Giáo án Hóa học 12 Chương 5: Đại cương về kim loại mới nhất
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 12 Chương 5: Đại cương về kim loại phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Mục lục Giáo án Hóa học 12 Chương 5: Đại cương về kim loại
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 12 theo phương pháp mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
- Giáo án Hóa học 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (tiết 2)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại (tiết 3)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim
- Giáo án Hóa học 12 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Bài: Luyện tập: Sự ăn mòn kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Bài: Ôn tập học kì I
- Giáo án Hóa học 12 Bài: Ôn tập học kì I (tiết 2)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại (tiết 2)
- Giáo án Hóa học 12 Bài 23: Luyện tâp: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Giáo án Hóa học 12 Bài 24: Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Giáo án Hóa học 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Biết được:
Vị trí, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.
2. Kỹ năng
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.
3. Trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể kim loại.
4. Thái độ
Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Phát triển phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước
- Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử (có ghi bán kính nguyên tử) của các nguyên tố thuộc chu kì 2.
- Tranh vẽ 3 kiểu mạng tinh thể và mô hình tinh thể kim loại (mạng tinh thể lục phương, lập phương tâm diện, lập phương tâm khối).
2. Học sinh: Đọc bài trước khi đến lớp
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định tổ chức:
1.2. Kiểm tra bài cũ:
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố 11Na, 20Ca, 13Al. Xác định số electron ở lớp ngoài cùng và cho biết đó là nguyên tố kim loại hay phi kim ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung ghi bảng |
||||||||||||||
GV chia lớp thành 4 nhóm + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của nguyên tử kim loại - Dùng bảng tuần hoàn và yêu cầu HS xác định vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. - Viết cấu hình electron nguyên tử của các kim loại Na, Mg, Al, Ca, Fe. Xác định số e lớp ngoài cùng - Nhận xét về bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhan của kim loại so với phi kim cùng chu kì + Nhóm 3,4: Tìm hiểu cấu tạo tinh thể kim loại và liên kết trong kim loại - Trạng thái của kim loại - Cấu tạo tinh thể như thế nào? - Liên kết kim loại là gì? So sánh lien kết kim loại với LK cộng hóa trị và lien kết ion Gv tổ chức cho các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét GV chốt lại kiến thức chính của bài. GV: dùng mô hình thông báo 3 kiểu mạng tinh thể của kim loại để HS tham khảo vì đây là ND giảm tải: |
- Hs thảo luận nhóm. - HS trình bày - HS các nhóm nhận xét bổ sung |
I – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN - Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA (trừ B) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA. - Các nhóm B (từ IB đến VIIIB). - Họ lantan và actini. II – CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI 1. Cấu tạo nguyên tử - Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e). Thí dụ: Na: [Ne]3s1 Mg: [Ne]3s2 Al: [Ne]3s23p1 - Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim. Thí dụ:
2. Cấu tạo tinh thể - Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể. - Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể. a) Mạng tinh thể lục phương (Giảm tải) b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện (Giảm tải) c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối (Giảm tải) |
Giáo án Hóa học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Hiểu được:
- Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử được phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hoá các kim loại (các nguyên tử được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
2. Kỹ năng
- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hoá - khử dựa vào dãy điện hoá.
- Viết được các PTHH của phản ứng oxi hoá - khử để chứng minh tính chất của kim loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
3.Trọng tâm
- Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng hoá học đặc trưng của kim loại.
- Dãy điện hoá của kim loại và ý nghĩa của nó.
4. Tư tưởng: Tích cực, chủ động trong học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực tính toán
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Phát triển phẩm chất
- Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư;
- Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy chiếu hoặc tranh vẽ, các đồ dùng thí nghiệm và hóa chất liên quan
2. Học sinh: Đọc và làm bài trước khi đến lớp
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định tổ chức
1.2. Kiểm tra bài cũ:
Liên kết kim loại là gì ? So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
* Hoạt động 1: - GV: yêu cầu HS nêu những tính chất vật lí chung của kim loại (đã học ở năm lớp 9). |
HS: Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. Phát triển năng lực tự học |
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ 1. Tính chất chung: Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. |
* Hoạt động 2: - GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu 1 tính chất VL chung của kim loại về nguyên nhân gây ra tính chất đó. - GV: ở nội dung này các em cần GT được tính dẻo và nêu được ứng dụng về tính dẻo của 1 số KL hay dùng - GV: gọi HS khác nhận xét và bổ sung |
HS: Thảo luận theo HD của GV HS: Thảo luận xong cử đại diện lên bảng trình bày HS: Nhận xét và ghi TT Phát triển năng lực tự học hợp tác |
2. Giải thích a) Tính dẻo Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách rời nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau. |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 12 Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Giáo án Hóa học 12 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
- Giáo án Hóa học 12 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
- Giáo án Hóa học 12 Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
- Giáo án Hóa học 12 Chương 1: Este - Lipit
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12