Giáo án Hóa học 8 Chương 3: Mol và tính toán hóa học mới nhất

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 8, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 8 Chương 3: Mol và tính toán hóa học phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 8 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 8 Chương 3: Mol và tính toán hóa học

Giáo án Hóa học 8 Bài 18: Mol

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Học sinh biết được định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc: C, 1atm)

2. Kĩ năng :

Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.

3. Thái độ :

Ham học hỏi và yêu thích bộ môn

4. Năng lực cần hướng tới :

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực tính toán

-Năng lực sáng tạo

-Năng lực hợp tác

-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

II. TRỌNG TÂM:

Ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol.

III. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ đã ghi sẵn các bài tập (phiếu học tập)

- Phóng to hình 3.1

IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

* Giới thiệu chương:

Quan sát hình trang 62 SGK:

?Nhắc lại khái niệm “nguyên tử”, “phân tử”?

Các em đã biết: Nguyên tử và phân tử là những hạt có kích thước và khối lượng vô cùng nhỏ nên không thể dùng những dụng cụ thông thường để cân hay đo. Tuy nhiên, trong hóa học chúng ta lại tìm hiểu về nguyên tử hoặc phân tử nên cần phải đếm được có bao nhiêu nguyên tử (phân tử), cân xem mỗi nguyên tử (phân tử) nặng bao nhiêu, thể tích bằng bao nhiêu? Vì vậy các nhà khoa học đề xuất một khái niệm dành cho những hạt vô cùng nhỏ này đó là Mol và cũng từ đó sẽ giúp chúng ta tính toán được những vấn đề đã nêu ở trên.

Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Trước tiên chúng ta cùng làm quen với các khái niệm: Mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

Tiết 26: MOL

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm “Mol là gì?”

-Giả sử HS A đi mua 1 chục cuốn vở. Vậy số lượng cuốn vở mà em sẽ mua là bao nhiêu?

-Giả sử HS B đi 1 ram giấy in. Vậy số lượng giấy mà em sẽ mua là bao nhiêu tờ?

GV: 10 và 500 là số lượng được qui định chục và ram.

Vì vậy, định nghĩa mol cũng được dựa trên cơ sở đó

GV: nêu định nghĩa mol

GV: Số 6. 1023 : số Avôgađrô (N )

GV: gọi 1 HS đọc phần có thể em chưa biết

Bài tập 1:

?1mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm ?

? 0,5 mol phân tử CO2 có chứa bao nhiêu phân tử CO2 ?

-Treo bảng phụ có ghi sẵn bài tập

-Hướng dẫn HS làm câu a.

? Mà con số 6.1023 còn được gọi là gì? Kí hiệu ntn?

?1mol nguyên tử nhôm có chứa còn có cách giải thích nào khác?

?Tương tự, 1 mol phân tử CO2 có chứa bao nhiêu phân tử CO2 ?

*Lưu ý: Nếu đề bài hỏi về nguyên tử thì câu trả lời là nguyên từ, nếu hỏi về phân tử thì câu trả lời là phân tử.

*Chuyển ý: Khối lượng của 1 chục cuốn vở và 1 ram giấy chính là khối lượng của 10 cuốn vở hoặc 500 tờ giấy in. Vậy khối lượng mol nguyên tử (phân tử) là gì ta cùng tìm hiểu phần II.

-10 cuốn vở.

-500 tờ.

Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó

- HS đọc

- 6.1023 nguyên tử Al

- 3.1023 phân tử CO2

-Chú ý cách làm

-1 HS lên bảng, các HS còn lại làm vào giấy nháp.

-Số Avogadro: N

-1mol nguyên tử nhôm có chứa N nguyên tử nhôm.

-1mol phân tử CO2 có chứa N phân tử CO2,

I. Mol là gì?

-Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó

- Số 6.1023 :số Avôgađrô (N )

Ví dụ:

-1mol nguyên tử nhôm có chứa 6.1023 nguyên tử nhôm (N nguyên tử Al)

-1mol phân tử CO2 có chứa 6.1023 phân tử CO2 (N phân tử CO2).

Hoạt động 2.2. Hình thành khái niệm “khối lượng mol”

?Khối lượng kí hiệu là gì?

?Khối lượng có đơn vị là gì?

-GV nêu định nghĩa khối lượng mol.

? Nhắc lại cách tính phân tử khối của 1 chất ?

? Tính PTK của các chất sau

Giáo án Hóa học 8 Bài 18: Mol mới nhất

?Nhận xét khối lượng mol với phận tử khối?

*Lưu ý :

+Khối lượng mol chính là phân tử khối của chất.

+Cách biểu diễn:

-Cu = 64, CO2 = 44 là phân tử khối

-MCu = 64, MCO2 = 44 là khối lượng mol.

Bài tập 2 : Tính khối lượng mol của:

a/ Nguyên tử nitơ

b/ Phân tử nitơ

c/ Phân tử đồng

d/ Nguyên tử đồng

đ/ Phân tử axit sunfuric.

e/ Nguyên tử Hiđro

f/ Phân tử Hiđro.

?Em có nhận xét gì về khối lượng mol của nguyên tử nitơ và khối lượng mol của phân tử nitơ?

?Vì sao?

?Em có nhận xét gì về khối lượng mol của nguyên tử Cu và khối lượng mol của phân tử Cu?

?Vì sao?

* Nitơ và Hiđro là hai chất khí.

?Nhận xét về khối lượng của 2 khí

Vậy thể tích của chúng ntn chúng ta cùng sang phần III.

-m

-g

-Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N (6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó

-Bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử chất.

32 đ.v.C

44 đ.v.C

18 đ.v.C

- bằng nhau

-Chú ý

MN = 14 g/mol.

MN2 = 28 g/mol

MCu = 64 g/mol

MCu = 64 g/mol

M H2SO4 = 98 g/mol

MH = 1g/mol

MH2 = 2g/mol

-Khác nhau

-Vì Phân tử nitơ gồm 2 nguyên tử nitơ.

-Bằng nhau

-Vì Cu là kim loại nên phân tử chính là nguyên tử.

-Khác nhau

II. Khối lượng mol là gì?

Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Ví dụ : Tính khối lượng mol của:

Giáo án Hóa học 8 Bài 18: Mol mới nhất

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu thể tích mol của chất khí (10 phút)

-Giới thiệu H3.1/64. Trong mỗi hộp đều chứa 1 mol khí khác nhau.

?1 mol mỗi khí đều chứa bao nhiêu phân tử khí?

?Nhận xét thể tích của 3 hộp?

GV: Cung cấp định nghĩa.

GV: ở nhiệt độ 0oC và áp suất 1 atm (ở đktc): thể tích của 1 mol bất kì chất khí nào cũng bằng 22,4 lít

? Viết thể tích mol của các chất khí H2, N2, CO2 ở đktc ?

-Quan sát

- Là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó hoặc 6.1023 phân tử khí.

-Bằng nhau

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó

- HS nghe và ghi vào vở

VH2 = VN2 = VCO2 = 22,4 lít

III.Thể tích mol của chất khí là gì?

-Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó

-Ở điều kiên tiêu chuẩn (t0 = 0oC, P = 1atm) 1 mol bất kì chất khí nào đều chiếm 1 thể tích bằng nhau và bằng 22,4 lít.

Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập (5 phút)

-Hệ thống lại nội dung bài học

+Mol là gì? Kí hiệu? đơn vị?

+Khối lượng mol là gì? Kí hiệu? đơn vị?

+Thể tích mol chất khí là gì? Kí hiệu? đơn vị?

-Dựa vào nội dung đã học để trả lời và khắc sâu kiến thức

Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

Em hãy cho biết trong các câu nào sau đây đúng, sai

A. Ở cùng điều kiện: thể tích của 0,5 mol khí N2 bằng thể tích của 0,5 mol khí SO2

B. Ở đktc: thể tích của 1mol khí CO là 56 lít

C. Thể tích của 1mol khí H2 ở nhiệt độ phòng là 2 lít

* Đáp án:

A – Đ

B – S

C – S

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (5 phút)

-Tìm hiểu 1 mol hạt gạo sẽ nuôi sống được loài người bao lâu?

- Học bài giảng và chuẩn bài tiếp theo

- BTVN: 1,2,3,4, sgk tr 65.

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Học sinh biết được biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m).

2. Kĩ năng :

Tính được m (hoặc n) khi biết các đại lượng có liên quan

3. Thái độ :

Hình thành tính cẩn thận trong tính toán.

4. Năng lực cần hướng tới :

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực tính tóan hóa học

-Năng lực hợp tác

-Năng lực sáng tạo

II. TRỌNG TÂM:

Cách chuyển đổi giữa mol và khối lượng.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên : Bảng phụ

2. Học sinh : Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)

Làm thế nào để tìm công thức tính khối lượng của các chất từ số mol và ngược lại. Để trả lời câu hỏi trên baì học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu vấn đề này.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (28 phút)

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu: “Cách chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng”

? Vậy muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất (số mol) ta phải làm như thế nào?

GV: Nếu ta đặt kí hiệu

n là số mol chất hay lượng chất

m là khối lượng

M là khối lượng mol của chất

? Các em hãy thảo luận rút ra biểu thức tính khối lượng?

GV: Ghi lại biểu thức trên bảng bằng phấn màu

? Gọi 1 HS giải thích kí hiệu của các đại lượng?

? Từ biểu thức trên em hãy nêu cách tính n (số mol)? (nếu biết m và M)

? Từ biểu thức trên em hãy nêu cách tính M? (nếu biết M và n)

Chuyển ý: Vận dụng các công thức trên để giải một số bài tập

- Muốn tính khối lượng: ta lấy khối lượng mol nhân với lượng chất (số mol)

- HS thảo luận và trả lời

m = n . M

- n: là số mol

- M: Khối lượng mol

→ n = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất

→ M = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất

I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng như thế nào?

-Nhận xét: Nếu ta đặt kí hiệu

+n: số mol chất (lượng chất)

+m: khối lượng

+M: khối lượng mol của chất

-Ta có công thức chuyển đổi là:

m = n . M

→ n = m/M (mol) ,

→ M= m/n (g/mol)

Hoạt động 2.2. Áp dụng làm bài tập vận dụng

Bài tập 1 : Tính khối lượng của:

a) 0,5 mol Al2O3

b) 0,75 mol MgO

- Gọi 1 HS xác định các giá trị của đề bài cho?

-Hướng dẫn HS tóm tắt đề bài

?Từ hai CTHH Al2O3 và MgO em biết được điều gì?

?Nêu cách giải?

- GV thu vở của một số HS chấm điểm lấy điểm miệng.

Bài tập 2 : Tính số mol của

a) 20 g NaOH.

b) 8 g CuO

- Gọi 1 HS xác định các giá trị của đề bài cho?

- Vận dụng công thức nào để tính số mol?

- Gọi 1 HS nêu cách giải?

Bài tập 3 : Tìm khối lượng mol của một hợp chất biết 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25g

- Gọi 1 HS xác định các giá trị của đề bài cho?

- Vận dụng công thức nào để tính n?

- Gọi 1 HS nêu cách giải?

Bài tập 4 : Tìm CTHH của đơn chất A biết 0,5 mol chất này có khối lượng là 28g.

- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở nháp.

- Gọi 4 HS lên bảng chữa 4 bài tập trên.

- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài toán:

+ Đại lượng đã biết ?

+ Đại lượng chưa biết ?

+ Ap dụng biểu thức nào để tính?

+Thế dữ liệu vào CT → tính ra kết quả

nAl2O3 = 0,5 mol

nMgO = 0,75 mol

- Tính được

MAl2O3 = 102g/mol và MMgO = 40 g/mol

→ mAl2O3 = 0.5.102 = 5.1g

→ mMgO = 0.75 . 40 =30g

- Tính MNaOH = 40 g/mol

- Vận dụng: n = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất

- HS làm vào vở bài tập

- Xác định đại lượng đã cho.

- Xác định công thức vận dụng để tính.

- M = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất

- HS đọc đề bài.

- Xác định đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm.

- Vận dụng: M = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất

- HS làm vào vở bài tập

Bài tập vận dụng

Bài tập 1 :

Giải

a) MAl2O3 = 27.2 + 16.3 = 102 (g/mol)

m Al2O3 = n . M = 0,5. 102 = 5,1 g

b) MMgO = 24 + 16 = 40 g/mol

→ mMgO = 0,75. 40 = 30 g

Bài tập 2 : Tính số mol của

a) MNaOH = 23 + 16 + 1 = 40 g/mol

nNaOH = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất = 0,5 (mol)

b) MCuO = 64 + 16 = 80 g/mol

nCuO = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất = 0,1 (mol)

Bài tập 3 : Giải

M = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất = 98 g/mol

Bài tập 4 :

Khối lượng mol của đơn chất A là:

MA = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất = Giáo án Hóa học 8 Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất mới nhất = 56 g

CTHH của A là : Sắt (Fe)

Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập (5 phút)

Hệ thống lại nội dung bài học

Nhắc lại công thức tính khối lượng, tính số mol, khối lượng mol? Nêu kí hiệu, đơn vị?

Dựa vào nội dung bài học trả lời và khắc sâu kiến thức

Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

Tính khối lượng của N phân tử HCl?

* Hướng dẫn:

-N phân tử HCl tương ứng với mấy mol?

-Đề bài yêu cầu tính đại lượng nào?

-Có số mol → áp dụng công thức nào?

N phân tử HCl = 1 mol HCl

n = 1 mol

mHCl = n.M

=1.(1+35,5)

=1.36,5 =36,5 g

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (5 phút)

- Học bài giảng và xem lại khái niệm thể tích mol của chất khí và bài tập 3,4 trang 65

- Giải lại các bài tập trên để làm cơ sở để tìm hiểu mối liên hệ giữa lượng chất (số mol) với thể tích (V)

V. RÚT KINH NGHIỆM:

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên