Bài tập về các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt (cực hay)
Bài viết Bài tập về các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài tập về các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
- Cách giải bài tập về các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
- Ví dụ minh hoạ bài tập về các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
- Bài tập vận dụng các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
- Bài tập bổ sung các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
Bài tập về các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt (cực hay)
A. Phương pháp giải
Học sinh cần nắm được kiến thức về ba hình thức truyền nhiệt, Khả năng truyền nhiệt của các loại vật liệu
1. Dẫn nhiệt
- Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Chất lỏng dẫn nhiệt kém chất rắn. Chất khí dẫn nhiệt kém chất lỏng.
- Trong các chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn cả.
- Các chất khác nhau thì khả năng dẫn nhiệt khác nhau.
2. Đối lưu
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
3. Bức xạ nhiệt
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Hình thức truyền nhiệt này có thể xảy ra cả trong chân không.
- Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
So sánh:
- Giống: Đều là truyền nhiệt từ phần này sang phần khác trong cùng 1 vật hoặc từ vật này sang vậy khác.
- Khác:
+ Dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra ở chất rắn
+ Đối lưu chủ yếu xảy ra ở chất khi và lỏng
+ Bức xạ nhiệt xảy ra trong cả chân không
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt?
A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng nhôm vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.
C. Đứng gần đống lửa ta thấy nóng người lên
D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Lời giải:
Đáp án: D
Cả 3 hiện tượng trên đều là hiện tượng dẫn nhiệt. Đưa que sắt vào bếp than, nhúng thìa nhôm vào cốc nước nóng là quá trình dẫn nhiệt. Người thấy nóng khi đứng gần đống lửa là quá trình bức xạ nhiệt.
Ví dụ 2: Ở những nơi có mùa đông giá lạnh, khi làm cửa sổ người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Lý do là vì:
A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Lời giải:
Đáp án: B
Người ta làm như thế là để ngăn cách quá trình truyền nhiệt từ trong nhà ra ngoài thông qua cửa sổ. Lớp không khí ở giữa được dùng như một lớp cách nhiệt.
Ví dụ 3: Cho các vật liệu sau đây: gỗ, nước biển, thép, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
A. Gỗ, nước biển, thép.
B. Thép, gỗ, nước biển.
C. Thép, nước biển, gỗ.
D. Nước biển, thép, gỗ.
Lời giải:
Đáp án: A
- Trong các vật liệu thì kim loại dẫn nhiệt rất tốt, nước dẫn nhiệt tốt và gỗ dẫn nhiệt kém.
- Vì vậy thứ tự sắp xếp là Gỗ, nước biển, thép.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Khi nói về quá trình truyền nhiệt, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào chưa chính xác?
A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
C. Truyền nhiệt trong chất khí chủ yếu bằng hình thức đối lưu
D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.
Lời giải:
Đáp án: D
Các chất khác nhau thì khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Các chất rắn cũng có chất dẫn nhiệt tốt, có chất lại dẫn nhiệt kém
Câu 2: Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
D. Từ vật ở trên cao sang vật ở dưới thấp
Lời giải:
Đáp án: B
Trong quá trình truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
Câu 3: Vì sao vào mùa đông, khi ra ngoài ta mặc áo bông thì giữ ấm được cơ thể?
A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
B. Sợi bông có thể hấp thụ được nhiệt từ mặt trời, làm cho áo nóng lên và ấm hơn
C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhệt độ bên trong áo bông.
Lời giải:
Đáp án: A
Vì bên trong áo bông có rất nhiều không khí, chúng trở thành lớp cách nhiệt, ngăn không cho nhiệt năng từ cơ thể ta truyền ra môi trường bên ngoài.
Câu 4: Một bức tượng bằng gỗ và một bức tượng bằng đồng có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào bức tượng đồng ta cảm thấy lạnh hơn bức tượng gỗ. Tại sao?
A. Ta nhận nhiệt lượng từ tượng đồng ít hơn từ tượng gỗ.
B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bức tượng nhưng nhiệt độ của tượng đồng tăng ít hơn.
C. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào tượng đồng ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào tượng gỗ.
D. Tay ta làm nhiệt độ tượng đồng giảm xuống và làm nhiệt độ tượng gỗ tăng thêm.
Lời giải:
Đáp án: C
Vì đồng là kim loại dẫn nhiệt tốt, và tốt hơn gỗ nhiều. Nên nên khi sờ vào tượng đồng ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào tượng gỗ.
Câu 5:
A. Vì số áo mỏng nhiều hơn một áo dày.
B. Vì nhiều áo mỏng giữ được nhiệt ấm hơn.
C. Vì khi ta vận động các lớp áo mỏng cọ xát vào nhau sinh ra nhiệt
D. Vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
Lời giải:
Đáp án: D
Vì khi mặc nhiều áo mỏng thì giữa các lớp áo có 1 lớp không khí. Lớp không khí này ngăn cản quá trình truyền nhiệt từ cơ thể ra môi trường bên ngoài, nên ta cảm thấy ấm hơn là mặc một áo dày.
Câu 6: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?
Lời giải:
- Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất. Nên khi đun nước bằng ấm nhôm thì nhiệt từ ngọn lửa truyền đến nước tốt hơn khi đun bằng ấm đất.
Do dó nước trong ấm nhôm sôi nhanh hơn
Câu 7: Trong chất lỏng và chất khí thì quá trình truyền nhiệt đối lưu xảy ra rất tốt. Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
Lời giải:
- Do đó quá trình truyền nhiệt đối lưu xảy ra với chất lỏng, chất khí rất tốt nhưng không xảy ra với chất rắn.Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
Do đó quá trình truyền nhiệt đối lưu xảy ra với chất lỏng, chất khí rất tốt nhưng không xảy ra với chất rắn.
