Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 21 (có đáp án)
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 21 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 21 (có đáp án)
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21 - Kết nối tri thức
I- Bài tập về đọc hiểu
Chim chiền chiện
Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ.
Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao la.
Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ.. Tiếng chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
(Theo Ngô Văn Phú)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Hình dáng chim chiền chiện có những điểm gì khác chim sẻ?
a- Áo màu nâu sồng, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp
b- Áo màu đồng thau, chân cao và mảnh, đầu rất đẹp
c- Áo màu đồng thua, chân cao và mập, đầu rất đẹp
2. Khi nào chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời?
a- Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê
b- Khi chiều thu buông xuống, lúc đồng bãi vắng vẻ
c- Khi chiều thu buông xuống, vùng trời và đất bao la.
3. Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả thế nào?
a- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu mượt mà quyến rũ
b- Trong sáng diệu kì, ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ
c- Trong sáng diệu kì, ríu rít từng hồi, âm điệu hài hòa quyến luyến
(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ nhận xét về tiếng chim chiền chiện?
a- Là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời
b- Là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất
c- Là sợi dây gắn bó, giao hòa giữa trời và đất
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Ghép các từ ngữ và viết lại cho đúng chính tả:
a) M:
Trả bài trả bài chả |
Trẻ củi ………. chẻ |
Trở đò ………. chở |
Trổ bông ……… chổ |
b) tuốt
tuốt lúa …….. tuốc |
buột chặt ………. buộc |
suốt ngày ………. suốc |
thuột bài ……….. thuộc |
2. Xếp tên các loài chim dưới đây vào đúng cột trong bảng:
Chiền chiện, bồ câu, diều hâu, gà, chích chòe, vịt, tu hú, ngỗng, cú mèo, ngan (Vịt xiêm)
Loài chim nuôi trong nhà |
Loài chim sống hoang dại |
………………………… ………………………… ………………………… |
………………………….. ………………………….. …………………………. |
3. a) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi:
(1) Người nông dân trồng lúa ở đâu?
-…………………………………………………..
……………………………………………………
(2) Chim chiền chiện thường hót ở đâu?
-…………………………………………………..
…………………………………………………..
b) Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu:
(1) Mẹ dạy em tập viết ở nhà
-…………………………………………….
(2) Chim hải âu thường bay liệng trên mặt biển
-………………………………………………
4. a) Viết lời đáp của em vào chỗ trống:
Em dắt tay một người bạn khiếm thị qua đường. Bạn nói: “Cảm ơn bạn đã giúp đỡ mình!”
Em đáp lại:………………………………………..
……………………………………………………..
b) Viết 2- 3 câu về một loài chim nuôi trong nhà (hoặc chim sống hoang dại) mà em biết.
Gợi ý: Đó là con gì? Hình dáng nó có gì nổi bật (về bộ lông hay đôi cánh, đầu, mỏ, chân..)? Hoạt động chủ yếu của nó ra sao (hót hoặc bay, nhảy, đi lại, ăn uống, kiếm mồi.. )?
ĐÁP ÁN
I- 1.b 2.a3.b (4).c
II- 1.
a) chẻ củi – chở đò – trổ bông
b) tuốt lúa- buộc chặt – suốt ngày – thuộc bài
2.
Loài chim nuôi trong nhà |
Loài chim sống hoang dại |
Bồ câu, gà, vịt, ngỗng, ngan (vịt xiêm) |
Chiền chiện, diều hâu, chích chòe, tu hú, cú mèo |
3. a) VD: (1) Người nông dân trồng lúa ở đồng ruộng
(2) Chim chiền chiện thường hót trên không trung.
b) VD : (1) Mẹ dạy em tập viết ở đâu?
(2) Chim hải âu thường bay liệng ở đâu?
4. a) VD: Mình chỉ giúp bạn một việc nhỏ thôi mà.
b) VD:
(1) Nhà bà ngoại em có nuôi một con gà trống, đó là con vật mà em rất thích. Bộ lông nó sặc sỡ nhiều màu sắc, trông thật thích mắt. Mỗi lần em về thăm bà, lại được nghe tiếng gà trống gáy dõng dạc ngoài sân: “Ò…ó..o..o ! Ò..ó…o..o!”
(2) Em thích nhất loài chim sâu. Chim sâu có đôi chân nhỏ nhắn và cái mỏ xinh xinh. Đôi chân nhỏ giúp chim sâu chuyền cành, cái mỏ xinh gắp những con sâu ở thân cây nhanh thoăn thoắt.
(3) Trong thế giới loài chim, em thích nhất chim bồ câu. Nó có bộ lông màu trắng tinh, hai mắt tròn xoe như hai hạt nhãn tiêu. Ban ngày, bồ câu đi kiếm ăn. Nó thường ăn hạt đậu, hạt thóc. Buổi tối, bồ câu bay về làm tổ trên những thân cây. Bồ câu còn là một chú chim biết đưa thư nên ai ai cũng quý nó. Em coi nó như một người bạn thân nhất của em.
(4) Chim hoàng yến là loài chim em thích nhất. Mỏ chúng rất ngắn, bộ lông của chúng có màu xanh ô liu. Chúng hót rất hay. Tiếng hót của chúng véo von như ca sĩ của rừng xanh. Ôi, chim hoàng yến thật đáng yêu làm sao!
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21 - Chân trời sáng tạo
I. Đọc thầm văn bản sau:
SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông. Gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
Em rét không? Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
-Ấm quá! Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé! Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phủi chiếc quạt. Lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.
Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
(Theo Trần Mạnh Hùng)
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. Khi lũ đâng cao, chị Nết đã đưa Na đi tránh lũ bằng cách nào ?
A. Đi xe đạp
B. Dắt tay nhau chạy
C. Cõng em.
2. Bàn chân của Nết bị sao khi cõng em chạy lũ ?
A. Bong móng chân
B. Ngày càng săn chắc
C. Chảy máu
3. Hoa tỉ muội có điều gì đặc biệt ?
A. Bông hoa lớn che chở cho bông hoa bé
B. Mọc riêng lẻ
C. Có nhiều màu.
4. Vì sao dân làng lại gọi hoa đó là hoa tỉ muội ?
III. Luyện tập:
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
a. (lạ/nạ) kì …….., mặt ……..., người ……..., ……… ùng
b. (lo/no) …….. lắng, ………nê, ……. âu, ……ấm
Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:
(lạnh buốt , nóng nực , đua nở ,mát mẻ, cốm, cơn mưa phùn, du lịch)
Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những ………lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa……..Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến ……….Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió ………, với hương………mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại trong những cơn gió………
Bài 3. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi người, mỗi vật trong hình:
Bài 4. Khoanh tròn trước kiểu câu Ai thế nào trong những câu sau:
a) Bố em dậy sớm tập thể dục.
b) Hoa tỉ muội tươi hồng trong nắng sớm.
c) Chăm chỉ là đức tính mỗi chúng ta cần rèn luyện.
Bài 5. Nói lời đáp trong những trương hợp sau.
a) – Cậu đến dự sinh nhật của mình vào tối mai nhé !
b) – Cháu thật là một cô bé ngoan ngoãn, đáng yêu đấy !
ĐÁP ÁN - TUẦN 21
I. Luyện đọc văn bản:
- Học sinh tự đọc văn bản.
II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: 1. C
2. C
3. A
4. Vì sao dân làng lại gọi hoa đó là hoa tỉ muội ?
Vì hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Nên dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
III. Luyện tập:
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
a. (lạ/nạ) kì lạ, mặt nạ, người lạ, lạ lùng
b. (lo/no) lo lắng, no nê, lo âu, no ấm
Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:
Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những cơn mưa phùn lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa đua nở. Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến du lịch .Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió mát mẻ, với hương cốm mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại trong những cơn gió lạnh buốt.
Bài 3. Viết câu nêu đặc điểm của mỗi người, mỗi vật trong hình:
- Ngọn núi rất cao.
- Bạn nhỏ chạy rất nhanh.
Bài 4. Khoanh tròn trước kiểu câu Ai thế nào trong những câu sau:
a) Bố em dậy sớm tập thể dục.
b) Hoa tỉ muội tươi hồng trong nắng sớm.
c) Chăm chỉ là đức tính mỗi chúng ta cần rèn luyện.
Bài 5. Nói lời đáp trong những trương hợp sau.
a) – Cậu đến dự sinh nhật của mình vào tối mai nhé !
→ Cảm ơn cậu, mai mình sẽ tới dự sinh nhật của cậu.
b) – Cháu thật là một cô bé ngoan ngoãn, đáng yêu đấy !
→ Dạ, cháu cảm ơn bác ạ.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 21 - Cánh diều
Bài 1: Đọc bài sau:
HỌA MI HÓT
Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu!
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Đoạn văn nói về tiếng hót của Họa Mi vào thời gian nào?
a. Mùa xuân b. Mùa hè c. Mùa thu
2. Những hình ảnh nào cho thấy khi Họa Mi hót, cảnh vật có sự đổi thay kì diệu?
a. Trời bỗng sáng thêm ra. Da trời bỗng xanh cao.
b. Những luồng ánh sáng hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ lấp lánh thêm.
c. Mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
d. Sóng trên biển cả nổi lên cuồn cuộn.
e. Hoa bừng giấc xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi.
g. Các loài chim dạo lên khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đổi mới.
