khác biệt.

+ Kỳ thị người khác.

+ Lấy việc giễu cợt người khác làm trò vui.

6. Garônê nhận lỗi vì thầy truy hỏi gắt gao, vì bị kích thích vì lòng thương bạn.

- Tác dụng: Hành động đó đã khiến Crôtxi nhận lỗi; những kẻ chế giễu Crôtxi hối hận.

7. Thầy giáo mắng hội chế giễu bạn nặng nê lại bất ngờ tha bổng cho họ:

+ vì Garônê đã nhận lỗi, nói nhỏ với thầy,

+ vì thái độ của các bạn mắc lỗi.

8. Nếu được gặp Crôtxi, em sẽ nói gì với bạn ấy?

- Thể hiện rõ tình cảm với Crôtxi nhưng phải tế nhị, chân thành.

- Nên theo hướng:

+ Bênh vực những người như bạn/đứng về phía bạn; khẳng định mỗi người có giá trị riêng không hoàn toàn ở ngoại hình.

+ Không đồng tình với những kẻ chế giễu người khác làm trò vui.

9. Nếu có mặt trong lớp học của Crôtxi, khi bạn ấy bị chê giễu, em sẽ làm gì?

- HS suy nghĩ và chia sẻ thực lòng về điều mình sẽ và có thể làm (không sáo rỗng)

- Việc làm đó cần làm dịu không khí và bênh vực được người bị bắt nạt, tuyệt đối không gây ra ẩu đả trong lớp:

+ Gọi nhanh người có uy để giải tán trò chế giễu người.

+ Có thể chuyển hướng chú ý của đám đông.

+ Có đủ uy thì yêu cầu các bạn dừng lại...

10. Suy nghĩ, thái độ của em về hiện tượng bắt nạt học đường:

I. MỞ BÀI:

- Dẫn dắt

- Nêu vấn đề: bạo lực học đường

- Bày tỏ quan điểm của em:

II. THÂN BÀI

1. GIẢI THÍCH: Hiện tượng bắt nạt trong trường học là gì?

- Bắt nạt trong trường học hay nạn bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm đến tinh thần, thể chất một cách ngang ngược diễn ra trong phạm vi trường học.

- Tệ bắt nạt được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau, có thể là những hành vi đánh nhau, xâm phạm thân thể, trấn lột, bạo lực tinh thần bằng lời nói, sai khiến, cô lập, thái độ coi thường

2. THỰC TRẠNG: Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. (Dẫn chứng)

- Nước ta là nước nằm trong top những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường, có sự gia tăng không ngừng về số lượng và mức độ nguy hiểm.

- Hiện nay, Hiện tượng bắt nạt trong trường học diễn ra ở khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước, ở mọi cấp học khác nhau, ở cả nam và nữ.

- Theo tư liệu, chỉ trong 1 năm học mà có thể xảy ra hàng ngàn vụ bắt nạt học đường, có rất nhiều vụ đánh nhau giữa các em học sinh và nhiều em phải nghỉ học hoặc buộc thôi học.

- Hiện nay, Hiện tượng nạn này đang có dấu hiệu trẻ hoá với mức độ nguy hiểm gia tăng.

- Dẫn chứng về vụ lớp trưởng bắt nạt bạn cùng lớp, sai khiến mua đồ tiêu vặt...

3. NGUYÊN NHÂN gây ra Hiện tượng bắt nạt

a. Nguyên nhân chủ quan:

- Sự chuyển biến trong tâm, sinh lý ở những em học sinh, đặc biệt là ở các em tuổi vị thành niên.

- Quan niệm sai lầm trong cách nghĩ là bắt nạt người khác sẽ trưởng thành hơn.

- Sự nhận thức chưa đầy đủ về hậu quả của người gây ra bạo lực.

- Bắt nạt người khác để thể hiện bản thân trước bạn bè đồng trang lứa.

b. Nguyên nhân khách quan:

- Cha mẹ không quan tâm con cái, không thấu hiểu, chia sẻ con cái, không có phương pháp giáo dục con đúng đắn.

- Môi trường xã hội với nhiều Hiện tượng nạn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng ăn chơi lêu lỏng dụ dỗ, leo kéo các em làm những việc xấu.

- Nhà trường chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề giáo dục tâm lý, đạo đức mà chỉ đặt nặng các kiến thức văn hoá.

4. HẬU QUẢ:

- Với người bị hành hung bạo lực gây ảnh hưởng về thể chất và tinh thần thậm chí là tính mạng.

- Người hành hung sẽ làm cho chính bản thân mình bị gián đoạn hoặc mất cơ hội học tập, kết quả học tập sa sút hơn bạn bè.

- Xã hội:

- Làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục.

- Mất niềm tin của phụ huynh học sinh.

- Uy tín của nhà trường bị giảm sút.

5. BIỆN PHÁP: giảm thiểu Hiện tượng bắt nạt

a. Đối với học sinh:

- Học cách kiềm chế cảm xúc tốt hơn

- Rèn luyện các kỹ năng sống, chấp hành tốt các nội quy trong trường học, luôn ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy.

- Tránh xa bạo lực học đường

- Báo ngay với thầy cô, gia đình khi có hiện tượng bắt nạt xảy ra

- Tích cực tham gia vào các phong trào Đoàn, Đội, các ngày hội tình nguyện để nâng cao đạo đức.

b. Đối với gia đình:

- Cha mẹ cần phải dạy dỗ con cái từ nhỏ với ý thức sống hòa đồng, giúp đỡ mọi người, không bắt nạt người khác.

- Luôn yêu thương, thấu hiểu con cái, tạo ra môi trường sống lành mạnh cho con.

- Luôn theo dõi tâm lý, tình hình học tập của con ở trường.

c. Đối với nhà trường, giáo viên:

- Nhà trường cần phải nghiêm túc chấn chỉnh, không bao che, kỷ luật nghiêm khắc các hành vi bắt nạt trong trường học.

- Nhà trường cần phải xây dựng một nguồn tin từ học sinh, khi có hành vi bắt nạt diễn ra thì nhanh chóng nắm bắt thông tin để có hướng giải quyết kịp thời.

- Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể giáo viên, học sinh về tác hại của nạn bắt nạt.

- Tổ chức các hoạt động tình nguyện để định hướng nhân cách cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động tăng tình cảm cho các em học sinh trong các tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp

- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, quan tâm, nắm bắt tình hình các em học sinh trong lớp.

III. KẾT BÀI

- Khái quát lại vấn đề: Hiện tượng bắt nạt trong trường học gây ra những nguy hại vô cùng lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đây là một vấn đề gây nhức nhối mà tất cả chúng ta cần phải chung tay ngăn chặn nó.

- Liên hệ bản thân:

+ Nhận thức: Em hiểu/ nhận thức được gì về bạo lực học đường?

+ Hành động: Em sẽ làm gì?

- Đưa ra thông điệp cho mọi người: Hãy………………………….

TỪ THIỆN

Tạ Tư Vũ

HS đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bà Hai ngồi thu lu trên cái đẩu, cái gọng kính trễ xuống sống mũi như chực rơi ra, bà Hai đang tính toán số hàng người ta quyên góp ngày hôm nay. Chợt bà Hai ngẩng đầu hỏi với ông Hai: “Con Tư hàng khô lúc nãy gửi gì vậy ông?”.

Ông Hai xoa xoa bàn tay, nhìn sàn nhà ngổn ngang, buông thõng: “Hai thùng mì trứng, 5 ký đường với bao quần áo”. Bà Hai cặm cụi ghi vào sổ. Trời vẫn mưa ầm ầm như trút nước. Bà Hai bán xôi bên hông chợ Bà Chiểu. Xe hàng xôi của bà nổi tiếng hơn chục năm nay. Mỗi gói 15 ngàn, nếp thơm, mấy miếng xá xíu, thịt chiên cùng với nhúm hành phi thơm phức bọc lại trong miếng lá chuối con con. Chỉ thế thôi mà những gói xôi lại đủ sức nuôi sống ông bà. Cứ mỗi chiều tối, mỗi khi bà Hai đẩy cái xe bán xôi của bà ra ngã tư chợ, người ta biết ngay là đã sáu giờ chiều. Khi bà mở cái nắp xửng xôi, mùi xôi chín lá dứa thơm khắp cả con đường. Bà Hai bán không ngơi tay. Cái nắm xôi lá chuối con con như vậy mà lo trọn bữa cơm chiều rẻ tiền cho cả chợ. Thỉnh thoảng bà Hai còn bán thiếu cho mấy đứa sinh viên đói muộn. Ngày rằm bà Hai còn nấu xôi chay cho không mọi người. Mùa mưa Sài Gòn năm nay thật khắc nghiệt. Không biết tại vì những cơn mưa hay vì điều gì khác, mà mỗi khi có cơn mưa hơi to là cái chợ Bà Chiểu vắng hoe. Cả buổi chiều đến tối, gió mưa quăng quật, giằng xé khắp chợ.

