Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19 (có đáp án)

Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19 (có đáp án)

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 19 - Kết nối tri thức

I- Bài tập về đọc hiểu

Mùa xuân bên bờ sông Lương

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .

1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu?

a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời

b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn

c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um

2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?

a- Mịn hồng mơn mởn

b- Hung hung vàng

c- Màu vàng dịu

3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn?

a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai

b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn

c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà

(4). Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?

a- Đỏ, đen, hồng, xanh

b- Đỏ, hồng, xanh, vàng

c- Đỏ, hồng, xanh, đen

II- Bài tập vể Chính tả,Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Điền hoặc vào chỗ trống và chép lại khổ thơ sau của nguyễn Duy:

Đồng chiêm phả…..ắng….ên không,

Cánh cò dẫn gió qua thung ….úa vàng.

Gió …âng tiếng hát chói chang,

…ong…anh….ưỡi hái ….iếm ngang chân trời.

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã lên chữ in đậm và chép lại từ ngữ đúng:

- lí le/…………. - số le/…………..

- loang /……….. - vốn/………….

2. Đọc bài ca dao để điền vào ô trống tên tháng (cột A), tên hoạt động hoặc công việc nhà nông thường làm (cột B):

Tháng giêng là tháng ăn chơi

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Tháng ba thì đậu đã già

Ta đi ta hái về nhà phơi khô

Tháng tư đi tậu trâu bò

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm

Chờ cho lúa có đòng đòng

Bấy giờ ta sẽ trả công cho người

Bao giờ cho đến tháng mười

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta

Gặt hái ta đem về nhà

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

A

Tháng

B

Hoạt động, công việc nhà nông thường làm

……………….

Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa… )

……………….

Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Ba

………………………………………………..

…………………………………………………

……………….

Sắm sửa (chuẩn bị ) làm mùa (làm ruộng trồng lúa)

Mười

…………………………………………………..

3. Trả lời các câu hỏi sau:

(1) Khi nào trẻ em được đón Tết Trung thu?

…………………………………………………………………………..

(2) Cô giáo thường khen em khi nào?

…………………………………………………………………………..

(3) Ở nhà, em vui nhất khi nào?

……………………………………………………………………………

4. Viết tiếp lời tự giới thiệu và trò chuyện khi em đến nhà bạn mượn quyển truyện, gặp mẹ của bạn ra mở cửa:

- Cháu chào cô ạ!.....................................................................................

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………...

- Thế à! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi.

-…………………………………………………………………………..

ĐÁP ÁN

I- 1.a2.b3.c (4).b

II-1.

a)

Đồng chiêm phả nắng lên không,

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.

Gió nâng tiếng hát chói chang,

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

b) lí lẽ - số lẻ - loang lổ - lỗ vốn

2. Điền từ ngữ:

A

Tháng

B

Hoạt động, công việc nhà nông thường làm

Giêng

Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa…)

Hai

Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Ba

Hái đậu về nhà phơi khô

Tậu trâu bò

Năm

Sắm sửa (chuẩn bị) làm mùa (làm ruộng trồng lúa)

Mười

Gặt lúa, phơi khô quạt sạch (thóc lúa )

3. Gợi ý:

(1) Rằm tháng tám, trẻ em được đón Tết Trung thu.( hoặc: trẻ em được đón Tết Trung thu vào ngày rằm tháng tám)

(2) Cô giáo thường khen em khi em thuộc bài. (hoặc: Cô giáo thường khen em khi em biết giúp đỡ bạn..)

(3) Ở nhà, em vui nhất khi được bố mẹ khen ngoan. (Hoặc: ở nhà, em vui nhất khi gia đình quây quần đông đủ sau bữa cơm tối..)

4. Gợi ý (lời tự giới thiệu và trò chuyện)

- (Cháu chào cô ạ!) Cháu là Hương, bạn học cùng lớp với Phương Anh.

Cháu xin phép cô cho cháu gặp Phương Anh để mượn quyển truyện ạ.

- (Thế à! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi.)

- Dạ, cháu cảm ơn cô.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 19 - Chân trời sáng tạo

I. Đọc thầm văn bản sau:

MAI AN TIÊM

Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đầy An Tiêm ra đảo hoang.

          Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo.

          Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo.

Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả liền đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về. Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 

1. Vì sao Mai An Tiêm lại bị đầy ra đảo hoang ?

A. Bị vua cha hiểu lầm lời nói                    

B. Hãm hại nhà vua.

C. Vua cha ghét An Tiêm.

2. Vì sao Mai An Tiêm lại quyết định gieo thử hạt ?

A. Vì rảnh rỗi                         

B. Vì nghĩ thứ chim ăn được người cũng sẽ ăn được

C. Vì thích dưa hấu.

3. Theo em, Mai An Tiêm là người như thế nào ?

A. Lười biếng .                       

B. Hỗn láo với vua

C.   Chăm chỉ, thông minh và có lòng hiếu thảo.

4. Tưởng tượng nếu có 1 ngày em bị đầy hoang đảo, em sẽ mang theo thứ gì ? vì sao ?

III. Luyện tập: 

Bài 1.

a) oe hay oeo   :   sức kh…. ;   ngoằn ngh…..

b) ươu hay iêu: chim kh… .. ;   năng kh… ….