3. Chim, Hoa, Mây, Nưóc nghĩ như thế nào về tiếng hót kì diệu của Họa Mi?
a. Họa Mi hót báo hiệu mùa xuân đến.
b. Tiếng hót của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng.
c. Tiếng hót của Họa Mi làm cho tất cả bừng giấc.
4. Họa Mi thấy trong lòng như thế nào? Và Họa Mi làm gì?
a. Họa Mi thấy rất tự hào, cất lên tiếng hót mê li.
b. Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
c. Họa Mi thấy kiêu hãnh, không hót nữa.
5. Câu nào nêu đúng nội dung bài văn nhất?
a. Bài văn tả con chim Họa Mi.
b. Bài văn tả cảnh đẹp mùa xuân.
c. Bài văn ca ngợi tiếng hót của Họa Mi, ca ngợi sự biến đổi đẹp đẽ, kì diệu, bừng lên sức sống của cảnh vật khi mùa xuân đến.
6. Khi Họa Mi hót, bầu trời, ánh sáng, mây, hoa và chim đều có sự đổi thay kì diệu tạo nên bức tranh, bản nhạc của mùa xuân. Em yêu thích hình ảnh nào nhất?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2: Điền vào chỗ trống: ch hay tr?
Mặt … ời càng lên tỏ
Bông lúa … ín thêm vàng
Sương … eo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận … ời xanh
Chiền … iện cao tiếng hót.
(Trần Hữu Thung)
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (chim sẻ, gà mái, gà trống, vịt, chim én, chim cuốc)
a. Bay ngang bay dọc báo hiệu xuân về, là đàn ……….
b. Tiếng kêu da diết, ở bụi ở bờ, báo mùa hè tới là con ……….
c. Chưa sáng đã la, cả làng thức dậy, là anh ……….
d. Chưa đẻ đã khoe “cục ta cục tác”, là chị ……….
e. Lạch bà lạch bạch, chân thấp bơi giỏi, là anh chàng ……….
g. Làm tổ đầu nhà, suốt ngày ríu rít, là đàn ……….
Bài 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi “Ở đâu”trong mỗi câu sau:
a. Chim én bay trên mặt nước sông Hồng.
b. Chim chích chòe đậu trên cành cây cao trước nhà.
Bài 5: Nối từng ô ở cột bên trái với câu trả lời thích hợp ở cột bên phải:
a. Bông cúc trắng mọc ở đâu? |
|
1. Chim sơn ca bị nhốt trong lồng. |
b. Chim sơn ca bị nhốt ở đâu? |
|
2. Em làm thẻ đọc sách ở thư viện. |
c. Em làm thẻ đọc sách ở đâu? |
|
3. Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. |
Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn nói về loài chim em thích:
Nhà em mới nuôi một đôi chim bồ câu. Con trống có bộ lông ……. (1).Con mái có bộ lông ……. (2). Ngày ngày, đôi chim bồ câu ………. (3) vào vườn kiếm ăn. Chúng sống thật ……. (4) và ……. (5) bên nhau.
(màu trắng, rủ nhau, vui vẻ, màu xám, hạnh phúc)
Bài 7: Cũng như Họa Mi, mỗi loài chim đều có vẻ đáng yêu. Em hãy viết từ 4 – 6 câu tả hình dáng, hoạt động của một loài chim mà em yêu thích
..............................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 21
Bài 1:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
a |
a, b, c, e, g |
c |
b |
c |
Ví dụ: Em thích hình ảnh họa mi hót đánh thức các loài chim, thúc giục chúng dạo những khúc nhạc rộn rã, vui tươi. |
Bài 2:
trời, chín, treo, trời, chiện
Bài 3:
a. chim én b. chim cuốc c. gà trống
d. gà mái e. vịt g. chim sẻ
Bài 4:
a. Chim én bay ở đâu?
b. Chim chích chòe đậu ở đâu?
Bài 5: Nối: a-3; b-1; c-2.
Bài 6:
(1) màu xám, (2) màu trắng, (3) rủ nhau, (4) vui vẻ, (5) hạnh phúc.
Bài 7:
Ví dụ: Chú chim bồ câu chỉ to bằng cái bắp chuối bé. Bộ lông của nó màu xám pha xanh lục. Đôi mắt nó màu đen được viền một đường tròn đỏ. Hai cánh úp dài theo thân và che kín hai bên lườn.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 CD
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 có đáp án hay khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 2 của các bộ sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3