Chợ xác xơ, hàng quán bán ế chỏng gọng. Bọn mì gõ, hủ tiếu hay tụi bán quần áo, giày dép ngay ngã tư chợ dẹp luôn. Chỉ còn Bà Hai với xe xôi lạnh ngắt. Thế là bà Hai cũng nghỉ, chịu thua những cơn mưa. Ông Hai bàn với bà Hai vận động mọi người ở chợ ủng hộ huyện miền núi ở tỉnh X làm từ thiện. Ông bà chỉ nhận hàng hóa, không nhận tiền. Bà Hai nghỉ bán bữa giờ, xem tivi thấy cảnh những con người cheo leo trên mái nhà vì lũ. Bà cũng thấy cảnh con bò bị chìm ngập giữa dòng nước, hếch cái mõm lên trời hít chút không khí tàn. Bà chặc lưỡi nghĩ thầm, có đi trăm chùa, cho không ngàn gói xôi cũng chẳng bằng giúp người ta lúc ngặt nghèo. Nhìn mấy đứa con nít ngây thơ, quần áo tả tơi bấu víu nhau chạy lũ thấy thương hết sức, cứ nghĩ tụi nó là con mình thì lại càng thương. Thế là vợ chồng ông Hai đội mưa ngày ngày vào chợ đi vận động quyên góp. Uy tín bà Hai bán xôi thật oách, chỉ mới năm ngày phát động mà gần như cả chợ nhiệt liệt tham gia. Từ quầy hàng khô, hàng rau, hàng thịt, bọn bán quần áo trên lầu, cả mấy đứa cho vay kiếm lời ngoài chợ cũng ủng hộ. Ngày nào ông Hai cũng lăng xăng chạy khắp chợ để nhận hàng ủng hộ đồng bào.

Như hôm qua, thằng Tâm Hôi chuyên chở nước đá chạy nguyên chiếc xe ba gác máy đỗ xịch trước nhà bà Hai. Miệng ngậm điếu thuốc, quần xắn đầu gối, khệ nệ khiêng vào nhà bà Hai mười thùng nước tinh khiết ủng hộ đồng bào. Tâm Hôi cũng không quên trả luôn bà Hai tiền ba gói xôi còn thiếu. Bà Hai ngồi cười rung ghế: “Boa luôn đó con trai!”. Mới sáng sớm mà mưa mù trời. Tư Mắm, Tâm Hôi qua nhà bà Hai để giúp mọi người vận chuyển hàng cứu trợ. Mọi người đang lăng xăng với lỉnh kỉnh hàng hóa thì một chiếc taxi bất chợt xuất hiện trước nhà. Tài xế bóp kèn tin tin gọi người ra nhận hàng ủng hộ. Tâm Hôi và ông Hai khệ nệ khiêng vào nhà thùng hàng to đùng.

Tư Mắm khui thùng hàng ra để kiểm thì chợt há hốc mồm: “Trời đất, cái gì vậy trời...?”. Mọi người quay qua nhìn Tư Mắm với bộ đầm dạ hội trên tay. Tâm Hôi cười khà khà: “Cái này mới ác liệt nè...”, rồi huơ huơ hai đôi giày cao gót đỏ chót. Thùng hàng nhanh chóng được đổ ra giữa nhà. Hàng loạt cái váy ngắn cũn cỡn, áo hai dây sexy cùng với quần áo đi khiêu vũ nằm lăn lóc trên sàn nhà. Bà Hai thở dài.Tư Mắm chửi đổng: “Mẹ nó, ai rảnh thiệt. Người ta đói ăn đói mặc thì không cho cái gì nó thực tế. Cho chi mấy cái thứ tào lao gì đâu. Lũ lụt trốn lên nóc nhà bận đầm dạ hội à. Từ thiện kiểu gì vậy trời...”. Tâm Hôi quấn cái đầm dạ hội màu nhung gấm đi giữa nhà õng ẹo: “Mời anh Hai làm với em vài bài nào...”. Mọi người cười rần rần.

Bà Hai ngồi thừ nơi bậu cửa nhìn màn mưa xiên xéo trước nhà. Bụi mưa lấm tấm làm thành màn sương mỏng trên nền gấm đỏ bộ đầm dạ hội mà Tư Mắm vứt lăn lóc ngay góc cửa. Gió vẫn thổi ào ào, mọi người vẫn qua lại, nói cười.

Nhìn thùng hàng với những cái áo hai dây sexy mỏng tang, phất phơ theo từng cơn gió lạnh buốt, bà Hai kín đáo thở dài.

Yêu thương mà, nếu người ta quá vội để hời hợt nhìn nhau, thì mình cũng nên gắng sức để thương yêu đó trọn vẹn. Bỏ qua một tấm lòng mới là kỳ cục. Bà Hai nhẩm tính thùng hàng này bán đi cũng mua được hơn chục ký gạo. Mưa bắt đầu tạnh dần.