Bài 2. Nối từ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng cho phù hợp:

Từ ngữ chỉ sự vật 

Từ ngữ chỉ đặc điểm 

Bác lái xe

say sưa bên giảng đường.

Chị sinh viên

đang đọc báo .

Ông nội

chăm chú nhìn cung đường. 

Bài 3. Giải những câu đố về đồ dùng học tập sau:

Cây suôn đuồn đuột         

Trong ruột đen thui

Con nít lui cui        

Dẫm đầu đè xuống !        

Là ………………….

Da tôi màu trắng

Bạn cùng bảng đen

Hãy cầm tôi lên

Tôi làm theo bạn.

Là ………………….

Bài 4. Viết 3 – 4 câu nói về 1 nơi thân quen của em:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2

ĐÁP ÁN - TUẦN 19

I. Luyện đọc văn bản: 

- Học sinh tự đọc văn bản. 

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 

1. A

2. B

3. C

4. Tưởng tượng nếu có 1 ngày em bị đầy hoang đảo, em sẽ mang theo thứ gì ? vì sao ?

Em sẽ mang theo chiếc bản đồ vì nó có thể giúp em biết được mình đang ở đâu.

III. Luyện tập: 

Bài 1.

a) oe hay oeo   :   sức khỏe ;   ngoằn nghoèo

b) ươu hay iêu: chim khướu ;   năng khiếu

Bài 2. Nối từ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng cho phù hợp:

Từ ngữ chỉ sự vật 

Từ ngữ chỉ đặc điểm 

Bác lái xe

chăm chú nhìn cung đường. 

Chị sinh viên

say sưa bên giảng đường.

Ông nội

đang đọc báo .

Bài 3. Giải những câu đố về đồ dùng học tập sau:

Cây suôn đuồn đuột         

Trong ruột đen thui

Con nít lui cui        

Dẫm đầu đè xuống !        

Là cái bút chì. 

Da tôi màu trắng

Bạn cùng bảng đen

Hãy cầm tôi lên

Tôi làm theo bạn.

Là cục phấn trắng. 


Bài 4. Viết 3 – 4 câu nói về 1 nơi thân quen của em:

Nơi thân thuộc nhất với em đó là ngôi nhà của mình. Ở ngôi nhà này em được sống với những người thân yêu. Được mọi người yêu thương, che chở, lo lắng. Em rất yêu ngôi nhà của mình.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 19 - Cánh diều

Bài 1: Đọc bài sau:

NÀNG TIÊN BỐN MÙA

          Mùa xuân ấm áp đã đến. Nàng tiên mùa xuân mang gió xuân rải màu xanh khắp các cánh đồng. Chim én vội vã bay về làm tổ, còn vịt con mải mê bắt tôm, bắt cá. Mùa xuân vừa qua đi, nàng tiên mùa hè đã vội đến ngay. Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi. Bé chạy ra ngoài tắm nắng, còn mẹ thì mang quần áo ra phơi. Nàng tiên mùa thu bay tới ngay sau mùa hè. Nắng phủ màu vàng ruộm lên khắp mặt đất. Ông nội vội đi thu gom lương thực cho những ngày đông. Mùa thu mát mẻ chẳng mấy chốc đã trôi qua, nhường chỗ cho nàng tiên mùa đông bay đến. Sương mù phủ trắng khắp nơi.

 (Theo Truyện cổ tích)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Trong bài có những chi tiết nào nói về mùa xuân?

A. Chim én bay về làm tổ, vịt con bắt tôm, bắt cá.             

B. Gió xuân rải màu xanh khắp các cánh đồng.

C. Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi.

2. Mùa hè đến, bé và mẹ làm gì?

A. Bé tắm nắng, còn mẹ phơi quần áo. 

B. Bé và mẹ cùng tắm nắng và phơi quần áo.

C. Bé và mẹ cùng nhau tắm nắng.

3. Những chi tiết nào nói về mùa thu?

A. Nắng phủ màu vàng ruộn lên khắp mặt đất,

B. Ông nội thu gom lương thực cho mùa đông.

C. Khắp nơi phủ trăng sương mù.

4Vì sao mỗi mùa đều được tác giả gọi là nàng tiên?

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...

5Câu “Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi.” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu dưới đây?

a. Ai là gì?                       b. Ai làm gì?                    c. Ai thế nào?

Bài 2: Chọn hoặc n điền vào chỗ trống và giải các câu đố sau:

a. Chim gì hay ...ói nhiều ...ời?                                

- Là chim....................

b.  Tôi thường đi cặp với chuyên

Để nên đức tính siêng ...ăng học hành

    Không huyền ...ảy mực công bằng

Nhờ tôi trọng ...ượng phân minh rõ ràng.

- Là những chữ:..................................

          

Bài 3: Điền tên mùa thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a. ....................... về làm cho hoa đua nhau nở, chim chóc hót vang.

b. ........................... nhắc học sinh nhớ ngày tựu trường.

c. Tiếng ve kêu rộn ra, hoa phượng thắp đỏ sân trường, ấy là .................... đã đến.

d. ....................... cây cối ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi nảy lộc.

          

Bài 4: Viết câu trả lời cho bộ phận in đậm:

a. Khi nào em được phá cô, rước đèn ông sao?

………………………………………………………………………………………...

b. Khi nào học sinh được nghỉ hè?

………………………………………………………………………………………...

c. Khi nào em thấy vui nhất.

………………………………………………………………………………………...

Bài 5: Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong đoạn thơ sau rồi điền vào chỗ trống trong ngoặc đơn:

Đựng trong chậu thì mềm (cứng/rắn)

Rửa bàn tay sạch quá (.....................)

Vào tủ lạnh hóa đá (...................)

Rắn như đá ngoài đường (......................)

Sùng sục trên bếp đun (.....................)

Nào tránh xa kẻo bỏng (........................)

Bay hơi là nhẹ lắm (.......................)

Lên cao làm mây trôi. (.........................)       

(Theo Vương Trọng)

Bài 6: Gạch chân những từ ngữ chỉ sự vật cho em biết đoạn thơ sau nói về mùa xuân. 

Một ngày kia, ngày kia

Én bay về khắp ngả

Đất trời đầy mưa bụi

Gọi mầm cỏ bật lên

Bàng xòe những lá non

Xoan rắc hoa tím ngát

Đậu nảy mầm ngơ ngác

Nhìn hoa gạo đỏ cành...

(Lê Quang Trang)

Bài 7: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

          Trưa hè, ve kêu ................... (nỉ non, da diết, ri rỉ, ra rả). Nắng ............... (chói lọi, chói sáng, chói chang, chói lói) như trút lửa đổ xuống mặt đất. Thời tiết thật là ........................... (nóng sốt, nóng nảy, nóng hổi, nóng nực), ai cũng chỉ muốn đi tắm. 

Bài 8: Bướm Trắng đang bay lượn trong vườn hoa thì gặp chị Ong Vàng đang say sưa bắt sâu tìm mật. Bướm trắng nói: “Chào chị Ong Vàng! Chị có nhận ra em không? Em là Bướm Trắng đây”. 

                Em hãy thay Ong Vàng đáp lại lời chào của Bướm Trắng và ghi lại.

ĐÁP ÁN – TUẦN 19

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

a,b

a

a,b

Gợi ý: Vì mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều đáng yêu.

c

Bài 2: 

a. Chim gì hay nói nhiều lời?                         - Là chim vẹt (khướu)

b. Tôi thường đi cặp với chuyên

    Để nên đức tính siêng năng học hành

    Không huyền nảy mực công bằng

    Nhờ tôi trọng lượng phân minh rõ ràng.    - Là những chữ: cần, cân

Bài 3: 

a. Mùa xuân           b. Mùa thu             c. Mùa hè               d. Mùa đông

Bài 4: Gợi ý

a. Rằm trung thu, em được phá cô, rước đèn ông sao.

b. Tháng sáu học sinh được nghỉ hè

c. Khi được đi chơi em thấy vui nhất.

Bài 5:

Đựng trong chậu thì mềm (cứng/rắn)

Rửa bàn tay sạch quá (bẩn)

Vào tủ lạnh hóa đá (ra)

Rắn như đá ngoài đường (mềm)

Sùng sục trên bếp đun (dưới)

Nào tránh xa kẻo bỏng (gần)

Bay hơi là nhẹ lắm (nặng)

Lên cao làm mây trôi. (thấp)

Bài 6: Một ngày kia, ngày kia

Én bay về khắp ngả

Đất trời đầy mưa bụi

Gọi mầm cỏ bật lên

Bàng xòe những lá non

Xoan rắc hoa tím ngát

Đậu nảy mầm ngơ ngác

Nhìn hoa gạo đỏ cành...

Bài 8:

Trưa hè, ve kêu  ra rả. Nắng chói chang như trút lửa đổ xuống mặt đất. Thời tiết thật là nóng nực, ai cũng chỉ muốn đi tắm.

Bài 9:

Gợi ý:

Ong Vàng:

- Chào Ong Vàng. Chị quên em thế nào được!

(- Ong Vàng đấy à! Lâu lắm rồi chị không gặp em đấy!...)

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 2 các môn học
Tài liệu giáo viên