Câu 8: Hằng ngày Trái Đất nhận rất nhiều nhiệt năng truyền đến từ Mặt Trời. Nhiệt Năng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?
Lời giải:
Bức xạ nhiệt. Nhiệt năng từ mặt trời truyền xuống Trái Đất phải đi qua một vùng chân không, ở đây không thể truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu được. Và Mặt Trời ở rất xa Trái đất nên cũng không truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt được.
Câu 9: Những người uống trà, cà phê nóng thường bỏ một cái thìa kim loại (tốt nhất là bằng bạc) vào cốc trước khi rót nước sôi vào đó. Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt giải thích tại sao họ làm như vậy?
Lời giải:
- Vì kim loại dẫn nhiệt rất tốt nên nhiệt độ của thìa gần như bằng nhiệt độ của chất lỏng (trà, cà phê) trong cốc. Do đó khi chạm tay vào thìa ta có thể ước chừng được nhiệt độ của chất lỏng có trong cốc.
Từ đó ta có thể xác định được việc đã nên uống trà, cà phê chưa, hay là nó còn quá nóng, uống vào có thể gây bỏng.
Câu 10: Tại sao các bể chứa xăng của các xe chở xăng dầu thường được sơn phủ một lớp nhũ màu trắng bạc?
Lời giải:
- Vì các màu sáng (trắng bạc) hấp thụ nhiệt do bức xạ rất ít. Các xe này lưu thông trên đường nên có rất nhiều ánh sáng mặt trời (tia bức xạ nhiệt) chiếu vào nó. Nếu được sơn màu tối thì nó hấp thụ nhiệt nhiều dẫn đến bình xăng có nhiệt độ cao và dễ gây cháy nổ.
Do vậy các bình xăng phải được sơn màu sáng để hạn chế việc hấp thụ nhiệt.
D. Bài tập bổ sung
Bài 1. Hãy so sánh tính dẫn nhiệt của các chất sau theo thứ tự từ tốt đến kém: đồng, sứ, gỗ, nước.
Bài 2. Đun cùng một lượng nước trong hai nồi làm bằng nhôm và bằng thuỷ tinh trên hai bếp giống hệt nhau thì nồi nào mau sôi hơn ? Vì sao ?
Bài 3. Vào những ngày trời nóng nực ta sờ vào mặt bàn nhôm và mặt bàn gỗ thì thấy mặt bàn nào mát hơn ? Vì sao ?
Bài 4. Vào ngày nóng nực, ở trong nhà gỗ ta thấy mát. Hãy giải hiện tượng đó.
Bài 5. Vào ngày trời lạnh, mặc một chiếc áo dày không ấm bằng mặc nhiều chiếc áo mỏng. Hãy giải thích hiện tượng đó.
Bài 6. Hai bình đậy nắp, chứa cùng một lượng nước, có nhiệt độ bằng nhau. Hỏi bình nào sẽ nguội nhanh hơn ? Vì sao ?
Bài 7. Vào ngày lạnh ta thường thấy chim, gà, vịt tuy không bị bệnh nhưng vẫn đứng xù lông. Hãy giải thích hiện tượng đó.
Bài 8. Nấu cùng một loại món ăn nhưng bằng hai nồi khác nhau là nồi đất và nồi nhôm ta sẽ cảm thấy thức ăn nấu bằng nồi đất thơm ngon hơn ở nồi nhôm. Theo kiến thức về sự dẫn nhiệt em hãy giải thích hiện tượng đó.
Bài 9. Có hai ấm nước, một ấm mới màu sáng còn ấm kia đã cũ và bám đầy mụi (lọ) đen.
a. Khi đem đun cùng một lượng nước trên hai bếp giống hệt nhau thì ấm nào mau sôi hơn ? Vì sao ?
b. Khi hai ấm nước đã sôi ta tắt hai bếp đi thì ấm nào nước nguội nhanh hơn ? Vì sao ?
Bài 10. Bình thủy có tính năng giữ nhiệt rất tốt. Em hãy giải thích vì sao bình thủy có thể giữ được nhiệt.
Bài 11. Trường hợp nào sau đây là sự truyền nhiệt bằng đối lưu ?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời đến Trái Đất.
B. Bỏ cái muỗng vào ly nước nóng làm cái muỗng cũng nóng theo.
C. Ngồi cạnh bếp lửa thấy ấm.
D. Khói may ra từ òng khói bếp lò.
Bài 12. Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt ?
A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt.
B. Vật có bề mặt tối và sần sùi.
C. Vật có bề mặt sáng và bóng loáng.
D. Vật dẫn điện tốt.
Bài 13. Hoạt động của chiếc đèn lòng kéo quân là dựa trên sự truyền nhiệt nào?
A. Đối lưu.
B. Bức xạ nhiệt.
C. Dẫn nhiệt.
D. Không dựa trên hiện tượng truyền nhiệt nào cả.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:
- Dạng 9: Cách giải bài tập về Nhiệt năng, nhiệt lượng (cực hay)
- Dạng 10: Tìm nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp trong bài toán chuyển thể
- Dạng 11: Biết nhiệt độ cân bằng tìm đại lượng khác trong bài toán chuyển thể
- Dạng 12: Dạng bài tập về Đồ thị của quá trình chuyển thể (cực hay)
- Dạng 13: Xác định thể của vật qua quá trình trao đổi nhiệt
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều