Giáo án Hóa học 8 Chương 6: Dung dịch mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 8, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 8 Chương 6: Dung dịch phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 8 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 8 Chương 6: Dung dịch

Giáo án Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

HS biết được

- Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà.

- Biện pháp làm quá trình hoà tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

2. Kĩ năng :

- Hoà tan nhanh được một số chất rắn cụ thể (đường, muối ăn, thuốc tím...) trong nước.

- Phân biệt được hỗn hợp với dung dịch, chất tan với dung môi, dung dịch bão hoà với dung dịch chưa bão hoà trong một số hiện tượng của đời sống hàng ngày.

3. Thái độ : Kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học

II. TRỌNG TÂM:

- Khái niệm về dung dịch

- Biện pháp hòa tan chất rắn trong chất lỏng

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên

-Hoá chất: 2 gói muối có khối lượng bằng nhau (1gói muối hột nhỏ và 1 gói hột to), dầu ăn, xăng

-Dụng cụ: Cối sứ, chày sứ, đế đun, cốc thuỷ tinh, đủa thuỷ tinh, nước, thìa lấy hoá chất, đèn cồn, diêm ..

2. Học sinh

Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định trật tự và kiểm tra bài cũ (5 phút)

Trả bài kiểm tra tiết 59 và nhận xét.

2. Hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Khởi động – vào bài (2 phút)

Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hằng ngày, các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối trong nước, ta có dung dịch đường, dung dịch muối. Vậy dung dịch là gì? Các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG GHI

Hoạt động 2.1: Hình thành khái niệm dung môi – chất tan – dung dịch. (10’)

GV hướng dẫn HS làm TN 1: cho 1 thìa đường vào cốc nước khuấy nhẹ

?Yêu cầu các nhóm quan sát và ghi lại các nhận xét và phát biểu?

-Nước là dung môi

-Đường là chất tan

-Nước đường là dung dịch .

GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: “cho 1 thìa dầu (hoặc mỡ ăn) vào 2 cốc sau và khuấy nhẹ”

-Cốc 1: đựng xăng (dầu hoả)

-Cốc 2: đựng nước

?ghi chép lại các nhận xét và cho biết chất tan và dung môi ờ thí nghiệm 2?

?Đâu là dung môi, đâu là chất tan, đâu là dung dịch?

?Qua hai thí nghiệm trên ta thấy nước có thể hoà tan nhiều chất, nhưng có phải là dung môi của tất cả các chất không?giải thích

?Chất tan có thể tồn tại ở những trạng thái nào?Hãy cho ví dụ.

Các nhóm thảo luận câu hỏi sau (3’)

-Dung môi là gì?

-Thế nào là chất tan?

-Thế nào là dung dịch?

HS làm TN1

Đường tan trong nước tạo thành nước đường .

-Hs làm thí nghiệm

-Dầu ăn tan trong cốc 1 nhưng không tan trong cốc 2

-Dung môi: xăng

-Chất tan: dầu ăn

-Dung dịch: hỗn hợp dầu ăn và xăng

-Không, vì có một số chất không thể hoà tan được như: dầu ăn, xăng, …

-Chất tan có thể tồn tại ở 3 trạng thái:

+Rắn: muối, đường,…

+Lỏng: rượu, giấm,…

+Khí:amoniac,hiđroclorua

-Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

-Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.

-Dd là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

I.Dung môi – chất tan – dung dịch.

-Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.

-Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.

-Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

Hoạt động 2.2: Hình thành khái niệm dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà ở nhiệt độ xác định (10’)

HD:TN “cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ”

?Yêu cầu các nhóm ghi chép nhận xét và phát biểu

GV: ở giai đoạn đầu dung dịch vẫn còn có thể hoà tan được thêm chất tan, ta gọi là dung dịch chưa bão hoà .

Ơ giai đoạn 2: dung dịch không thể hoà tan thêm được chất tan (đường), ta gọi là dung dịch bão hoà.

?Thế nào là dung dịch chưa bão hoà?

?Thế nào là dung dịch đã bão hoà?

?Cho 4 nhóm thảo luận làm bài tập 3 sách giáo khoa?

Gọi 1 nhóm trả lời và giải thích

HS làm TN, ghi chép những hiện tượng

-Ban đầu đường tan hết, sau đó không tan nữa.

- Là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan

-Là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

Bài tập 3/138

a. Cho thêm dung môi

b. Cho thêm NaCl

II. Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà ở nhiệt độ xác định :

-Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan.

-Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

Hoạt động 2.3: Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?(10’)

HDTN: “cho vào mỗi cốc (có chứa 25ml nước) một lượng muối như nhau”

-cốc 1: để yên

-cốc 2: khuấy đều

-cốc 3: đun nóng

-cốc 4: muối ăn đã nghiền nhỏ

?Yêu cầu các nhóm ghi chép các nhận xét và phát biểu?

?Vậy muốn quá trình hoà tan chất rắn trong nước được tan nhanh hơn ta nên thực hiện những biện pháp nào?

?Vì sao khi khuấy dung dịch quá trình hoà tan nhanh hơn?

?Vì sao khi đun nóng, quá trình hoà tan nhanh hơn

Gv: Khi nghiền nhỏ chất rắn làm tăng tiếp xúc giữa chất rắn với phân tử nước , qúa trình hoà tan nhanh hơn.

-hs làm thí nghiệm

C1: muối tan nhưng rất chậm

C4: muối tan chậm nhưng nhanh hơn cốc 1

C2+3:tan nhanh hơn cốc 1,4.

-Có thể thực hiện một hoặc đồng thời cả 3 biện pháp: Khuấy, đun nóng và nghiền nhỏ

-Vì khi khuấy dd tạo ra sự tiếp tiếp xúc mới giữa chất rắn và phân tử nước → chất rắn bị hoà tan nhanh hơn.

-Vì khi đun nóng dd các phân tử nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các phâ tử nước với bề mặt của chất rắn.

III. Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

1. Khuấy dung dịch

2. Đun nóng dung dịch:

3. Nghiền nhỏ chất rắn:

Hoạt động 3: Luyện tập – vận dụng (5 phút)

- Giáo viên hệ thống kiến thức.

Câu 1 : Trộn 10 ml nước với 5 ml rượu etylic. Xác định chất nào là chất tan, chất nào là dung môi?

Đáp án :

-Dung môi: nước

-Chất tan: rượu

Câu 2 : Biết ở nhiệt độ trong PTN (20oC), 10g nước có thể hòa tan tối đa 20g đường. Vậy

+ Cho 30g đường vào 15g nước thì thu được dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa?

Giải thích?

+ Cho 30g đường vào 20g nước thì thu được dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa?

Giải thích?

Đáp án :

+ Vì 10g nước có thể hòa tan tối đa 20g đường nên 15g nước sẽ hòa tan được 30g đường là dung dịch bão hòa.

+ Tương tự như trên thì 20g nước chỉ hòa tan tối đa là 40g đường nên nếu cho 30g đường vào cốc chứa 20g nước thì sẽ thu được dung dịch chưa bão hòa.

Hoạt động 4: Tìm tòi – mở rộng (5 phút)

GV nhắc nhở HS:

- Học bài giảng và làm BTVN: 1,2,4,5,6 sgk trang 138

-Chuẩn bị nội dung bài: Độ tan của một chất trong nước.

V. RÚT KINH NGIỆM:

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

Giáo án Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

HS biết được:

- Khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí: nhiệt độ, áp suất

2. Kĩ năng :

- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.

- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.

- Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.

3. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận và kiên trì trong học tập, ý thức tập thể.

4. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực nghiên cứu và thực hành Hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học

II. TRỌNG TÂM:

Độ tan của một chất trong nước

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên :

-Hoá chất: H2O, NaCl, CaCO3

-Dụng cụ: 8 cốc thuỷ tinh, 4 phễu thuỷ tinh, 8 ống nghiệm, 4 kẹp gỗ, 8 tấm kinh, 4 đèn cồn

-Bảng tính tan.

-Hình vẽ phóng to

2. Học sinh : Muối ăn, bảng phụ ghi bằng bút dạ và bút dạ.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5’)

HS 1: Làm bài tập 4/138?

HS 2: Thế nào là dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà?

2. Hoạt động dạy học :

Hoạt động 1: Khởi động – vào bài (2 phút)

Các em đã biết ở một nhiệt độ nhất định, các chất khác nhau có thể bị hoà tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hoà tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta hãy tìm hiểu độ tan của chất?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG GHI

Hoạt động 2.1. Hình thành kiến thức: Chất tan và chất không tan (15’)

GV: Hướng dẫn HS làm TN 1,2 sgk

TN1: Lấy vài mẫu CaCO3 vào nước cất, lắc mạnh. Lọc lấy nước lọc, làm bay hơi.

TN2: Lấy muối ăn hoà tan vào cốc nước, sau đó lấy vài giọt làm bay hơi.

? Yêu cầu HS ghi chép các hiện tượng và rút ra nhận xét?

-Ngoài 2 thí nghiệm trên áp dụng cho chất lỏng thì ta cũng thấy được qua thực tế

+Dầu ăn không tan trong nước

+Rượu tan tốt trong nước

?Qua 2 thí nghiệm, ta kết luận được điều gì ?

VD: Ở 25oC, 100g nước hoà tan tối đa:

-36g NaCl để ⇒ dung dịch bão hoà

-204g đường ⇒ dung dịch bão hoà

-222g AgNO3 ⇒ dung dịch bão hoà

?Em có nhận xét gì với những chất tan được trong nước?

? Ta vừa làm thí nghiệm và biết muối NaCl tan trong nước, muối CaCO3 lại không tan, còn các muối khác có tính tan trong nước như thế nào?

GV: Để tìm hiểu tính tan trong nước của các muối, ta xem bảng tính tan trong nước của các axit, bazơ, muối/156 sgk

-Quan sát bảng tính tan trả lời các câu hỏi sau

-Nhóm 1+3: Nhận xét tính tan của axit, bazơ ?

-Nhóm 2+4 : Nhận xét tính tan của muối:

+Những muối của kim loại nào, gốc axit nào đều tan hết trong nước ?

+Nhận xét tính tan của các muối clorua, sunfat, cacbonat.

-Kết luận: cho Hs điền khuyết vào bảng phụ và dặn học ở SGK

-Hướng dẫn hs ghép 1 số hợp chất và nhận xét có tan hay không.

HS làm thí nghiệm theo nhóm

N1,2,3: làm TN1

Nhóm 4,5,6: làm TH2

TN1: CaCO3 không tan trong nước.

TN2: NaCl tan trong nước

-Có chất tan, có chất không tan trong nước.

HS thảo luận 4’ và trả lời.

Nhóm 1+3:

-Hầu hết các axit đều tan trong nước (trừ H2SiO3)

- Phần lớn bazơ không tan.

Nhóm 2 + 4:Tính tan của muối

+Tất cả muối của K, Na, (NO3) đều tan.

+Phần lớn muối -Cl, =SO4 tan trong nước

+Phần lớn muối =CO3 tan trong nước.

I. Chất tan và chất không tan.

1.Thí nghiệm

TN1: CaCO3 không tan trong nước.

TN2: NaCl tan được trong nước.

* Có chất tan và có chất không tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước

2.Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối.

(SGK)

Hoạt động 2.2: Độ tan của một chất trong nước (15’)

GV: Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng “độ tan”

“ độ tan có thể biểu thị bằng :

-Gv cung cấp khái niệm độ tan

GV: Vậy khi nói về độ tan của 1 chất nào đó trong nước cần phải kèm theo điều kiện nhiệt độ

?ở 25oC: độ tan của đường là 204 gam, của muối ăn là 36 gam có nghĩa là gì?

? Em có nhận xét như thế nào về độ tan các chất ?

GV: Độ tan phụ thuộc vào những yếu tố nào ta cùng sang phần 2.

GV: treo hình 6.5

Giáo án Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước mới nhất

?Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào yếu tố nào?

?Rút ra nhận xét độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ?

?Điều này đúng trong mọi trường hợp?

-Giới thiệu hình 6.6

Gv: Theo các em, khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất có tăng không.

?Ngoài nhiệt độ, còn yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của chất khí?

GV: Liên hệ thực tế là cách bảo quản bia hơi, nước ngọt có ga ...

?Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan?

HS nghe GV thuyết trình.

-Tiếp thu kiến thức

Trong 100g nước hoà tan được 204g đường,

Trong 100g nước hòa tan được 36 g muối.

- không giống nhau

-Quan sát

-Nhiệt độ

-Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của phần lớn các chất rắn cũng tăng.

-Không, chỉ phần lớn.

-Quan sát

Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của các chất khí giảm

-Áp suất.

SGk

-Nhiệt độ và áp suất.

II. Độ tan của một chất trong nước.

1. Định nghĩa.

Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định.

Ví dụ : ở 25oC độ tan của đường là 204 gam có nghĩa là 204 gam đường hoà tan 100 gam nước để tạo thành dd bão hoà.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.

-Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng.

-Độ tan của chất khí tăng khi nhiệt độ giảm và áp suất tăng

Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng (5 phút).

-Giáo viên hệ thống kiến thức

-Hướng dẫn hs làm bài tập 4/142

-Hướng dẫn hs làm bài tập 5/142: Từ đó rút ra công thức tính độ tan.

mNa2CO3 = 53 (g)

mH2O = 250 (g)

Ở 18oC, 250 gam nước hoà tan được 53g Na2CO3 để được dung dịch bão hoà

Vậy 100 gam nước hoà tan được x g Na2CO3

Giáo án Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước mới nhất

Vậy trong 100g nước thì hoà tan được 132,5 g Na2CO3 để được dung dịch bão hoà

Hoạt động 4: Mở rộng, tìm tòi

GV hướng dẫn HS:

-Học bài giảng và làm BTVN: 1,2,3,4,5 sgk trang 142

-Soạn trước bài 43 (nồng độ của dung dịch)

+ Nghiên cứu các ví dụ và rút ra hướng giải

+ Ôn một số công thức về tính số mol, tính khối lượng …

V. RÚT KINH NGHIỆM:

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên