Giáo án Hóa học 8 Chương 4: Oxi - Không khí mới nhất
Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 8, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 8 Chương 4: Oxi - Không khí phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 8 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Mục lục Giáo án Hóa học 8 Chương 4: Oxi - Không khí
- Giáo án Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi
- Giáo án Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi
- Giáo án Hóa học 8 Bài 26: Oxit
- Giáo án Hóa học 8 Bài 27: Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
- Giáo án Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy
- Giáo án Hóa học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy (Tiết 2)
- Giáo án Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập 5
- Giáo án Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4
Giáo án Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
Học sinh nêu biết được:
-TCVL của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
-TCHH của oxi: Tác dụng với phi kim (S, P,…)
2. Kĩ năng :
-Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với S, P. Rút ra được nhận xét về TCHH đầu tiên của oxi.
-Viết được PTHH minh họa tính chất của oxi.
3. Thái độ : Cẩn thận, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
4. Năng lực cần hướng tới :
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực hợp tác
-Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Năng lựa vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. TRỌNG TÂM:
Tính chất hóa học của oxi.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hoá chất: 2 lọ khí oxi, S, P
- Dụng cụ: muôi đốt hoá chất, đèn cồn, diêm, chậu nước.
- Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập.
2. Học sinh
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: (42’)
1. Ổn định trật tư
Bài cũ: Không kiểm tra
2. Hoạt động dạy học: (41’)
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG GHI BẢNG |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (3’) - Ở học kì I chúng ta đẫ tìm hiểu về chất (đơn chất và hợp chất). Bắt đầu từ học kì này chúng ta đi tìm hiểu các đơn chất và hợp chất cụ thể có trong tự nhên mà chung ta đã được sử dụng hàng ngày. Hôm nay chúng ta tìm hiểu chương tiếp theo là: OXI – KHÔNG KHÍ. - Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ Trái Đất). Oxi có nhiều trong không khí, nước,… Vậy oxi có những tính chất vật lí gì? Tính chất hóa học nào ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. - Bài học gồm 2 tiết: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần I và phần 1 trong II |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút) Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tính chất vật lý (10’) |
||
? Gọi 1 HS nêu KHHH, CTHH, NTK, PTK của oxi ?Trong tự nhiên, oxi có ở đâu? + Đơn chất: không khí + Hợp chất: nước, đường, quặng sắt, đất, đá, cơ thể ngưòi và động, thực vật… -Cho HS quan sát lọ đựng khí chứa Oxi ? Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị của khí oxi? ? Em hãy cho biết tỉ khối của oxi so với không khí? ? Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí? nặng gấp mấy lần? GV: ở 20oC: 1 lít nước hoà tan được 31ml khí oxi. ? Vậy oxi tan nhiều hay ít trong nước ? GV cung cấp thông tin oxi hoá lỏng ở – 183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt |
KHHH: O CTHH: O2 NTK: 16 PTK: 32 -Trong không khí, nước,… HS quan sát lọ khí oxi -Khí, không màu, không mùi. dO2/kk = Oxi nặng hơn không khí gấp 1,1 lần Ít tan trong nước -Là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn kk. |
KHHH: O CTHH: O2 NTK: 16 PTK: 32 I Tính chất vật lý : - Trong tự nhiên oxi tồn tại dưới 2 dạng: + Đơn chất: không khí + Hợp chất: nước, đường, quặng sắt, đất, đá, cơ thể ngưòi và động, thực vật… - Ở đk thường oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí, ít tan trong nước -Oxi hoá lỏng ở –183oC, có màu xanh nhạt |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxi (25’) |
||
? Nhắc lại một số phi kim ở trạng thái rắn? ? Các em hãy dự đoán xem các phi kim này có cháy được? GV: Cho HS quan sát mẫu S, yêu cầu HS nêu trạng thái, màu sắc của S? GV: làm TN S + O2 ở nhiệt độ thường +Đưa muôi sắt chứa S vào lọ oxi. ? Yêu cầu HS quan sát và nhận xét? +Đốt muôi S cho HS quan sát sau đó đưa vào lọ oxi. ? Yêu cầu HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét? ? So sánh S cháy trong kk với S cháy trong O2 ? ? Em có kết luận gì về TCHH tiếp theo của oxi? ? Khói không màu đó là chất nào? Gv: Chất khí đó là lưu huỳnh đioxit: SO2 (sunfurơ) ? Gọi 1 HS viết PTHH xảy ra. Gv: Ngoài S, Oxi cón tác dụng với các phi kim khác nữa, ta tiếp tục làm thí nghiệm với P. GV: làm TN P + O2 - HS quan sát trạng thái và màu sắc của P và phát biểu? -Đưa muôi sắt có chứa P chưa đốt vào lọ oxi có hiện tượng nào xảy ra không? - đốt P ngoài kk cho HS quan sát ? Yêu cầu HS nêu hiên tượng - sau đó đưa vào lọ khí oxi? ? các em nêu hiện tượng xảy ra, rút ra nhận xét? GV: cho nước vào lọ sau đó lắc ? Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và nhận xét? ?so sánh P cháy trong kk với P cháy trong O2 ? ? Khói màu trắng bám vào thành bình ở dạng bột đó là chất nào? ? Viết PTHH xảy ra. GV: Oxi còn có thể tác dụng với 1 số phi kim khác như C, H2, … |
-S, C, P,… -Được Rắn, màu vàng -Quan sát Ko có hiện tượng -Quan sát -S cháy trong kk với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt S cháy trong oxi mãnh liệt … -Oxi phản ứng với phi kim. -Lưu huỳnh đioxit S + O2 SO2 Đỏ, rắn Ko có hiện tượng -Cháy và có khói trắng -Có khói màu trắng dày đăc bám trên thành bình -Khói màu trắng tan trong nước. -P cháy trong oxi mãnh liệt hơn trong không khí. -Điphotphopentaoxit (P2O5) 4 P + 5O2 2P2O5 |
II. Tính chất hoá học. 1. Tác dụng với phi kim : a. Tác dụng với lưu huỳnh (S): - S cháy trong oxi mãnh liệt, với ngọn lửa màu xanh nhạt, sinh ra khí không màu là lưu hùynh đioxit SO2 (khí sunfurơ) - PTHH S + O2 SO2 b. Tác dụng với Photpho (P): - P cháy trong oxi với ngọn lửa màu sáng chói, tạo ra khói màu trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước đó là điphotpho pentaoxit P2O5 - PTHH 4P + 5O2 2P2O5 |
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (3 phút)
-Giáo viên hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài.
- Học bài và làm bài tập 1,2,4,5 sgk tr 84
- Soạn phần còn lại.
V. RÚT KINH NGHIỆM
mục
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Giáo án Hóa học 8 Bài 24: Tính chất của oxi (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
Học sinh nêu được:
- TCHH của oxi
- Hóa trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống
2. Kĩ năng :
- Liên hệ với thực tế rút ra tính chất của oxi
-Viết PTHH.
-Tính thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hóa học.
3. Thái độ :
Hs có thái độ cẩn thận, kiên trì trong học tập
4. Năng lực cần hướng tới :
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực hợp tác
-Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học
-Năng lực tính tóan
-Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
-Năng lựa vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
-Năng lực sáng tạo
II. TRỌNG TÂM:
Tính chất hóa học của oxi.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hoá chất: lọ oxi, dây sắt
- Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ, cát , diêm …
- Bảng phụ có ghi sẳn các bài tập
2. Học sinh
Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định trật tự và kiểm tra bài cũ: (5’)
- Phát biểu TCVL của oxi.
- Phát biểu TCHH của oxi tác dụng với phi kim? Viết PTHH xảy ra.
2. Hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN | HỌC SINH | NỘI DUNG GHI BẢNG |
---|---|---|
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’) Tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng với 1 số phi kim như: S,P... và tác dung với kim loại (Fe). Tiết hôm nay chúng ta sẽ xét tiếp các tính chất hoá học của oxi, đó là các tính chất tác dụng với 1số hợp chất và luyện tập tính thể tích của khí oxi ở đktc. |
||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
Hoạt động 2.1. Oxi tác dụng với kim loại (6’) |
||
?Kể tên một số kim loại trong cuộc sống mà em biết? GV: Làm TN theo các bước sau -Lấy 1 đoạn dây sắt (cuốn xoắn) đưa vào trong bình oxi, có dấu hiệu phản ứng hoá học xảy ra không? - Quấn vào đầu dây sắt 1 mẫu than gỗ, đốt cho than và dây sắt nóng đỏ rồi đưa vào lọ chứa oxi ? Quan sát và nêu hiện tượng hoá học xảy ra và rút ra nhận xét? ?Kết luận về TCHH thứ nhất của oxi? GV giải thích: Than cháy cung cấp t0 cho dây sắt sau đó dây sắt cháy trong oxi… ? Các hạt nhỏ màu nâu đỏ đó là chất nào? ? Viết PTHH xảy ra? -Công thức Fe3O4 gồm FeO và Fe2O3 ? Dùng cát bỏ dưới bình khi đốt sắt nhằm mục dích gì? |
-Al, Fe, Cu, Ag, Au,… Quan sát Không có hiện tượng Quan sát. -Hiện tượng: Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không khói, tạo ra các hạt nhỏ màu nâu đỏ. -Oxi tác dụng với kim loại. - Oxit sắt từ ( Fe3O4) 3Fe + 2O2 Fe3O4 -Tránh vỡ bình |
2. Tác dụng với kim loại -Sắt cháy mạnh trong oxi, không có ngọn lửa, không có khói → tạo các hạt nhỏ, nóng chảy, màu nâu đó là oxit sắt từ - PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4 ( oxit sắt từ) |
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu tính chất: Oxi tác dụng với hợp chất (10’) |
||
GV: Oxi còn tác dụng với các hợp chất như xenlulozơ (gỗ), metan (khí gas), butan… Ví dụ: khí metan (có trong bùn ao, khí bioga) pứ cháy cũa mê tan trong không khí tạo thành cacbonic và nước, đồng thời toả nhiệt? ? Các em hãy viết PTHH xảy ra? ? Trong các hợp chất (SO2, P2O5, Fe3O4, CO2 ) oxi có hoá trị mấy ? ? Qua các tính chất trên em có nhận xét như thế nào về tính chất hoá học của oxi? GV: Ngoài việc tham gia các phản ứng hóa học trong đời sống và sản xuất thì oxi cũng tham gia phản ứng trong cơ thể người và động vật Vd: Khi con người hít khí oxi vào cơ thể thì oxi làm nhiệm vụ oxi hóa các loại thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động. ?Oxi có cần thiết trong đời sống? |
HS nghe và ghi HS viết PTHH CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Hoá trị II Khí oxi là một đơn chất phi kim hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia các phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất . Trong các hợp chất oxi có hóa trị II. Theo dõi -Kết luận: Oxi rất cần thiết trong đời sống. |
3. Tác dụng với hợp chất CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Kết luận: -Khí oxi là một đơn chất phi kim hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia các phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất.Trong các hợp chất oxi có hoá trị II. -Oxi rất cần thiết trong đời sống. |
Hoạt động 3: Luyện tập củng cố (14’) |
||
Bài tập 1: (BT3/84 SGK) -Đọc đề -Cho thời gian 1’ để suy nghĩ. Gọi 2 hs lên bảng hoàn thành Bài tập 2 : (BT 24.4/28-SBT) - Phát PHT theo bàn. Chọn những CTHH (O2, Mg, P, Al, Fe) và hệ số thích hợp để điền vào chổ trông trong các phản ứng sau: a/ 4Na + … ---> 2Na2O b/ ……+ O2 ---> 2MgO c/ ……+ 5O2 ---> 2P2O5 d/ … + 3O2 ---> 2Al2O3 e/…… +…… ---> Fe3O4 Bài 3 : Đốt cháy hoàn toàn 3,2g khí metan (CH4) trong khí oxi. a. Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng? b. Tính khối lượng khí cacbonic tạo thành? -Tóm tắt đề: ?Nhắc lại các bước tiến hành? -Gọi 2 HS lên bảng làm 2 câu a,b. -Cả lớp làm vào vở, GV thu vở một số HS chấm lấy điểm miệng. |
-Đọc đề 2C4H10 + 13O2 8CO2 + 10H2O Thảo luận theo bàn: (3’) a/ 4Na + O2 2Na2O b/ 2Mg + O2 2MgO c/ 4P + 5O2 2P2O5 d/ 4Al + 3O2 2Al2O3 e/ 3Fe +2O2 Fe3O4 Tóm tắt: mCH4 = 3,2 (g) a/ VO2 (đktc) = ? (l) b/ mCO2 = ? (g) |
Bài tập 1: (BT3/84 SGK) 2C4H10 + 13O2 8CO2 + 10H2O Bài tập 2: (BT 24.4/28-SBT) a/ 4Na + O2 2Na2O b/ 2Mg + O2 2MgO c/ 4P + 5O2 2P2O5 d/ 4Al + 3O2 2Al2O3 e/ 3Fe +2O2 Fe3O4 Bài 3 : a/ Số mol của CH4 là : CH4 +2O2 CO2 + 2H2O 1mol → 2 mol → 1mol 0,5--->1mol --> 0,5mol Theo PT ta có: Thể tích khí oxi ở đktc là: b/ Từ (1) ta có: Khối lượng CO2 tạo thành là: mCO2 = 0,5.(12 + 16.2) = 22 (g) |
Hoạt động 4: Vận dụng: (5’)
Bài 2 : bài tập 6/84 SGK:
a/ Dù có đủ thức ăn nhưng con dế sẽ chết vì thiếu oxi → khí oxi duy trì sự sống
b/ Người ta phải bơm sục không khí vào các bể cá cảnh hoặc chậu chứa cá sống là vì oxi tan ít trong nước nên làm như vậy là để cung cấp thêm oxi cho cá.
Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (3 phút)
-Học bài: TCVL, TCHH và kết luận về TCHH của oxi
-Làm bài tập vào vở BT: 1, 2, 3, 6 /84 SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Hóa học 8 Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử
- Giáo án Hóa học 8 Chương 2: Phản ứng hóa học
- Giáo án Hóa học 8 Chương 3: Mol và tính toán hóa học
- Giáo án Hóa học 8 Chương 5: Hiđro - Nước
- Giáo án Hóa học 8 Chương 6: Dung dịch
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 8 (các môn học)
- Giáo án Toán 8
- Giáo án Ngữ văn 8
- Giáo án Tiếng Anh 8
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8
- Giáo án KHTN 8
- Giáo án Lịch Sử 8
- Giáo án Địa Lí 8
- Giáo án GDCD 8
- Giáo án HĐTN 8
- Giáo án Tin học 8
- Giáo án Công nghệ 8
- Giáo án Vật Lí 8
- Giáo án Hóa học 8
- Giáo án Sinh học 8
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 8 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8
- Đề thi Toán 8
- Đề cương ôn tập Toán 8
- Đề thi Tiếng Anh 8 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 8 mới (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 8 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 8 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 8 (có đáp án)