Giáo án bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực đặc thù

- Nói: Biết thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Nghe: Nắm bắt được nội dung

3. Về phẩm chất

Có trách nhiệm với lời nói của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

Quảng cáo

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích hoạt được tri thức nền về cách thuyết trình và tranh luận.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: HS điền vào bảng sau:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hai điều mong muốn khi nghe người khác thuyết trình về một vấn đề

Hai điều mong muốn về cách người khác trao đổi, tranh luận về bài thuyết trình của mình

   
   

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến.

Quảng cáo

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. Các nhóm HS khác góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổng kết ý kiến của HS, từ đó dẫn dắt vào bài học: Từ những mong muốn của các em liên quan đến kĩ năng thuyết trình và kĩ năng nhận xét, đánh giá bài thuyết trình, chúng ta sẽ học kĩ hơn về các kĩ năng này trong bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: Xác định được vai trò của người nói và vai trò của người nghe.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoàn thành các nhiệm vụ

Nhóm HS thực hiện hai nhiệm vụ sau:

Xác định các bước thực hành trong vai trò của người nói và trong vai trò của người nghe.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. Các nhóm HS khác góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, góp ý cho các đề tài mà HS đã chọn và mục đích bài

nói, đối tượng người nghe.

* Trong vai trò người nói

Bước 1: Chuẩn bị nói

- Toàn cầu hóa đặt ra rất nhiều thách thức đối với Việt Nam. Từ mối quan tâm của bản thân, bạn có thể chọn một trong những đề tài sau để thuyết trình:

+ Đất nước đang đứng trước những cơ hội, thách thức nào? Việt Nam có thể và nên làm gì để tận dụng các cơ hội, vượt qua những thách thức đó?

+ Những nghề nghiệp nào mà thị trường lao động toàn cầu đang khát nguồn nhân lực?

+ Việt Nam có thể phát triển ở những ngành nghề nào liên quan đến việc bảo tồn, phát triển một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc?

+ …

- Từ đề tài đã chọn, hãy tùm ý và lập dàn ý dựa vào các gợi ý sau:

+ Giải thích và nêu biểu hiện của vấn đề.

+ Lí giải vì sao vấn đề là thách thức hay cơ hội; sử dụng lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ các luận điểm.

+ Nêu những giải pháp để nắm bắt cơ hội khắc phục, đối phó với các thách thức.

- Dùng sơ đồ để tóm tắt ý chính của bài thuyết trình, trình bày các ý theo một trình tự hợp lí.

- Chuẩn bị cac phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu, video clip,…) để làm tăng hiệu quả cho bài thuyết trình.

- Dự kiến những câu hỏi mà người nghe có thể đặt ra, đồng thời dự kiến câu trả lời.

Bước 2: Trình bày bài nói

- Trình bày ngắn gọn, mạch lạc nội dung của bài thuyết trình (dựa trên sơ đồ đã chuẩn bị).

- Kết hợp lời nói với việc trình chiếu sơ đồ, bảng biểu, video clip,… và biểu cảm bằng gương mặt, động tác hình thể.

- Tương tác tích cực với người nghe bằng ánh mắt, câu hỏi tu từ,…

Bước 3: Trao đổi, tự đánh giá

- Trả lời ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, dúng trọng tâm của câu hỏi.

- Thể hiện thái độ cầu thị, tôn trọng người nghe.

- Tự đánh giá bài thuyết trình, cách thuyết trình của bản thân và của bạn khác dựa vào bảng kiểm ở Bài 2. Sau đó ghi ra hai bài học kinh nghiệm về:

+ Những điều đã làm tốt khi thuyết trình.

+ Những điều cần điều chỉnh

* Trong vai trò người nghe

Xem lại hướng dẫn ở phần Nói và nghe của bài 2

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên