Giáo án Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Giáo án Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Giải thích được khái niệm tương tác gen.

- Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình của Menden trong các phép lai hai  tính trạng.

- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc quy định tính trạng số lượng.

- Giải thích được một gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông qua một ví dụ cụ thể.

2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về: khái niệm tương tác gen, các dạng tương tác gen và gen đa hiệu.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh phát triển niềm tin vào khoa học.

II. Phương pháp dạy học:

- Trực quan - tìm tòi

- Vấn đáp - tìm tòi

- Dạy học nhóm.

III. Phương tiện dạy học:

Hình 10.1, 10.2 - SGK

IV. Tiến trình dạy học:

1. Khám phá: (5p)

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra bài cũ :

- Nêu các điều kiện cần để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ : 9 : 3 : 3 : 1 ?

- Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của phép lai ?

2. Kết nối:

Hoạt động của GV & HS Nội dung

* Hoạt động 1 : Tác động của nhiều gen lên một tính trạng.

GV :+ Thế nào là tương tác gen?

        + Thế nào là gen alen và gen không alen?

HS : Nghiên cứu SGK trả lời.

GV: Hãy trình bày thí nghiệm về hiện tượng tương tác bổ sung.

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 32, đại diện lớp trình bày thí nghiệm.

GV: Em có nhận xét gí về kết quả của phép lai trên và giải thích vì sao có kết quả đó.

HS: Dựa trên kết quả thí nghiệm và bài 8, 9 đã học để thảo luận và trả lời.

GV: Yêu cầu một em HS lên bảng viết sơ đồ lai. Và cho biết thế nào là tương tác bổ sung?

HS: Nghiên cứu sơ đồ SGk trang 43, và thông tin SGk để trả lời

GV: Ngoài tỉ lệ (9:7), còn có nhiều kiểu tương tác gen khác nữa như (9:6:1), (9:3:3:1). Tương tác át chế có những tỉ lệ (12:3:1), (13:3), (9:3:4).

GV: Thế nào là tương tác cộng gộp? Cho ví dụ minh họa.

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 43 và hònh 10.1 để trả lời được:

+ Khái niệm

+ Ví dụ tinhd trạng màu da người do nhiều cặp gen tương tác cộng gộp.

I. TƯƠNG TÁC GEN.

- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.

- Gen không alen: là 2 gen không tương ứng nằm ở những vị trí khác nhau trên một NST hoặc trên các NST khác nhau.

1. Tương tác bổ sung.

* Thí nghiệm: Đậu thơm

Pt/c: Hoa đỏ     x    Hoa trắng

F1                  Hoa đỏ

F2   9 Hoa đỏ thẫm: 7 Hoa trắng

* Giải thích kết quả:

- Tỉ lệ 9:7 ở  F2 cho thấy có 16 (do 9+7→ Kiểu gen F1 phải dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.

- Với 16 tổ hợp cho 2 loại kiểu hình của 1 tính trạng → tính trạng màu hoa do 2 gen qui định.

Như vậy: Để tạo ra màu hoa đỏ phải có mặt động thời của 2 gen trội A và B tương tác bổ sung với nhau, các trường hợp còn lại cho hoa màu trắng.

           9 A-B-      9 đỏ

           3 A-bb

           3 aaB-       7 trắng

           1 aabb

* Sơ đồ lai:

Giáo án Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen | Giáo án Sinh học 12 mới, chuẩn nhất

* Khái niệm: Tương tác bổ sung là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc những lô cut khác nhau (không alen) làm xuất hiện 1 tính trạng mới.

2. Tác động cộng gộp.

- Khái niệm : Tác động cộng gộp là kiểu tác động khi 2 hay nhiều gen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi gen đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít.

-  Ví dụ : SGK

- Tính trạng số lượng là những tính trạng do nhiều gen cùng qui định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường.(tính trạng năng suất: sản lượng sữa, số lượng trứng gà, khối lượng gia súc, gia cầm).

* Hoạt động 2: Tác động đa hiệu của gen.

GV: Thế nào là gen đa hiệu? Cho ví dụ.

HS: trao đổi phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.

GV: Tương tác gen đa hiệu có phủ nhận học thuyết của Men đen không? Tại sao?

(Không phủ nhận mà chỉ mở rộng thêm. Hiện tượng 1 gen tác động lên nhiều tính trạng là rất phổ biến)

II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN.

- Khái niệm: Trường hợp một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu.

- VD: SGK trang 44.

⇒ Các gen trong một tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong một cơ thể cũng có tác dụng qua lại với nhau vì cơ thể là một bộ máy thống nhất.

3. Thực hành/ Luyện tập: (3p)

- GV nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm của bài qua việc trả lời câu hỏi: Các kiểu tác động của gen đối với sự hình thành TT?

⇒ KG không đơn giản là một tổ hợp các gen tác động riêng rẽ mà là một hệ thống gen tương tác với nhau trong một thể thống nhất.

- HS đọc kết luận trong SGK.

4. Vận dụng: (2p)

- Trả lời câu hỏi SGK.

- Về nhà đọc trước bài mới.

V. Rút kinh nghiệm:

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên