Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại
Giáo án Hóa 12 Kết nối tri thức Bài 19: Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại.
- Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại.
- Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim).
- Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.
- Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các PTHH.
2. Về năng lực:
- Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử phổ biến của ion kim loại/kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn của các cặp H2O/OH− + ½ H2; 2H+/H2) để giải thích được các trường hợp kim loại phản ứng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng và đặc; nước; dung dịch muối.
- Thực hiện được một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H2SO4), muối.
3. Về phẩm chất
- Sử dụng tiết kiệm, an toàn các sản phẩm bằng kim loại.
- Trung thực, đoàn kết trong hoạt động nhóm, ghi số liệu thực nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hoá chất: magnesium, nhôm, kẽm, đinh sắt, lưu huỳnh, dung dịch H2SO4 10%, dung dịch CuSO4 1 M.
- Dụng cụ: đèn cồn, giá ống nghiệm, đĩa thuỷ tinh, kẹp gỗ, bật lửa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
1.1. Mục tiêu
- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về quy luật biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn, thế điện cực chuẩn, điện phân,…) để chuẩn bị cho học bài mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.
- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.
1.2. Nội dung
Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, cuối cùng xác định từ chìa khoá.
Câu 1: Các thiết bị như bếp điện, tủ lạnh, điều hoà, bình nóng lạnh, nồi cơm điện, máy sấy tóc,... được gọi chung là gì?
Câu 2: Thiết bị nào được dùng để đo cường độ dòng điện?
Câu 3: Kim loại nào thường được dùng để sản xuất dây dẫn, công tắc, cầu dao điện?
Câu 4: Trong bóng đèn sợi đốt, bộ phận nào được làm bằng sợi ωolfram (tungsten)?
Câu 5: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố loại nào chiếm đa số?
Câu 6: Loại hạt nào mang điện tích âm nhỏ nhất, được chọn làm điện tích đơn vị?
Câu 7: Năng lượng của dòng điện được gọi là gì?
1.3. Sản phẩm
Dẫn điện là tính chất vật lí điển hình của kim loại, được ứng dụng để sản xuất đồ điện gia dụng, dây dẫn điện, thiết bị điện,...
1.4. Tổ chức thực hiện
Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng,… để khởi động buổi học.
4. Hoạt động 4: Tính chất vật lí
4.1. Mục tiêu
- Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính có ánh kim).
- Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại.
4.2. Nội dung
Nhiệm vụ 4.1: Các tính chất vật lí chung
Tìm thông tin ở mục I (SGK trang 89 – 90) và theo hiểu biết của em.
a) Liệt kê những biểu hiện em quan sát được về tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim trong thực tế.
Tính chất |
Biểu hiện |
Ứng dụng |
Tính dẻo |
||
Tính dẫn điện |
||
Tính dẫn nhiệt |
||
Ánh kim |
b) Nêu nguyên nhân gây ra mỗi tính chất trên.
Tính chất |
Nguyên nhân |
Tính dẻo |
|
Tính dẫn điện |
|
Tính dẫn nhiệt |
|
Ánh kim |
Nhiệm vụ 4.2: Các tính chất vật lí khác
Đọc ở mục I (SGK trang 91) và theo hiểu biết của em:
1. Điền cụm từ thích hợp vào các dấu ? trong sơ đồ sau:
2. Điền các kim loại tương ứng vào bảng
Tính chất |
Tiêu chí |
|
Thấp nhất |
Cao nhất |
|
Nhiệt độ nóng chảy |
||
Độ cứng |
4.3. Sản phẩm Nhiệm vụ 4.1:
a) Liệt kê những hiện tượng em quan sát được về tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim trong thực tế.
Tính chất |
Hiện tượng |
Ứng dụng |
Tính dẻo |
Kéo dài, uốn cong, biến dạng, dát mỏng. |
Dây dẫn, trang sức. |
Tính dẫn điện |
Đèn sáng, quạt quay, điện giật, phóng điện. |
Dây dẫn, thiết bị điện. |
Tính dẫn nhiệt |
Nồi nóng, tản nhiệt. |
Nồi cơm, ấm đun, quạt sưởi, giấy nhôm, thanh tản nhiệt. |
Ánh kim |
Lấp lánh, soi gương. |
Trang trí nội thất, trang sức, ương soi. |
b) Nêu nguyên nhân gây ra mỗi tính chất trên.
Tính chất |
Nguyên nhân |
Tính dẻo |
Khi chịu tác dụng lực, các electron hoá trị tự do sẽ dịch chuyển cùng với các ion nút mạng nên liên kết kim loại vẫn được duy trì ⇒ tinh thể chỉ bị biến dạng. |
Tính dẫn điện |
Dưới tác dụng của điện trường, các electron hoá trị tự do sẽ di chuyển cùng hướng tạo nên dòng điện. |
Tính dẫn nhiệt |
Electron tự do ở vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, khi di chuyển về vùng nhiệt độ thấp đã va chạm với nút mạng, chuyển một phần động năng thành nhiệt năng, làm kim loại nóng lên. |
Tính ánh kim |
Khi chiếu ánh sáng tự nhiên khi chiếu vào kim loại, hầu hết chúng bị phản xạ trở lại bởi các electron tự do, tạo ra màu sắc lấp lánh. |
Nhiệm vụ 4.2:
4.4. Tổ chức thực hiện
Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
5. Hoạt động 5: Tính chất hoá học
5.1. Mục tiêu
- Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các PTHH.
- Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử phổ biến của ion kim loại/kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn của các cặp H2O/OH− + ½ H2;
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12