Đề kiểm tra 1 tiết Toán 7 Chương 3 Hình học có đáp án, cực hay (8 đề)



Đề kiểm tra 1 tiết Toán 7 Chương 3 Hình học có đáp án, cực hay (8 đề)

Để ôn luyện và làm tốt các bài kiểm tra Toán lớp 7, dưới đây là Top 8 Đề kiểm tra 1 tiết Toán 7 Chương 3 Hình học có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài kiểm tra môn Toán lớp 7.

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm - Đề 1)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Cho tam giác ABC có AB = AC = 13cm, BC = 10cm. Độ dài đường trung tuyến AM là:

A. 12cm      B. 10cm      C. 8cm      D. 6cm

Câu 2: Bộ ba đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác:

A. 3cm, 8cm, 10cm

B. 1cm, 5cm, 4cm

C. 5cm, 7cm, 15cm

D. 6cm, 7cm, 13cm

Câu 3: Cho tam giác ABC có ∠A = 55o, ∠B = 75o. Khi đó

A. AC < BC < AB      B. BC < AB < AC

C. BC > AB > AC      D. AC > BC > AB

Câu 4: Cho tam giác ABC có AB < AC. Đường cao AH. Khi đó khẳng định nào sau đây đúng?

A. BH > HC           B. BH < HC

C. BH = HC           D. AB < AH

Câu 5: Trong một tam giác, điểm cách đều ba cạnh là:

Quảng cáo

A. Giao điểm ba đường trung tuyến

B. Giao điểm của ba đường trung trực

C. Giao điểm ba đường phân giác

D. Giao điểm ba đường cao

Câu 6: Trong tam giác ABC nếu AB = 5cm, AC = 12cm. Thì độ dài cạnh BC có thể là:

A. 5cm      B. 8cm      C. 6cm      D. 18cm

Câu 7: Cho tam giác MNP có MN = 11cm, NP = 10cm, MP = 20cm. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. N < M < P           B. M > P > N

C. P < M < N           D. M < P < N

Câu 8: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên hai cạnh AB và AC lần lượt lấy các điểm M và N. Đáp án nào sau đây sai

A. BC > AC           B. MN > BC

C. MN < BC           D. BN > BA

Câu 9: Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường cao thì tam giác đó là:

A. Tam giác vuông

B. Tam giác thường

C. Tam giác cân

D. Tam giác tù

Câu 10: Cho tam giác ABC có góc A = 100o, các đường phân giác của góc B và C cắt nhau tại O. Số đo của góc BOC là:

Quảng cáo

A. 80o      B. 120o      C. 140o      D. 150o

Câu 11: Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm M nằm giữa A và C. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. AB - AM > BM

B. AM + MC > BC

C. BM > BA và BM < BC

D. AB < BM < BC

Câu 12: Cho tam giác cân biết hai cạnh bằng 3cm và 7cm. Chu vi tam giác cân đó là:

A. 13cm      B. 10cm      C. 17cm      D. 6,5cm

Câu 13: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, G là trọng tâm của tam giác ABC và AM=18cm. Độ dài đoạn AG là:

A. 12cm      B. 6cm      C. 9cm      D. 10cm

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn nhất là góc lớn nhất

B. Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc tù là cạnh nhỏ nhất

C. Trong một tam giác cân, góc ở đỉnh có thể là góc tù

D. Trong một tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất

Câu 15: Cho G là trọng tâm của tam giác ABC, AM là đường trung tuyến, hãy chọn khẳng định đúng?

A. AG/AM = 1/2           B. GM/AM = 1/3

C. AG/GM = 3           D. GM/AG = 2/3

Câu 16: Trực tâm của tam giác là giao điểm của:

A. Ba đường trung tuyến

B. Ba đường phân giác

C. Ba đường trung trực

D. Ba đường cao

Câu 17: Cho tam giác ABC có ∠A = 80o, phân giác của góc B và góc C cắt nhau ở I. Số đo của góc BAI là:

A. 40o      B. 30o      C. 50o      D. 70o

Câu 18: Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Hai điểm M và I nằm trên đường trung trực của AB, biết rằng I nằm trên AB. Nếu IM = 3cm thì độ dài đoạn MB là:

A. 3cm      B. 6cm      C. 5cm      D. 4cm

Câu 19: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến BC và CE cắt nhau tại G. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. AG là tia phân giác của góc A của tam giác ABC

B. AG là đường trung trực của BC của tam giác ABC

C. AG là đường cao của tam giác ABC

D. Cả ba khẳng định đều đúng

Câu 20: Cho tam giác ABC, ∠A = 64o, ∠B = 80o. Tia phân giác (BAC) cắt BC tại D. Số đo của góc (ADB) là bao nhiêu?

A. 70o      B. 102o      C. 88o      D. 68o

Quảng cáo

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7
A A D B C B D
8 9 10 11 12 13 14
B C C A C A B
15 16 17 18 19 20
B D A C D C

Câu 1: Tam giác ABC cân tại A, AM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao.