Ông Hai mỉm cười ngồi nhìn bà Hai từ góc tối trong nhà. Bóng bà Hai nhỏ thó, liêu xiêu bên bậu cửa với mái đầu bạc mờ những giọt mưa. Bà đang nhẩm tính gì đó bên những đôi giày cao gót chỏng chơ, sặc sỡ.

(https://tuoitre.vn/truyen-ngan-1200-tu-thien-1210210.htm)

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên? Vì sao em xác định như vậy?

Câu 2. Cho biết phương thức biểu đạt chính, đề tài và nhân vật chính của đoạn trích?

Câu 3. Văn bản sử dụng ngôi kể thứ mấy? Cho biết tác dụng của ngôi kể?

Câu 4. Tóm tắt các sự việc chính của văn bản?

Câu 5. Nhân vật bà Hai được khắc họa qua những phương diện nào? Vì sao, tác giả khẳng định: “Uy tín bà Hai bán xôi thật oách, chỉ mới năm ngày phát động mà gân như cả chợ nhiệt liệt tham gia”?

Câu 6. Bà Hai đã xử lý đồ từ thiện không phù hợp bằng cách nào? Việc Tâm Hôi quấn cái đầm dạ hội màu nhung gấm đi giữa nhà õng ẹo: “Mời anh Hai làm với em vài bài nào...” nhắc người đọc điều gì?

Câu 7. Nhân vật ông Hai, Tư Mắm, Tâm Hôi, anh lái tắc xi... có vai trò gì trong tác phẩm? Nêu chủ đề của văn bản?

Câu 8. Cảm nhận của em về nhân vật bà Hai trong tác phẩm trên?

Câu 9. Suy nghĩ của em về công việc làm từ thiện đối với học sinh THCS hiện nay (trình bày bằng đoạn văn 10-12 câu)

ĐÁP ÁN

1. Thể loại: truyện ngắn

*Dấu hiệu:

- Nhân vật ít.

- Dung lượng ngắn

- Ít sự việc (diễn ra trong thời gian, không gian hẹp).

2. - PTBĐ chính: Tự sự

- Đề tài: Người lao động.

- Nhân vật chính: Bà Hai.

3. Ngôi thứ 3

- Tác dụng: đảm bảo tính khách quan cho câu chuyện.

4. Tóm tắt cốt truyện:

Vợ chồng bà Hai tổng hợp hàng từ thiện; công việc làm ăn thường xuyên của vợ chồng bà Hai; những ngày mưa làm ăn thật vất vả; ông bà Hai và cả chợ làm từ thiện; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện hiệu quả.

5. Nhân vật bà Hai được khắc họa qua:

Hành động, lời nói, suy nghĩ, lời người kể chuyện.

- Tác giả khẳng định: “Uy tín bà Hai bán xôi thật oách, chỉ mới năm ngày phát động mà gân như cả chợ nhiệt liệt tham gia”: vì bà Hai luôn làm từ thiện, mọi người tin bà.

6. Bà Hai đã xử lý đồ từ thiện không phù hựp bằng cách: Bà nhẩm tính bán để mua gạo.

- Việc Tâm Hôi quấn cái đầm dạ hội màu nhung gấm đi giữa nhà õng ẹo: “Mời anh Hai làm với em vài bài nào...” nhắc nhở độc giả: Đồ làm từ thiện cần phù hợp, hữu ích.

7. Nhân vật ông Hai, Tư Mắm, Tâm Hôi, anh lái tắc xi... có vai trò:

Tô đậm thêm vẻ đẹp của những con người lao động giàu tình thương yêu.

* Chủ đề của văn bản là: Những tấm lòng nghĩa tình của con người lao động.

8. Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật bà Hai trong tác phẩm trên

- Cảm nhận được tính cách, phẩm chất đáng quý ở nhân vật bà Hai: nghèo khó, vất vả nhưng xởi lởi, nhân hậu; suy nghĩ sâu sắc; làm từ thiện cụ thể hữu ích, chân tình.

9. Suy nghĩ của em về công việc làm từ thiện đối với học sinh THCS hiện nay.

*MĐ:

- Nêu vấn đề bàn luận.

- Thái độ đối với hiện tượng.

*TĐ:

- Làm rõ cách hiểu về hoạt động từ thiện; biểu hiện của việc làm từ thiện đích thực

- Lí do, nguồn gốc của hoạt động

- Phân tích giá trị, ý nghĩa của hoạt động từ thiện

- Cách làm từ thiện hiệu quả nhất.

*KĐ:

- Quan điếm của cá nhân về hoạt động từ thiện

- Nhận thức và hành động của bản thân, việc làm của HS THCS trong công việc từ thiện.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Phiếu bài tập Ngữ văn 7 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm tài liệu để học tốt Ngữ văn 7 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên