Giáo án Hóa học 12 Chương 3: Amin, amino axit và protein mới nhất
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 12 Chương 3: Amin, amino axit và protein phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Mục lục Giáo án Hóa học 12 Chương 3: Amin, amino axit và protein
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 theo phương pháp mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Giáo án Hóa học 12 Bài 9: Amin
- Giáo án Hóa học 12 Bài 9: Amin (tiết 2)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 10: Amino axit
- Giáo án Hóa học 12 Bài 11: Peptit và protein
- Giáo án Hóa học 12 Bài 11: Peptit và protein (tiết 2)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 12: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein
Giáo án Hóa học 12 Bài 9: Amin
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Đặc điểm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
2. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc amin theo công thức cấu tạo.
3. Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử và cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực thực hành hóa học
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: dụng cụ: mô hình phân tử amoniac, etyl amin
2. Học sinh: ôn lại cấu tạo tính chất amoniac
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
- Sử dụng phương tiện trực quan
- Trực quan.
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
1.3. Vào bài:
Chiếu một số hình ảnh cho học sinh quan sát
GV: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein – một hợp phần chính trong thức ăn của con người và động vật.
Từ cá chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều loại món ăn ngon, bổ dưỡng. Trước khi chế biến các món ăn đó chúng ta phải khử mùi tanh của cá.
? Tại sao cá lại có mùi tanh? Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin. Amin là gì? Cấu tạo và tính chất như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
Hoạt động 1. I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP |
||
Chúng ta xét ví dụ sau: (GV vừa viết công thức vừa gọi tên) NH3: Amoniac CH3NH2: Metylamin (CH3)2NH: Đimetyl amin CH3)3N: Trimetylamin C6H5NH2: phenyl amin Yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử trong phân tử NH3? Hãy so sánh cấu tạo của amoniac và 4 hợp chất còn lại – so thử với NH3? Liên kết giữa N và các gốc H.C trong 4 phân tử trên được hình thành ntn? Nhận xét, bổ sung và chiếu hình các phân tử lên bảng cho HS quan sát. 4 chất ta xét ở trên chính là amin. Vậy amin là gì? Nhìn vào CTCT của các chất trong VD trên chúng ta thấy: |
Quan sát Liên kết với N của amoniac là H còn liên kết trong 4 chất còn lại thì liên kết với N là các gốc H.C Các liên kết đó được hình thành bằng cách thay thế 1 hay nhiều ntử H cua amoniac. Quan sát. Nêu khái niệm Nêu khái niệm bậc amin. |
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP 1. Khái niệm ,phân loại - VD: NH3: Amoniac CH3NH2: Metylamin (CH3)2NH: Đimetylamin CH3)3N: Trimetylamin C6H5NH2: Phenylamin - KN: (SGK - 40) |
Giáo án Hóa học 12 Bài 9: Amin (tiết 2)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Hiểu được.
- Tính chất hoá học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom
2. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc amin theo công thức cấu tạo.
- Quan sát mô hình, thí nghiệm .. rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Dự đoán được tính chất hoá học của amin và anilin.
- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol
- Xác định được công thức phân tử theo số liệu đã cho
3. Trọng tâm
- Tính chất hoá học điển hình: tính bazơ và phản ứng thế brom vào nhân thơm
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực thực hành hóa học
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: dụng cụ: mô hình phân tử amoniac, etyl amin
Học sinh: ôn lại cấu tạo tính chất amoniac
2. Học sinh: Bài tường trình, đọc hiểu các thí nghiệm
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
- Sử dụng phương tiện trực quan
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ:
Viết CTCT, gọi tên, và chỉ rõ bậc của các amin đồng phân có CTPT là C4H11N
1.3. Vào bài:
Để trả lời cho câu hỏi “cách khử mùi tanh của cá?” chúng ta nghiên cứu tính chất hóa học của amin
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tính bazơ |
||
- Nêu đặc điểm cấu tạo của amin (so sánh với NH3). Hãy dự đoán tính chất hóa học của amin? GV tiến hành thí nghiệm: Nhúng quỳ tím vào dung dịch CH3NH2; C2H5NH2 dung dịch C6H5-NH2, GV tiến hành thí nghiệm 2: Phản ứng giữa amin với axit. Anilin có tính bazơ không? GV nhấn mạnh: Anilin là bazơ yếu, có thể thu hồi khi cho muối + NaOH GV: Dấu hiệu dd anilin có 2 lớp (trên là nước, dưới là anilin) khi cho tác dụng với HCl thì tạo ra phenylaminoclorua tan trong nước nên tạo dung dịch đồng nhất: nhận biết dd anilin GV giới thiệu: Thứ tự tính bazơ: CH3 - NH2 > NH3 > C6H5NH2 |
- HS trả lời - HS quan sát nhận xét Dung dịch CH3NH2; C2H5NH2 làm quỳ tím đổi màu xanh, phenolphtalein đổi màu hồng. - Dung dịch C6H5-NH2 không làm quỳ tím, phenolphtalein không đổi màu. Rút ra nhận xét? HS quan sát và nhận xét, trả lời: Phát triển năng lực thực hành hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề |
2. Tính chất hóa học NX - Phân tử các amin đều có nguyên tử nitơ giống như trong phân tử NH3 nên - amin có tính bazơ. - Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon. a. Tính bazơ nx: Dung dịch CH3NH2; C2H5NH2 có tính bazơ. CH3NH2 + H2O [CH3NH3]+ + OH- Anilin có tính bazơ yếu hơn CH3NH2; C2H5NH2 C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl- → phenylamoni clorua (ít tan trong nước) (tan trong nước) R-NH2 + HCl → R- NH3Cl So sánh tính bazơ - Nhóm đẩy e sẽ làm tăng sự linh động của đôi e tự do trên N → tính bazơ tăng. - Nhóm hút e sẽ làm giảm sự linh động của đôi e tự do trên N → tính bazơ giảm. |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 12 Chương 4: Polime và vật liệu polime
- Giáo án Hóa học 12 Chương 5: Đại cương về kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Giáo án Hóa học 12 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
- Giáo án Hóa học 12 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12