Giáo án Địa Lí 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Giáo án Địa Lí 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giúp HS cũng cố kiến thức đã học về ngành trồng trọt.
2. Kĩ năng:
- Biết tính toán số liệu, vẽ biểu đồ và rút ra những nhận xét cần thiết .
3. Năng lực:
- Tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao.
4 . Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , BSL, Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng .
- Phiếu học tập. Thước kẻ, bút chì, máy tính bỏ túi.
II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hoá nông nghiệp?
- Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
2. Bài mới:
- Ngành trồng trọt có vị trí quan trọng nhất trong nông nghiệp nước ta. Trong quá trình phát triển chung của ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi rất rõ nét. Trong bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ phân tích về sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nước ta.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
Hoạt động 1: Tính tốc độ tăng trưởng . * Phương tiện: Bảng trống để ghi kết quả sau khi tính * Hình thức: Cả lớp * GV yêu cầu HS: - Đọc nội dung bài và nêu cách tính . - HS tính và ghi kết quả lên bảng . - GV cho HS nhận xét kết quả tính, lưu ý thống nhất làm tròn số. |
Bài tập 1: a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây từ 1990-2005 : ( Lấy 1990=100 % ) |
Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ. Nhận xét …. + GV cung cấp thêm thông tin: kién thức có liên quan kết hợp H.30 trang 118, gợI ý cách nhận xét, phát phiếu học tập. + HS thảo luận viết nhận xét vào phiếu học tập, trình bày kết quả nhận xét, thảo luận chéo. + GV chuẩn kiến thức… , nhận xét kết quả làm việc của HS. |
b) Vẽ biểu đồ: Thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng từ 1990-2005. ( Giamr tải,nhưng gv vẫn nên yêu cầu hs về nhà vẽ) Nhận xét: - Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt: + Giá trị sản xuất nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, cây rau đậu tăng nhì và cao hơn tốc độ tăng trưởng chung (nhóm cây CN tăng 3,82 lần; rau đậu 2,57 lần; mức tăng chung 2,17 lần) → Tỉ trọng giá trị sản xuất cũng tăng. + Ngược lại tốc độ tăng của các nhóm cây còn lại chậm hơn tốc độ tăng chung vì vậy tỉ trọng của các nhóm cây này giảm trong cơ cấu trồng trọt. - Sự thay đổi trên phản ánh: + Trong sản xuất cây LTTP đã có sự phân hoá và đa dạng, cây rau đậu được đẩy mạnh SX. + Cây công nghiệp tăng nhanh gắn với sự mở rộng diện tích vùng chuyên canh cây công nghiệp đặc biệt là nhóm cây công nghiệp nhiệt đới. |
Hoạt động 3: Phân tích xu hướng biến động …..Nêu mối liên quan …. * Phương tiện: Bảng số liệu, treo hai biêủ đồ hỗ trợ ( tốc độ tăng trưởng và cơ cấu hai nhóm cây công nghiệp của GV chuẩn bị trước). * Hình thức: cá nhân (cặp ) - Bước 1: Tính cơ cấu diện tích cây hai nhóm cây công nghiệp. + GV yêu cầu HS: Tính kết quả 1 nhóm cây. Đưa bảng số liệu đã tính sẵn. + Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975-2005 : ( Đơn vị : % ) - Bước 2: Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng hai nhóm cây công nghiệp từ 1975 -2005 , tìm mối liên hệ giữa thay cơ cấu diện tích và phân bố. + GV gợi ý cách phân tích, yêu cầu HS thảo luận ghi ra giấy , yêu cầu một HS trình bày, cả lớp góp ý. + GV bổ sung, mở rộng thêm. |
Bài Tập 2: a) Phân tích xu hướng : - Từ 1975 – 2005 diện tích cả 2 nhóm cây công nghiệp đều tăng nhưng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn. - Cây công nghiệp hàng năm: tốc độ tăng 4,1 lần và tăng không đều; tỷ trọng cao, giảm khá nhanh. - Cây công nghiệp lâu năm: tốc độ tăng 9,4 lần và tăng liên tục; tỷ trọng tăng nhanh. b) Sự liên quan : - Tốc độ tăng và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh dẫn đến sự thay đổi phân bố: + Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, đặc biệt là các cây công nghiệp chủ lực (cao su, cafe, chè, hồ tiêu, điều…) + Với các vùng chuyên canh lớn: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ… |
IV. ĐÁNH GIÁ :
- Tại sao trong những năm gần đây cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng ? Yếu tố nào có ảnh hưởng nhất đến vấn đề phát triển cây công nghiệp ?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục hoàn thiện nội dung bài thực hành vào vở.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác:
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
- Giáo án Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12