Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể
Giáo án Sinh học 12 Kết nối tri thức Bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh 12 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực sinh học
– Năng lực nhận thức sinh học:
+ Dựa vào sơ đồ hoặc hình ảnh, trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của NST.
+ Trình bày được NST là vật chất di truyền.
+ Mô tả được cách sắp xếp các gene trên NST, mỗi gene định vị tại mỗi vị trí xác định gọi là locus.
+ Trình bày được ý nghĩa của nguyên nhân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền.
+ Trình bày được sự vận động của NST (tự nhân đôi, phân li, tổ hợp và tái tổ hợp) trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ sở của sự vận động của gene được thể hiện trong các quy luật di truyền, biến dị tổ hợp và biến dị số lượng NST.
– Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
Có năng lực làm được tiêu bản NST, quan sát hình thái NST rõ nhất vào kì giữa dưới kính hiển vi quang học và sự vận động của NST qua các kì phân bào.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Giải thích được nguyên phân, giảm phân và thụ tinh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
+ Dựa vào sơ đồ (hình ảnh) cấu trúc NST có thể xác định được thành phần cấu trúc và các mức độ đóng xoắn thu gọn cấu trúc không gian của NST. Từ đó giải thích được cấu trúc của NST đóng xoắn và duỗi xoắn theo chu kì có ý nghĩa để thực hiện các chức năng di truyền, đảm bảo NST là vật chất di truyền.
+ Giải thích được những biến đổi cấu trúc NST có thể gây ra những tật bệnh hiểm nghèo ở người.
1.2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học:
Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học: tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc thông tin và quan sát phân tích các sơ đồ 7.1 – 7.2, trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn thiện các nội dung được phân công.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Rèn luyện và phát triển được năng lực diễn đạt bằng văn bản (qua việc ghi tóm tắt các ý chính đã đọc được trong SGK), bằng lời nói (qua việc trình bày những gì đã lĩnh hội được hoặc bằng giải thích, thuyết minh sơ đồ/slide trước tổ, nhóm hoặc trước lớp)
+ Rèn được các kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với GV; đánh giá và tự đánh giá; biết phân công công việc giữa các thành viên một cách hợp lí khi hợp tác thông qua thảo luận tổ, nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Đưa ra được mô hình minh hoạ hoặc sơ đồ tư duy để thuyết trình cho nội dung mình được phân công chuẩn bị.
+ Đề xuất dự án tìm hiểu các bệnh tật ở người do biến đổi cấu trúc NST gây nên (thực trạng, hậu quả, biện pháp phòng chữa).
2. Phẩm chất
– Yêu nước: biết bảo vệ môi trường sống tại nơi ở, trường học và thiên nhiên hoang dã để hạn chế các tác nhân gây tác động vào cấu trúc NST nhằm hạn chế các đột biến cấu trúc NST có thể gây ra các bệnh tật hiểm nghèo.
– Nhân ái: có tấm lòng trắc ẩn, thương người, biết quan tâm giúp đỡ chia sẻ với những người không may bị mắc bệnh hiểm nghèo do biến đổi cấu trúc NST gây nên.
– Chăm chỉ: rèn luyện đức tính kiên trì, tự học tập, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiên trì vượt qua khó khăn.
– Trung thực: rèn ý thức tổ chức kỉ luật bản thân và kỉ luật nhóm, tuân thủ theo sự hướng dẫn của các thầy cô.
– Trách nhiệm: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; biết lắng nghe, chia sẻ và học tập lẫn nhau; có ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân phòng tránh các bệnh do biến đổi cấu trúc NST gây nên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Máy chiếu, máy tính
– Video (hình) minh hoạ cho các Hình 7.1 – 7.2 SGK/hình ảnh về cấu trúc NST và các bệnh, hội chứng bệnh liên quan đến biến đổi cấu trúc.
– Giấy A0, bút lông nhiều màu, phấn màu.
2. Học sinh
Sưu tầm thêm ngoài SGK các tư liệu về vai trò của những biến đổi cấu trúc NST trong tiến hoá, chọn giống và nghiên cứu di truyền; một số ví dụ về đột biến cấu trúc NST gây bệnh ở người.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a) Mục tiêu
Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của NST.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát các hình ảnh về cấu trúc NST hoặc yêu cầu HS đọc câu lệnh mở đầu trong SGK, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập cá nhân.
– Mỗi nhóm HS nhận 1 giấy A0, bút lông và chuẩn bị thảo luận các vấn đề đã biết và muốn biết về các bệnh đó. Sau đó, cá nhân HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập cá nhân. Tiếp theo, HS thảo luận nhóm trên lớp thống nhất để thư kí điền vào 02 cột K-W trong bảng KWL của nhóm. HS báo cáo bảng KWL và chia sẻ bảng cho các nhóm khác.
Bảng: KWL: Hiểu biết về cấu trúc NST, NST xếp gọn được vào nhân tế bào; ý nghĩa của việc thu gọn cấu trúc không gian, hậu quả của những biến đổi cấu trúc NST
Tên vấn để |
Những điều đã biết (K) |
Những điều muốn biết (W) |
Những điều đã học (L) |
– GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm, đánh giá mức độ tích cực hoạt động của HS.
– GV kết luận và xác định rõ các nhiệm vụ cho HS cần tìm hiểu và khám phá về cấu trúc và chức năng của NST trong các hoạt động tiếp theo.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu mục I. Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể
a) Mục tiêu
– Trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của NST: chỉ rõ được các thành phần cấu trúc và các mức độ xoắn, kích thước NST ứng với từng giai đoạn của chu kì tế bào.
b) Nội dung và tổ chức thực hiện
– Chia lớp thành 4 – 6 nhóm nhỏ và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
– GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 7.1, chỉ rõ các thành phần, đơn vị cấu trúc NST, kích thước NST tương ứng với từng kì phân bào, thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Nêu hình thái của NST khi quan sát NST ở kì giữa, nêu vai trò các bộ phận của NST.
(2) Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST qua các kì trung gian, kì đầu, kì giữa.
(3) Vẽ sơ đồ các mức độ xoắn của NST.
(4) Phân biệt dị nhiễm sắc và nguyên nhiễm sắc.
(5) Vai trò của các protein codensin I và codensin II.
(6) NST đóng xoắn ở các mức độ kích thước khác nhau có ý nghĩa gì?
– Mỗi cá nhân HS tự làm việc theo nhiệm vụ đã nhận, tự trả lời câu hỏi và ghi câu trả lời vào vở của mình. Sau đó, HS chia sẻ ý kiến cá nhân của mình và nội dung đã chuẩn bị với các bạn, thảo luận trong nhóm để xác định câu trả lời đúng nhất; thư kí ghi vào bảng trả lời của nhóm mình.
– Đại diện nhóm sẽ báo cáo sản phẩm cho các bạn nhóm khác nghe, các bạn nhóm khác sẽ đặt câu hỏi. Các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn. Nhóm tổng hợp ý kiến đóng góp và chỉnh sửa sản phẩm của nhóm mình (nếu cần).
– GV quan sát cá nhân và mỗi nhóm làm việc để uốn nắn, lắng nghe, giúp đỡ kịp thời những vướng mắc của HS. GV đặc biệt quan tâm từng cá nhân HS trong hoạt động làm việc cá nhân và nhóm để đảm bảo không HS nào bị bỏ rơi, nhất là những HS có lực học chưa tốt.
– GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ làm việc của cá nhân HS và của các nhóm; khả năng diễn đạt, trả lời câu hỏi của HS.
– GV chốt kiến thức cơ bản để HS lưu vở ghi.
c) Sản phẩm
– Câu trả lời của các nhóm.
– Nội dung mục I.
+ Trên chuỗi nucleosome có: (1) vùng dị nhiễm sắc: là những vùng có các nucleosome nằm sát nhau, không mang gene (đầu mút hoặc tâm động) hoặc chứa các gene không hoạt động và (2) vùng nguyên nhiễm sắc: là những vùng có các nucleosome nằm cách xa nhau, thường chứa các gene đang hoạt động.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Sinh học 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 12 (các môn học)
- Giáo án Toán 12
- Giáo án Ngữ văn 12
- Giáo án Vật Lí 12
- Giáo án Hóa học 12
- Giáo án Sinh học 12
- Giáo án Địa Lí 12
- Giáo án Lịch Sử 12
- Giáo án Lịch Sử 12 mới
- Giáo án GDCD 12
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 12
- Giáo án Tin học 12
- Giáo án Công nghệ 12
- Giáo án GDQP 12
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Đề thi Ngữ văn 12
- Đề thi Toán 12
- Đề thi Tiếng Anh 12 mới
- Đề thi Tiếng Anh 12
- Đề thi Vật Lí 12
- Đề thi Hóa học 12
- Đề thi Sinh học 12
- Đề thi Địa Lí 12
- Đề thi Lịch Sử 12
- Đề thi Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 12
- Đề thi Tin học 12
- Đề thi Công nghệ 12