Có BM = BC/2 = 5cm

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ABM có:

AM2 = AB2 - BM2 = 132 - 52 = 144 ⇒ AM = 12cm. Chọn A

Câu 2: Ta có 3 + 8 = 11 > 10 thỏa mãn bất đẳng thức tam giác. Chọn A

Câu 3: Ta có ∠C = 180o - 55o - 75o = 50o ⇒ C < A < B ⇒ AB < BC < AC hay AC > BC > AB. Chọn D

Câu 4: Chọn B

Câu 5: Chọn C

Câu 6: Ta có: AC - AB < BC < AC + AB ⇒ 7 < BC < 17. Chọn B

Câu 7: Ta có NP < MN < MP ⇒ ∠M < ∠P < ∠N . Chọn D

Câu 8: Chọn B

Câu 9: Chọn C

Câu 10: Ta có ∠A + ∠(ABC) + ∠(ACB) = 180o ⇒ ∠(ABC) + ∠(ACB) = 80o

Có ∠(ABO) + ∠(OBC) + ∠(BCO) + ∠(OCA) = 2.∠(OBC) + 2.∠(BCO) = 2(∠(OBC) + ∠(BCO)) = 80o

⇒ ∠(OBC) + ∠(BCO) = 40o ⇒ (BOC) = 140o. Chọn C

Câu 11: Chọn A

Câu 12: Vì tam giác cân nên cạnh còn lại có thể là 3cm hoặc 7cm. Do thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nên cạnh còn lại là 7cm

Khi đó chu vi tam giác là 3 + 7 + 7 = 17cm. Chọn C

Câu 13: Vì G là trọng tâm tam giác nên AG = 2/3 AM = 2/3.18 = 12cm. Chọn A

Câu 14: Chọn B

Câu 15: Chọn B

Câu 16: Chọn D

Câu 17: Vì phân giác của góc B và góc C cắt nhau ở I nên AI cũng là tia phân giác của góc A. Suy ra ∠(BAI) = 40o. Chọn A

Câu 18: Có I là trung điểm của AB. Khi đó IB = 4cm

Tam giác BIM vuông tại I nên BM2 = MI2 + IB2 = 32 + 42 = 25

⇒ BM = 5cm

Chọn C

Câu 19: Chọn D

Câu 20: Ta có AD là tia phân giác của ∠(BAC) nên ∠(BAD) = 32o

Trong tam giác ABD có ∠(ADB) = 180o - 32o - 80o = 68o. Chọn C

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm - Đề 2)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Giao điểm của ba đường trung tuyến được gọi là:

A. Trọng tâm

B. Trực tâm

C. Tâm đường tròn ngoại tiếp

D. Tâm đường tròn nội tiếp

Câu 2: Tam giác ABC có AB=1cm,AC=9cm. Biết độ dài cạnh BC là một số nguyên, khi đó BC là:

A. 7cm      B. 9cm      C. 10cm      D. 8cm

Câu 3: Tam giác cân có một góc bằng 60^0 thì tam giác đó là;

A. Tam giác vuông cân

B. Tam giác vuông

C. Tam giác tù

D. Tam giác đều

Câu 4: Cho tam giác cân biết hai cạnh bằng 2cm và 5cm. Chu vi của tam giác là:

A. 18cm      B. 6cm      C. 9cm      D. 12cm

Câu 5: Bộ ba nào trong số các bộ ba sau là độ dài ba cạnh của tam giác

A. 6cm, 8cm, 10cm

B. 5cm, 7cm, 13cm

C. 7cm, 9cm, 17cm

D. 8cm, 9cm, 20cm

Câu 6: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = AC = 10cm, đường trung tuyến AM (M∈BC) có độ dài là 6cm. Khi đó BC có độ dài là:

A. 16cm      B. 12cm      C. 14cm      D. 8cm

Câu 7: Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 12cm. Gọi M là trung điểm của AB, I là một điểm nằm trên đường trung trực của AB sao cho AI=10cm. Khi đó độ dài MI là:

A. 10cm      B. 9cm      C. 8cm      D. 7cm

Câu 8: Trong tam giác MNP có MN = 9cm, NP = 13cm, MP = 25cm. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. P < M < N      B. M < P < N

C. N < M < P      D. P < N < M

Câu 9: Cho tam giác ABC có vuông tại B, A ̂=45^0. So sánh nào sau đây đúng

A. BC > AB > AC      B. AB = BC > AC

C. AC = AB < BC      D. AB > AC > BC

Câu 10: Cho tam giác ABC có A ̂=50^0,B ̂=35^0. Cạnh lớn nhất của tam giác ABC là:

A. Cạnh AB      B. Cạnh AC

C. Cạnh BC      D. Cạnh AB và AC

Câu 11: Cho tam giác ABC có B ̂=C ̂ thì

A. AC > AB      B. AC = AB

C. AC < AB      D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 12: Cho các bất đẳng thức sau, bất đẳng thức nào là bất đẳng thức tam giác

A. BC + AB = AC      C. AB > AC

B. BC - AC > AB      D. AB < AC + BC

Câu 13: Gọi I là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. I cách đều 3 cạnh của tam giác

B. I cách đều ba đỉnh của tam giác

C. I là trọng tâm của tam giác

D. I là trực tâm của tam giác

Câu 14: Cho tam giác ABC có đường trung tuyến CE. G là điểm thuộc CE sao cho GC=2/3 CE. Gọi K là trung điểm của AG, D là trung điểm của AC, I là trung điểm của GC. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A. G là trọng tâm tam giác ABC

B. AI là đường trung tuyến

C. BD, AI, CK đồng quy

D. AG là đường cao

Câu 15: Cho đường thẳng d và điểm A, AH vuông góc với d tại H. Điểm B nằm trên đường thẳng d và không trùng với H. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. AH < AB           B. AH > AB

C. AH = AB           D. BH > AB

Câu 16: Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất

B. Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì luôn lớn hơn cạnh còn lại

C. Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì luôn lớn hơn hoặc bằng cạnh còn lại

D. Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn

Câu 17: Cho tam giác ABC đều, AI là tia phân giác của góc BAC. Khi đó số đo của góc BAI là:

A. 30^0      B. 45^0      C. 60^0      D. 15^0

Câu 18: Tam giác nào trong các tam giác dưới đây có trọng tâm, trực tâm trùng nhau.

A. Tam giác vuông

B. Tam giác cân

C. Tam giác đều

D. Tam giác tù

Câu 19: Cho tam giác ABC có góc A lớn hơn 90^0. Trên AB lấy điểm M, so sánh nào sau đây là đúng?

A. CM > CB > CA      B. CA < CM < CB

C. CA > CM > CB      D. CM < CA < CB

Câu 20: Cho tam giác ABC, có đường phân giác BD và CE cắt nhau tại M. Biết rằng góc BMC có số đo là 140^0. Số đo góc A của tam giác ABC là:

A. 120^0      B.80^0      C. 130^0      D. 100^0

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7
A B D D A D C
8 9 10 11 12 13 14
A B A B D A D
15 16 17 18 19 20
A C A C B D

Câu 1: Chọn A

Câu 2: Ta có AC-AB < BC < AC+AB=>8 < BC < 10. Chọn B

Câu 3: Chọn D

Câu 4: Vì tam giác cân nên cạnh còn lại có thể là 2cm hoặc 5cm. Do thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nên cạnh còn lại là 5cm

Khi đó chu vi tam giác là 2+5+5=12cm. Chọn D

Câu 5: Vì 6+8=14>10 không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác. Chọn A

Câu 6: Tam giác ABC cân tại A, AM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao.

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ABM có:

BM^2=AB^2-AM^2=10^2-6^2=64=>AM=8cm. Chọn D

Câu 7: Có M là trung điểm của AB. Khi đó MA=6cm

Tam giác BIM vuông tại M nên IM^2=AI^2-AM^2=10^2-6^2=64

=>BM=8cm

Chọn C

Câu 8: Ta có MN < NP < MP=>P ̂< M ̂< N ̂. Chọn A

Câu 9: Ta có C ̂=180^0-90^0-45^0=45^0=>A ̂=C ̂>B ̂

=>BC=AB>AC.

Chọn B

Câu 10: Ta có C ̂=180^0-50^0-35^0=95^0.

Do góc C là góc lớn nhất nên cạnh AB là cạnh lớn nhất. Chọn A

Câu 11: Vì B ̂=C ̂ nên tam giác ABC cân tại A =>AB=AC. Chọn B

Câu 12: Chọn D

Câu 13: Chọn A

Câu 14: Chọn D

Câu 15: Chọn A

Câu 16: Chọn C

Câu 17: Vì tam giác ABC đều nên (BAC) ̂=60^0.

AI là tia phân giác của góc BAC nên (BAI) ̂=30^0. Chọn A

Câu 18: Chọn C

Câu 19: Chọn B

Câu 20: Ta có (BMC) ̂=140^0=>(MBC) ̂+(MCB) ̂=180^0-140^0=40^0

(ABC) ̂+(ACB) ̂=2(MBC) ̂+2(MCB) ̂=2((MBC) ̂+(MCB) ̂ )=2.40^0=80^0

Khi đó số đo góc A là 180^0-80^0=100^0. Chọn D

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm - Đề 3)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Cho tam giác ABC có ∠B = 70o, ∠C = 30o. Khi đó

A. BC > AC > AB      B. AC > BC > AB

C. BC < AC < AB      D. AB > BC > AC

Câu 2: Cho đoạn thẳng AB có I là trung điểm, M là điểm không nằm trên đường thẳng AB sao cho MA=MB. Khẳng định nào sai trong các khẳng định sau:

A. ΔMIA = ΔMIB

B. MI là đường trung trực của đoạn thẳng AB

C. MI vuông góc với AB

D. ΔMAB đều

Câu 3: Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 4cm, BC = 3cm. So sánh nào sau đây là đúng.

A. ∠A > ∠C > ∠B      B. ∠B > ∠C > ∠A

C. ∠C > ∠B > ∠A      D. ∠A > ∠B > ∠C

Câu 4: Đường trung trực của cạnh BC trong tam giác ABC cắt cạnh AC tại D. Cho AC = 10cm, BD = 4cm. Khi đó AD là:

A. 6cm      B. 4cm      C. 3cm      D. 5cm

Câu 5: Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM = 45cm. Điểm G thuộc tia AM là trọng tâm của tam giác ABC. Độ dài AG là:

A. 30cm      B. 45cm      C. 15cm      D. 22,5cm

Câu 6: Bộ ba đoạn thẳng nào sau đây không thể tạo thành một tam giác.

A. 3cm, 4cm, 5cm      B. 1cm, 7cm, 1cm

C. 3cm, 4cm, 2cm      D. 2cm, 2cm, 2cm

Câu 7: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ trung tuyến AM của tam giác. Biết BC = 12cm, AB = AC = 10cm thì độ dài AM là:

A. 22cm      B. 4cm      C. 8cm      D. 10cm

Câu 8: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC. Đường cao AH. Khẳng định nào sau đây sai?

A. HC < AC      B. AH < AC      C. BH > HC      D. BC > AC

Câu 9: Trong một tam giác, điểm cách đếu ba đỉnh là:

A. Giao điểm của ba đường trung tuyến

B. Giao điểm của ba đường cao

C. Giao điểm của ba đường phân giác

D. Giao điểm của ba đường trung trực

Câu 10: Một tam giác cân có độ dài hai cạnh là 3cm, 8cm. Khi đó chu vi tam giác cân đó là:

A. 20cm      B. 18cm      C. 17cm      D. 19cm

Câu 11: Cho đường thẳng d và điểm A không thuộc đường thẳng a. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng

A. Có duy nhất một đường vuông góc kẻ từ điểm A tới đường thẳng d.

B. Có duy nhất một đường xiên kẻ từ điểm A tới đường thẳng d

C. Có vô số đường vuông góc kẻ từ điểm A tới đường thẳng d

D. Không có khẳng định đúng

Câu 12: Cho tam giác ABC, đường cao AH (H ∈ BC) biết BH = 2cm, HC = 5cm. Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. AB > AC      C. AB < AH < AC

B. AB = AC      D. AH < AB < AC

Câu 13: Cho tam giác ABC cân tại B, đường cao BM. Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A. AB = BC      B. AM = MC      C. AM = AB      D. BM < AB

Câu 14: Cho tam giác ABC, trên tia phân giác của góc B, lấy điểm O nằm trong tam giác ABC sao cho O cách đều hai cạnh AB và AC. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Điểm O nằm trên tia phân giác góc A

B. Điểm O không nằm trên tia phân giác của góc A

C. OC là tía phân giác của góc C

D. Điểm O cách đều AB và BC

Câu 15: Tam giác ABC có AB = 7cm, BC = 2cm. Độ dài cạnh AC không thể là số nào trong các số sau:

A. 6cm      B. 7cm      C. 8cm      D. 9cm

Câu 16: Cho tam giác ABC cân tại A với ∠A = 70o, AI là tia phân giác của góc BAC. Khi đó số đo của góc BAI là:

A. 50o      B. 45o      C. 35o      D. 30o

Câu 17: Trong tam giác ABC có ∠A = 30o, ∠B = 60o. Trực tâm tam giác ABC là:

A. Điểm A           B. Điểm B

C. Điểm C           D. Điểm khác A, B, C

Câu 18: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Điểm G là trọng tâm tam gác ABC nếu điều kiện nào dưới đây xảy ra?

A. G thuộc đường thẳng AM và GM = 1/2 GA

B. G thuộc tia MA và GA = 2/3 AM

C. G thuộc đoạn thẳng AM và MG = 2/3 AM

D. G thuộc tia MA và MG = 1/2 AG

Câu 19: Tam giác ABC có ∠B = 30o, ∠C = 70o. Hai tia phân giác BD và CE cắt nhau tại I. Khi đó số đo goc BAI là:

A. 70o      B. 80o      C. 50o      D. 40o

Câu 20: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung trực của AB và AC cắt nhau tại I. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. IB ≠ IC

B. ∠(AIB) > ∠(AIC)

C. AI là tia phân giác, là đường cao ứng với đỉnh A của tam giác ABC

D. I cách đều ba cạnh của tam giác

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7
A D C A A B C
8 9 10 11 12 13 14
C D D A D C A
15 16 17 18 19 20
D C C D D C

Câu 1: Ta có ∠A = 180o - 70o - 30o = 80o. Do A > B > C ⇒ BC > AC > AB

Chọn A

Câu 2: Chọn D

Câu 3: Do AB > AC > BC ⇒ ∠C > ∠B > ∠A . Chọn C

Câu 4: Ta chứng minh được ΔBDM = ΔCDM nên BD = DC = 4cm. Khi đó AD = 6cm

Chọn A

Câu 5: Do G là trọng tâm tam giác ABC nên AG = 2/3 AM = 2/3.45 = 30cm.

Chọn A

Câu 6: Ta có 1 + 1 = 2 < 7 không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác. Chọn B

Câu 7: Tam giác ABC cân tại A, AM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao.

Có BM = BC/2 = 6cm

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác vuông ABM có:

AM2 = AB2 - BM2 = 102 - 62 = 64 ⇒ AM = 8m. Chọn C

Câu 8: Chọn C

Câu 9: Chọn D

Câu 10: Vì tam giác cân nên cạnh còn lại có thể là 3cm hoặc 8cm. Do thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nên cạnh còn lại là 8cm

Khi đó chu vi tam giác là 3 + 8 + 8 = 19cm. Chọn D

Câu 11: Chọn A

Câu 12: Chọn D

Câu 13: Chọn C

Câu 14: Chọn A

Câu 15: Ta có AB - BC < AC < AB + BC ⇒ 5 < AC < 9. Chọn D

Câu 16: Số đo của góc BAI là 70 : 2 = 35o. Chọn C

Câu 17: Ta có ∠C = 180o - 30o - 60o = 90o

Tam giác ABC vuông tại C nên trực tâm tan giác ABC là điểm C.

Chọn C

Câu 18: Chọn D

Câu 19: Ta có ∠A = 180o - 30o - 70o = 80o

Vì phân giác của góc B và góc C cắt nhau ở I nên AI cũng là tia phân giác của góc A. Suy ra ∠(BAI) = 40o. Chọn D

Câu 20: Chọn C

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm - Đề 4)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Bất đẳng thức nào sau đây đúng trong tam giác.

A. AC + BC > AB > AC - BC

B. AC - BC > AB > AC + BC

C. AB - BC < AB < AC + BC

D. AC + BC = AB > AC - BC

Câu 2: Cho tam giác ABC cân tại A, BC = 10cm. Độ dài đường trung tuyến AM bằng 12cm. Khi đó độ dài AB là

A. 12cm      B. 13cm      C. 11cm      D. 10cm

Câu 3: Cho tam giác ABC có ba cạnh là AB = 4cm, AC = 5cm, BC = 7cm. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. ∠C < ∠B < ∠A           B. ∠C < ∠A < ∠B

C. ∠B < ∠A < ∠C           D. ∠A < ∠B < ∠C

Câu 4: Trực tâm của tam giác là:

A. Giao điểm của ba đường trung tuyến

B. Giao điểm của ba đường cao

C. Giao điểm của ba đường trung trực

D. Giao điểm của ba đường phân giác

Câu 5: Bộ ba đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác

A. 2cm, 4cm, 5cm      B. 2cm, 2cm, 4cm

C. 1cm, 2cm, 3cm      D. 4cm, 4cm, 10cm

Câu 6: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Đường trung trực của cạnh AC cắt AH tại I. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. IA = IB = IC

B. Điểm I là trọng tâm tam giác ABC

C. Điểm I cách đều 3 cạnh của tam giác

D. Không có khẳng định nào đúng

Câu 7: Tam giác ABC có A là góc tù. Cạnh lớn nhất của tam giác ABC là

A. BC      B. AC      C. AB      D. Không xác định

Câu 8: Trong tam giác ABC nếu AB = 6cm, AC = 15cm. Thì độ dài cạnh BC có thể là:

A. 10cm      B. 9cm      C. 8cm      D. 7cm

Câu 9: Cho tam giác ABC có B > C Gọi AH là đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng BC. So sánh BH và HC

A. BH > HC           B. BH = HC

C. BH < HC           D. Không so sánh được

Câu 10: Một tam giác cân có độ dài hai cạnh là 4cm và 10cm. Tính chu vi của tam giác đó

A. 24cm      B. 18cm      C. 16cm      D. 20cm

Câu 11: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến BC và CE cắt nhau tại G. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. AG là tia phân giác của góc A của tam giác ABC

B. AG là đường trung trực của BC của tam giác ABC

C. AG là đường cao của tam giác ABC

D. Cả ba khẳng định đều đúng

Câu 12: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến AE và BD cắt nhau tại G. Phát biểu nào sau đây là sai.

A. GA = GB           B. GB = 2/3 BD

C. GE = 1/3 AE           D. GA = 2GE

Câu 13: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên BC lấy điểm H sao cho AH vuông góc với BC. Giữa AH lấy điểm Q. So sánh nào sau đây là sai.

A. QB < QH           B. AB > QB

C. QB > BH           D. QB = QC

Câu 14: Cho đoạn thẳng AB, tập hợp các điểm C sao cho tam giác ABC cân tại C là:

A. Đường trung trực của đoạn thẳng AB

B. Đường trung trực của AB trừ trung điểm M của AB

C. Tất cả các đường vuông góc với AB

D. Tất cả các đường song song với AB

Câu 15: Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC ở D. So sánh độ dài AD, DC

A. AD > DC           B. AD < DC

C. AD = DC           D. Không so sánh được

Câu 16: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trực tâm của tam giác ABC là điểm

A. Nằm bên trong tam giác

B. Nằm bên ngoài tam giác

C. Là trung điểm của cạnh huyền BC

D. Trùng với điểm A

Câu 17: Trên đường trung trực của đoạn thẳng AB, lấy hai điểm phân biệt M, N. Khi đó khẳng định nào sau đây đúng.

A. (AMN) ≠ (BMN)           B. (MAN) ≠ (MBN)

C. (MNA) ≠ (MNB)           D. ΔAMN = ΔBMN

Câu 18: Tam giác ABC có các đường phân giác BD và CE cắt nhau tại I trong đó góc BIC bằng 120o. Số đo góc A là:

A.60o      B. 70o      C. 110o      D. 50o

Câu 19: Cho tam giác MNP, E là trung điểm của NP, G là trọng tâm tam giác MNP và MG = 20cm. Độ dài đoạn GE là:

A. 15cm      B. 40/3 cm      C. 10cm      D. 5cm

Câu 20: Cho tam giác ABC có AB < AC. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D sao cho BD = BA, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE = CA. So sánh độ dài của AD và AE

A. AD < AE      B. AD > AE

C. AD = AE      D. Không so sánh được

Đáp án và thang điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7
A B A B A A A
8 9 10 11 12 13 14
A C A D A A B
15 16 17 18 19 20
B D D A C A

Câu 1: Chọn A

Câu 2: Do tam giác ABC cân tại A nên AM là đường trung tuyến đồng thời là đường cao. BM=1/2 BC=5cm

Áp dụng định lí Pytago trong tam giác ABM ta có:

AB2 = BC2 + BM2 = 122 + 52 = 169 ⇒ AB = 13cm. Chọn B

Câu 3: Vì AB < AC < BC ⇒ ∠C < ∠B < ∠A . Chọn A

Câu 4: Chọn B

Câu 5: Ta có 2 + 4 = 6 > 5 thỏa mãn bất đẳng thức tam giác. Chọn A

Câu 6: Chọn A

Câu 7: Chọn A

Câu 8: Theo BĐT tam giác có AC - AB < BC < AC + AB ⇒ 9 < BC < 21

Chọn A

Câu 9: Chọn C

Câu 10: Cạnh còn lại có thể bẳng 4cm hoặc 10cm, để thỏa mãn bất đẳng thức tam giác thì cạnh đó là 10cm.

Chu vi của tam giác là: 4 + 10 + 10=24. Chọn A

Câu 11: Chọn D

Câu 12: Chọn A

Câu 13: Chọn A

Câu 14: Chọn B

Câu 15: Chọn B

Câu 16: Chọn D

Câu 17: Chọn D

Câu 18: Trong tam giác BIC có ∠(BIC) + ∠(IBC) + ∠(ICB) = 180o ⇒ (IBC) + (ICB) = 60o

∠(ABC) + ∠(ACB) = 2∠(IBC) + 2∠(ICB) = 2(∠(IBC) + ∠(ICB) ) = 2.60o = 120o

Có ∠A = 180o - 120o = 60o. Chọn A

Câu 19: Vì G là trọng tâm tam giác MNP nên GE = 1/2 MG = 10cm. Chọn C

Câu 20: Chọn A

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 1)

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Bộ ba số nào sau đây không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

A. 1cm, 2cm, 2cm      B. 6cm, 7cm, 13cm

C. 3cm, 4cm, 6cm      D. 6cm, 7cm, 12cm

Câu 2: Tam giác ABC có độ dài hai cạnh là BC = 1cm, AC = 8cm. Tìm AB biết độ dài cạnh AB là một số nguyên.

A. 6cm      B. 7cm      C. 8cm      D. 9cm

Câu 3: Cho hình 1, quan hệ nào sau đây là đúng,

A. AC > AB > BC      B. AB > AC > BC

C. AC < BC < AB      D. AC > BC > AB

Câu 4: Giao điểm của ba đường cao trong tam giác được gọi là:

A. Trọng tâm của tam giác

B. Trực tâm của tam giác

C. Tâm đường tròn ngoại tiếp

D. Tâm đường tròn nội tiếp

Câu 5: Nếu AM là đường trung tuyến và G là trọng tâm tam giác ABC thì:

A. AM = AB           B. AG = 2/3 AM

C. AG = 3/4 AB           D. AM = AG

Câu 6: Cho tam giác ABC có ∠B = 45o, ∠C = 75o. Tía AD là tia phân giác của góc (BAC) (D ∈ BC). Khi đó số đo của góc (ADB) là:

A. 105o      B. 100o      C. 115o      D. 120o

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6cm, AC = 8cm.

a. Tính độ dài cạnh BC

b. So sánh các góc của tam giác ABC

Câu 2: (5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của (ABC) cắt AC tại D. Kẻ DE ⊥ BC (E ∈ BC). Gọi F là giao điểm của BA và ED. Chứng minh:

a. ∆ABD = ∆EBD

b. BD là đường trung trực của AE

c. DF = DC

b. AD < DC

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6
B C D B B A

Câu 1: Ta có: 6 + 7 = 13 không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nên chọn B

Câu 2: Ta có AC - BC < AB < AC + BC ⇒ 7 < AB < 9 ⇒ AB = 8cm.

Chọn C

Câu 3: Nhìn hình vẽ ta có ∠A = 180o - 61o - 59o = 60o.

Khi đó ∠C < ∠A < ∠B ⇒ AB < BC < AC hay AC > BC > AB. Chọn D

Câu 4: Chọn B

Câu 5: Chọn B

Câu 6: Ta có ∠A = 180o - 45o - 75o = 60o. Vì AD là tia phân giác nên

∠(BAD) = 30o

Trong tam giác ADB có ∠(ADB) = 180o - 45o - 30o = 105o. Chọn A

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1

a. Áp dụng định lí Pytago trong tam giác ABC ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100 ⇒ BC = 10cm

b. Vì AB < AC < BC ⇒ ∠C < ∠B < ∠A (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)

Câu 2

a. Hình vẽ (0.5 điểm)

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Xét ∆ABD và ∆EBD có:

∠(ABD) = ∠(DBE)

BD là cạnh chung

⇒ ∆ABD = ∆EBD(cạnh huyền – góc nhọn) (1 điểm)

b. Ta có AB = BE ⇒ B nằm trên đường trung trực của AE (0.5 điểm)

Do ∆ABD = ∆EBD nên AD = DE (hai cạnh tương ứng)

⇒ D nằm trên đường trung trực của AE

Vậy BD là đường trung trực của AE (0.5 điểm)

c. Xét ∆ADF và ∆EDC có:

AD = DE

∠(ADF) = ∠(EDC) (hai góc đối đỉnh)

⇒ ∆ADF = ∆EDC ( cạnh góc vuông – góc nhọn kề)(1 điểm)

⇒ DF = DC (hai cạnh tương ứng) (0.5 điểm)

d. Trong tam giác vuông DEC có DC là cạnh huyên nên DC là cạnh lớn nhất

⇒ DC > DE mà DE = AD ⇒ DC > AD (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 2)

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Trọng tâm của tam giác là:

A. Giao điểm của ba đường cao

B. Giao điểm của ba đường trung tuyến

C. Giao điểm của ba đường trung trực

D. Giao điểm của ba đường phân giác

Câu 2: Bộ ba đoạn thẳng nào dưới đây không tạo thành một tam giác

A. 9cm, 40cm, 41cm

B. 7cm, 7cm, 3cm

C. 4cm, 5cm, 1cm

D. 6cm, 6cm, 6cm

Câu 3: Cho tam giác MNP có ∠N = 68o, ∠P = 40o. Khi đó

A. NP > MN > MP           B. MN < MP < NP

C. MP > NP > MN           D. NP < MP < MN

Câu 4: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của AC, G là trọng tâm của tam giác ABC và GM = 5cm. Độ dài đoạn BG là:

A. 20cm      B. 5cm      C. 10cm      D. 15cm

Câu 5: Cho tam giác ABC có AB = 5cm, AC = 7cm, BC = 8cm. Khẳng định nào sau đây là đúng:

A. ∠C < ∠A < ∠B           B. ∠A < ∠C < ∠B

C. ∠C < ∠B < ∠A           D. ∠A < ∠B < ∠C

Câu 6: Cho tam giác ABC cân có AB = 3cm, AC = 5cm. Khi đó độ dài cạnh BC là:

A. 3cm      B. 5cm      C. 8cm      D. cả A và B

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có ∠B = 50o

a. So sánh AB và AC

b. Vẽ đường cao AH. Chứng minh HC > HB

Câu 2: (5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), tia phân giác BM (M ∈ AC). Vẽ MK vuông góc với BC tại K. gọi N là giao điểm của MK và AB. Chứng minh:

a. BM là đường trung trực của AK

b. MN = MC

c. AM < MC

d. BM vuông góc với NC

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6
B C B C C D

Câu 1: Chọn B

Câu 2: Ta có 4 + 1 = 5 không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác. Chọn C

Câu 3: Ta có ∠M = 180o - 68o - 40o = 72o ⇒ P < N < M

⇒ MN < MP < PN

Chọn B

Câu 4: Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên BG = 2GM = 10cm. Chọn C

Câu 5: Ta có: AB < AC < BC ⇒ C < B < A . Chọn C

Câu 6: Ta có AC - AB < BC < AC + AB ⇒ 2 < BC < 8 mà tam giác ABC cân nên BC = 3cm hoặc BC = 5cm. Chọn D

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1

a. Vì tam giác ABC vuông tại A nên

∠C = 180o - 90o - 50o = 40o (0.5 điểm)

Do ∠C < ∠B < ∠A ⇒ AB < AC < BC ( quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác) (0.5 điểm)

b. Do AB < AC ⇒ HB < HC ( quan hệ giữa hình chiếu và đường xiên) (1 điểm)

Câu 2

a. Hình vẽ (0.5 điểm)

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Xét ΔABM và ΔKBM có:

∠(ABM) = ∠(KBM)

BM là cạnh chung

⇒ ΔABM = ΔKBM(cạnh huyên – góc nhọn) (1 điểm)

⇒ AM = MK và BA = BK (hai cạnh tương ứng) ⇒ M, B nằm trên đường trung trực của AK (0.5 điểm)

Suy ra BM là đường trung trực của AK

b. Xét ΔAMF và ΔKMC có:

AM = MK

∠(AMN) = ∠(KMC) (hai góc đối đỉnh)

⇒ ΔAMF = ΔKMC ( cạnh góc vuông – góc nhọn kề) (0.5 điểm)

⇒ MN = MC (hai cạnh tương ứng) (0.5 điểm)

c. Do tam giác MKC vuông tại K nên MK < MC (0.5 điểm)

Mà MA = MK ⇒ MA < MC (0.5 điểm)

d. Trong tam giác ANC có hai đường cao CA và NK cắt nhau tại M nên M là trực tâm tam giác ANC (0.5 điểm)

Suy ra BM cũng là đường cao của tam giác ANC

BM vuông góc với CN (0.5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 3)

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Cho tam giác ABC có ∠A = 70o, ∠B = 30o . So sánh nào sau đây là đúng?

A. AC > BC > AB      B. AC > AB > BC

C. AB > AC > BC      D. AB > BC > AC

Câu 2: Bộ ba đoạn thẳng nào dưới đây tạo thành một tam giác.

A. 3cm, 9cm, 14cm

B. 3cm, 2cm, 5cm

C. 4cm, 9cm, 12cm

D. 8cm, 6cm, 14cm

Câu 3: Cho tam giác ABC không phải là tam giác cân. Khi đó trực tâm của tam giác ABC là giao điểm của:

A. Ba đường trung tuyến

B. Ba đường trung trực

C. Ba đường phân giác

D. Ba đường cao

Câu 4: Cho các bất đẳng thức sau, bất đẳng thức nào là bất đẳng thức tam giác?

A. AB - BC > AC      B. AB + BC > AC

C. AB + AC = BC      D. BC > AB

Câu 5: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, G là trọng tâm của tam giác ABC và AM=12cm. Độ dài đoạn AG là:

A. 8cm      B. 6cm      C. 4cm      D. 3cm

Câu 6: Cho tam giác ABC có AB = 3cm, AC = 5cm, BC = 4cm. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. ∠A < ∠B < ∠C      B. ∠C < ∠B < ∠A

C. ∠A < ∠C < ∠B      D. ∠C < ∠A < ∠B

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Cho tam giác DEF có DE < DF. Đường cao DH

a. So sánh HE và HF

b. Lấy M ∈ DH. So sánh ME và MF

Câu 2: (5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Trên tia BC lấy điểm D sao cho BD = BA. Đường vuông góc với BC tại D cắt AC tại E, cắt BA tại F. Chứng minh

a. ΔABE = ΔBDE

b. BE là đường trung trực của AD

c. Tia BE là tia phân giác của (ABC)

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6
D C D B A D

Câu 1: Ta có ∠C = 180o - 70o - 30o = 80o nên ∠C > ∠A > ∠B từ đó ta có AB > BC > AC. Chọn D

Câu 2: Vì 4 + 9 = 13 > 12 nên chọn C

Câu 3: Chọn D

Câu 4: Chọn B

Câu 5: Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên AG = 2/3 AM = 2/3.12 = 8cm. Chọn A

Câu 6: Do AB < BC < AC ⇒ ∠C < ∠A < ∠B . Chọn D

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1

a. Vì DE < DF ⇒ HE < HF(quan hệ giữa hình chiếu và đường xiên) (1 điểm)

b. Vì HE < HF ⇒ ME < MF ( quan hệ giữa hình chiếu và đường xiên) (1 điểm)

Câu 2

a. Hình vẽ (0.5 điểm)

Xét ΔABE và ΔDBE có:

Cạnh BE chung

BD = BA

⇒ ΔABE = ΔDBE (cạnh huyền – góc nhọn) (1 điểm)

b. Do BD = BA nên B nằm trên đường trung trực của AD

Do ΔABE = ΔDBE ⇒ AE = ED (hai cạnh tương ứng) (1 điểm)

E nằm trên đường trung trực của AD (1 điểm)

Vậy BE là đường trung trực của AD (0.5 điểm)

c. Do ΔABE = ΔDBE ⇒ ∠(ABE) = ∠(EBC) (hai góc tương ứng)

Suy ra BE là tia phân giác của góc ABC (1 điểm)

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3 Hình học

Môn: Toán lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Trắc nghiệm + Tự luận - Đề 4)

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Khẳng định nào sau đây đúng về giao điểm của ba đường phân giác của tam giác.

A. Cách đều ba cạnh của tam giác

B. Cách đều ba đỉnh của tam giác

C. Chia tam giác thành 2 phần có diện tích bằng nhau

D. Luôn nằm ngoài tam giác

Câu 2: Tam giác ABC có hai trung tuyến BM và CN cắt nhau tại trọng tâm G. Phát biểu nào sau đây là đúng

A. GM = GN           B. GM = 1/3 GB

C. GN = 1/2 GC           D. GB = GC

Câu 3: Cho tam giác ABC có AC > AB, đường cao AD. Trong các khẳng định sau khẳng định nào sai?

A. ∠(ABC) > ∠(ACB)

B. BD < DC

C. Hình chiếu của A lên BC là D

D. ∠(BAD) > ∠(DAC)

Câu 4: Cho tam giác vuông tại A có AB = 1cm, AC = 7cm. Biết độ dài cạnh BC là một số nguyên. BC là:

A. 6cm      B. 8cm      C. 7cm      D. 9cm

Câu 5: Bộ ba nào sau đây không thể là ba cạnh của một tam giác

A. 3cm, 4cm, 5cm      B. 6cm, 9cm, 12cm

C. 2cm, 4cm, 6cm      D. 5cm, 8cm, 10cm

Câu 6: Cho tam giác MNP có M = 110o, ∠N = 40o. Cạnh nhỏ nhất của tam giác MNP là:

A. MN      B. NP      C. MP      D. MN và NP

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 8cm, BC = 10cm

a. So sánh ba góc của tam giác ABC. Tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao

b. Vẽ đường cao AH, lấy điểm M trên AH, so sánh MB và MC

Câu 2: (5 điểm) Cho tam giác ABC (AC > AB), trung tuyến AM. Trên tia đối của tia MA lấy D sao cho MD = MA

a. Chứng minh ΔMAB = ΔMDC rồi suy ra AB = CD

b. Chứng minh ∠(ADC) > ∠(DAC) . Từ đó suy ra ∠(MAB) > ∠(MAC) .

c. Kẻ đường cao AH. Lấy E là một điểm nằm giữa A và H. So sánh độ dài HC và HB, EB và EC.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6
A C D C C A

Câu 1: Chọn A

Câu 2: Chọn C

Câu 3: Chọn D

Câu 4: Ta có AC - AB < BC < AC + AB ⇒ 6 < BC < 8 ⇒ BC = 7cm.

Chọn C

Câu 5: Ta có: 2 + 4 = 6 ⇒ không thỏa mãn bất đẳng thức tam giác. Chọn C

Câu 6: Ta có: ∠P = 180o - 110o - 40o = 30o ⇒ P < N < M

⇒ NM < MP < MP

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1

a. Do BC > AC > AB ⇒ ∠A > ∠B > ∠C

Ta có AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100 = 102 = BC2

Vậy tam giác ABC vuông tại A (1 điểm)

b. Do AB < AC ⇒ BH < HC ( Quan hệ giữa hình chiếu và đường xiên) (0.5 điểm)

Có MB và MC là hai đường xiên kẻ từ M

BH và HC lần lượt là hình chiếu của MB và MC

Mà BH < HC ⇒ MB < MC (0.5 điểm)

Câu 2

a. Hình vẽ (0.5 điểm)

Đề kiểm tra Toán 7 có đáp án và thang điểm | Đề kiểm tra 15p, 1 tiết Toán 7 Đại số và Hình học

Xét ΔABM và ΔDCM có:

BM = MC

∠(AMB) = ∠(BMC)

AM = MD

⇒ ΔABM = ΔDCM (c.g.c) (0.5 điểm)

⇒ AB = DC (hai cạnh tương ứng) (0.5 điểm)

b. Theo câu a, AB = CD mà AB < AC ⇒ CD < AC (0.5 điểm)

Trong tam giác ADC có CD < AC ⇒ ∠(DAC) < ∠(ADC) (0.5 điểm)

Mà ∠(BAM) = ∠(ADC) ( 2 góc tương ứng vì ΔABM = ΔDCM)

Suy ra (MAB) > (MAC) (0.5 điểm)

c. Vì AB < AC ⇒ HB < HC (quan hệ giữa hình chiếu và đường xiên) (1 điểm)

Vì HB < HC ⇒ BE < EC (quan hệ giữa hình chiếu và đường xiên) (1 điểm)

Xem thêm Đề thi Toán 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài Đề thi Toán lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán 7 giúp bạn giành điểm cao trong các bài thi Toán lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên