Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ (cực hay)

Bài viết Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ .

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ (cực hay)

A. Phương pháp giải

Học sinh cần nắm được kiến thức về sự bay hơi của chất lỏng và ngưng tụ của chất khí

1. Sự bay hơi

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi

Quảng cáo

Đặc điểm:

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

- Các chất có thể bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào

- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không những phụ thuộc điều kiện bay hơi (gió, nhiệt độ, diện tích mặt thoáng) mà còn phụ thuộc ngay bản chất của chất lỏng nữa.

- Trong những điều kiện như nhau thì các chất lỏng khác nhau có tốc độ bay hơi khác nhau.

2. Sự ngưng tụ

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ

Quảng cáo

Đặc điểm:

- Tốc độ ngưng tụ của một chất hơi càng lớn nếu nhiệt độ càng nhỏ

- Các chất có thể ngưng tụ ở bất kì nhiệt độ nào

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hơi nước chuyển từ thể hơi sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng của nước gọi là :

A. Sự ngưng tụ.

B. Sự bay hơi .

C. Sự đông đặc.

D. Sự nóng chảy.

Lời giải:

Đáp án: A

   Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Hơi nước đã ngưng tụ thành nước ở dạng lỏng.

Ví dụ 2: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

A. Nước trong cốc càng nhiều

B. Nước trong cốc càng ít

C. Nước trong cốc càng nóng

D. Nước trong cốc càng lạnh

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án: C

   Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Nhiệt độ chất lỏng càng cao thì khả năng bay hơi càng tốt.

Ví dụ 3: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sương mù

B. Mây

C. Sương đọng trên lá

D. Khói khi đốt rác

Lời giải:

Đáp án: D

   Sương mù, mây, sương đọng trên lá là do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại. Còn khói xuất hiện khi đốt rác không phải là sự ngưng tụ.

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Khi làm muối,người ta đã dựa vào hiện tượng nào của nước?

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

A. Bay hơi

B. Ngưng tụ

C. Đông đặc

D. Sự sôi

Lời giải:

Đáp án: A

Quá trinh làm muối như sau:

- Đầu tiên họ cho nước biển vào ruộng muối. nước trong biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng.

- Khi làm muối người ta đã áp dụng hiện tượng sự bay hơi của nước

Quảng cáo

Câu 2: Ta cho vài viên đá vào một cốc nước. Sau một lúc ta thấy bên ngoài thành cốc có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Hiện tượng đó là vì:

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.

B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài.

C. Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc.

D. Cả ba nguyên nhân trên.

Lời giải:

Đáp án: C

   Đó là vì thành cốc có nhiệt độ thấp (0°C) nên hơi nước ở trong không khí bị ngưng tụ lại và bám lên thành cốc.

Câu 3: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bao gồm những quá trình:

A. Bay hơi và ngưng tụ.

B. Nóng chảy và bay hơi.

C. Nóng chảy và ngưng tụ.

D. Bay hơi và đông đặc.

Lời giải:

Đáp án: A

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bao gồm những quá trình bay hơi và ngưng tụ.

- Trong tự nhiên nước từ suối, làng mạc… chảy ra sông, biển. Nước sông, biển bay hơi biến thành hơi nước.

- Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.

Câu 4: Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải

A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác động.

B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.

C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.

D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động.

Lời giải:

   Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải giữ cố định các điều kiện khác tác động đến quá trình bay hơi của hơi nước như: diện tích mặt thoáng, gió. Và chỉ thay đổi nhiệt độ của nước

Câu 5: Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để:

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

A. dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.

B. giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

C. hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.

D. đỡ tốn diện tích đất trồng.

Lời giải:

Đáp án: B

   Vì cây thoát nước qua lá, nên người ta phải cắt bớt lá để hạn chế sự mất nước của cây.

Câu 6: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?

Lời giải:

   Vì chất lỏng có thể bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào, và rượu là chất dễ bay hơi. Nên nếu không có nút đậy kín thì hơi rượu sẽ bay hết. Con nếu có nút đậy kín thì sự bay hơi bị ngăn cản nên rượu không bay hơi đi được.

Câu 7: Trong hơi thở của con người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh ?

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

Lời giải:

- Vào những ngày nhiệt độ bình thường hoặc nóng thì hơi nước từ miệng bay ra và tiếp tục bay hơi bay đi.

- Nhưng vào những ngày trời lạnh, hơi nước trong miệng bay ra gặp không khí lạnh nên bị ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. chính vì hơi nước bị ngưng tụ nên ta mới nhìn thấy được.

Câu 8: Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẩn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?

Lời giải:

- Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẩn không thay đổi. Nhiệt lượng cung cấp thêm sẽ làm cho chất lỏng bay hơi chứ không làm nó tăng nhiệt độ.

- Ở nhiệt độ này thì chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 9: Vào buổi sáng sớm, ta thường thấy những giọt sương bám trên lá cây. Buổi trưa thì không thấy nữa. Em hãy giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm và tại sao buổi trưa ta lại không thấy nữa?

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

Lời giải:

- Ta thấy những giọt sương trên lá vào sáng sớm là vì hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.

- Buổi trưa ta không thấy sương nữa vì: Về buổi trưa, nhiệt độ tăng lên, những giọt nước bay hơi hết vào không khí.

Câu 10: Tại sao khi bỏ hoa quả, thực phẩm vào tủ lạnh người ta thường gói kín chúng lại?

Cách giải bài tập Sự bay hơi, ngưng tụ cực hay

Lời giải:

- Tủ lạnh có nhiệt độ thấp, phần lớn hơi nước đều ngưng tụ.

- Vì thế độ ẩm trong tủ lạnh thấp.

- Khi ta bỏ rau quả vào tủ, nếu không gói kín chúng lại thì rau quả bị bay hơi nước dẫn đến héo úa.

- Mặt khác hơi từ thực phẩm sẽ làm cho tủ lạnh có mùi hôi.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 8 cực hay, có lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên