Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 22 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 22 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 22 (có đáp án)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 22 - Kết nối tri thức
I- Bài tập về đọc hiểu:
Những con chim ngoan
Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn một con mới đến bờ.
Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:
- Pi..u! Nằm xuống!
Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử bước đi. Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:
- Cru, cru…! Nhảy lên! Chạy đi!
Loáng một cái, cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cắm cổ chạy đến với mẹ.
“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”.
(Theo N. Xla-tkốp)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nghe lệnh “Nằm xuống” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?
a- Nằm bẹp ngay xuống nước
b- Nằm rạp ở mép vũng nước
c- Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ
2. Nghe chim mẹ gọi “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?
a- Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ
b- Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ
c- Bật dậy, vừa hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích
3. Vì sao tác giả nghĩ rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?
a- Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ
b- Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết
c- Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ
(4). Theo em, lời khuyên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?
a- Hãy lắng nghe lời nói của cha mẹ
b- Hãy yêu quý những con chim nhỏ
c- Hãy ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ
II- Bài tập về chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:
a) r hoặc d, gi
- con ……….um/……….. -…..ừng xanh/………. |
-….um sợ/………….. -…….ừng lại/………. |
b) cổ hoặc cỗ
- truyện……/………. -……..bài/………… |
- ăn ……../……… - hươu cao……/……… |
2. Chọn tên loài chim thích hợp (quạ, cuốc, cò hương, gà, sáo) điền vào mỗi chỗ trống:
(1) Gầy như ………………
(2) Học như…………kêu
(3) Chữ như………..bới
(4)…….tắm thì ráo, ……….tắm thì mưa
3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi đặt dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm.
Cò là người bạn thân thiết của người nông dân….. Lúc cày cấy……. khi làm cỏ…. người nông dân luôn có cò bên cạnh .cả trong lời mẹ ru cũng có cánh cò “bay lả bay la ”
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
4. Viết 3 – 4 câu nói về tiếng hót (kêu) của một loài chim mà em biết.
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
I- 1.a2.b3.c (4).c
II-
1.
a) con giun- run sợ; rừng xanh – dừng lại
b) truyện cổ- ăn cỗ; cỗbài – hươu cao cổ
2.
(1) Gầy như cò hương; (2) Học như cuốc kêu
(3) Chữ như gà bới; (4) Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
3. Cò là người bạn thân thiết cảu người nông dân. Lúc cày cấy, khi làm cỏ, người nông dân luôn có cò bên cạnh. Cả trong lời mẹ ru cũng có cánh cò “bay lả bay la”
4. VD: Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 22 - Chân trời sáng tạo
I. Đọc thầm văn bản sau:
TRÍCH ĐOẠN CHUYỆN BỐN MÙA
Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn đào. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ
Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng:
– Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý Xuân cả.
Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:
– Nếu không có những tia nắng ấm áp của nàng Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm cây trái trĩu nặng…
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà chúa Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bàc vui vẻ nói chuyện:
– Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được. Cháu có công ấp ủ mầm sống để Xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu ai cũng đều có ích, ai cũng đều đáng yêu…
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Vì sao Đông cho rằng Xuân là người sung sướng nhất ?
A. Vì Xuân xinh đẹp
B. Vì Xuân có nhiều tiền bạc.
C. Vì Xuân có nhiều người yêu mến.
2. Xuân đã khen Hạ điều gì ?
A. Nóng bức B. Nhờ Hạ mà cây trái trĩu quả C. Học sinh được nghỉ hè
3. Bà chúa Đất đã nói ai là gười có nhiều lợi ích nhất ?
A. . Xuân B.Xuân và Hạ C. Cả 4 mùa đều có lợi ích tốt đẹp.
4. Em thích mùa nào nhất trong năm ? vì sao?
III. Luyện tập:
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ) kì …….., mặt ……..., người ……..., ……… ùng
Bài 2. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của mỗi con vật trong hình:
Bài 3. Viết 3 -4 câu kiểu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? để nói về:
Gà trống:…………………………………………………………
Chú khỉ :…………………………………………………………….
Bài 4. Hãy viết 2 câu trong đó có dùng ít nhất 2 dấu chấm, 2 dấu phẩy.
ĐÁP ÁN - TUẦN 22
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
1. C
2.B
3. C
4. Em thích mùa nào nhất trong năm ? vì sao?
Em thích nhất mùa Hạ, vì mùa hạ là mùa chúng em được nghỉ hè sau một năm học tập vất vả.
III. Luyện tập:
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ) kì lạ, mặt nạ, người lạ, lạ lùng
Bài 2. Viết từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của mỗi con vật trong hình:
- Con hổ
- Sân bóng
- Bông hoa
Bài 3. Viết 3 -4 câu kiểu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? để nói về:
Gà trống:
- Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức mỗi sáng của em.
- Chú gà trống làm việc vụ gọi mọi người thức dậy.
- Chú gà trống thật là chăm chỉ.
Chú khỉ:
- Chú khỉ là loài vật em yêu thích nhất
- Chú khỉ làm xiếc rất giỏi.
- Chú khỉ thật là đáng yêu.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 22 - Cánh diều
Bài 1: Đọc bài sau:
VỆ SĨ CỦA RỪNG XANH
Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng.
Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nhìn như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới 3 mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân mình nặng gần ba chục cân lên bầu trời cao.
Cánh đại bàng rất khỏe, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo và trong như thủy tinh. Lông cánh đại bàng dài tới 40 phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạt giang vậy.
Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khoẻ và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy sức khoẻ của mình để bắt nạt các giông chim khác.
Hình ảnh con chim đại bàng trở thành hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của nhân dân miền
(Theo Thiên Lương)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Bài văn tả chim đại bàng ở vùng nào?
a. Vùng núi phía Bắc.
b. Vùng rừng núi Trường Sơn.
c. Vùng Tây Nguyên.
2. Khi vỗ cánh bay lên cao, đại bàng được tác giả so sánh với gì?
a. Một cánh diều. b. Một chiếc thuyền. c. Một chiếc tàu lượn.
3. Vì sao tiếng đại bàng vỗ cánh được anh chiến sĩ gọi là “dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời”?
a. Vì đại bàng đập cánh rất nhanh.
b. Vì cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát: những tiếng kêu vi vút, vi vút.
c. Vì cánh đại bàng đập vào nhau tạo ra tiếng kêu.
4. Vì sao đại bàng được gọi là “vệ sĩ của rừng xanh”?
a. Vì nó có sải cánh rất vĩ đại.
b. Vì móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạt giang.
c. Vì đại bàng rất khỏe nhưng không cậy sức của mình để bắt nạt các giống chim khác.
5. Hình ảnh chim đại bàng trở thành hình tượng của điều gì?
a. Vệ sĩ của rừng xanh.
b. Dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời.
c. Lòng khao khát tự do và tinh thần dũng cảm.
6. Viết tiếp vào chỗ trống cho thành câu:
Em rất yêu thích chim đại bàng. Đó là một loài chim ……………………
Bài 2 : a. Điền: a. r, d hay gi?
a1. … ọt nước a2. … iêng rẽ a3. ngồi … ữa
a4. … u lịch a5. lá … ong
b. Dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm?
b1. văng văng b2. tho the b3. ngân ngơ
b4. quả vú sưa b5. nghi ngơi
Bài 3: Trong mỗi dãy từ sau, có một từ không thuộc nhóm, đó là từ nào?
a. Từ ngữ chỉ tên các loài chim : chào mào, sáo sậu, cú mèo, cò, sóc, công, vẹt, đại bàng, gõ kiến.
b. Từ chỉ tiếng hót của các loài chim : líu lo, ríu rít, gâu gâu, choách choách, thánh thót, vi vút, véo von.
Bài 4: Tên các loài chim nào có thể điền vào chỗ trống trong các thành ngữ sau:
a. Nhanh như ……………
b. Hót như……………
c. Lủi như……………
d. Bỡ ngỡ như……………lạc vào rừng.
e. Gầy như……………
(chim chích, cuốc, cò hương, cắt, khướu)
Bài 5: “Vệ sĩ của rừng xanh” là cách gọi hình ảnh chim đại bàng. Em hãy tìm tên các loài chim phù hợp với những cách gọi sau:
a. “Cánh chim báo mùa xuân”
b. “Con chim báo nhà có khách”
c. “Con chim có tiếng kêu báo mùa vải chín”
d. “Dũng sĩ diệt chuột”
e. “Bạn nhà nông”
Bài 6: Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào chỗ trống:
Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm .... (1) Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn .... (2) được việc .... (3) nhảy cứ liên liến ..... (4) Hai chiếc cánh nhỏ xíu ..... (5) Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút.
Bài 7: Điền thêm dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu dưới đây, rồi chép lại đoạn văn cho đúng (nhớ viết hoa chữ đầu câu).
Trên vòm lá dày ướt đẫm những con chim Klang mạnh mẽ dữ tợn bắt đầu
dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch cất lên những tiếng kêu khô
sắc chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả.
(Theo Đoàn Giỏi)
Bài 8: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn miêu tả chú chào mào:
Chú chào mào có chỏm lông đen ở trên đầu giống như ………….trông…………. Đôi mắt đen như…………., lúc nào cũng …………. Cái mỏ …………. của chú mổ thức ăn nhanh …………. Chú cất tiếng hót …………., véo von suốt ngày nghe thật ………….
(lanh lảnh, hạt đậu, thoăn thoắt, thật ngộ, vui tai, long lanh, cái mào, nhỏ xíu)
ĐÁP ÁN – TUẦN 22
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
b |
c |
b |
c |
c |
Ví dụ: Em rất yêu thích chim đại bàng. Đó là một loài chim to, khỏe và bay rất cao. |
Bài 2:
a.
a1. giọt nước a2. riêng rẽ a3. ngồi giữa
a4. du lịch a5. lá dong
b.
b1. văng vẳng b2. thỏ thẻ b3. ngẩn ngơ
b4. quả vú sữa b5. nghỉ ngơi
Bài 3:
a. sóc b. gâu gâu
Bài 4:
a. cắt
b. khướu
c. cuốc
d. chim chích
e. cò hương
Bài 5:
a. chim én b. chim sáo (hoặc khứu, vẹt) c. chim tu hú
d. chim cú mèo e. chim sâu
Bài 6:
(1) chấm, (2) phẩy, (3) phẩy, (4) chấm, (5) chấm.
Bài 7:
Trên vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ dữ tợn bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc. Chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả.
Bài 8:
Thứ tự các từ cần điền: cái mào, thật ngộ, hạt đậu, long lanh , nhỏ xíu, thoăn thoắt, lanh lảnh, vui tai
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3