Đáp án Đề minh họa năm 2019 môn Ngữ văn (có giải chi tiết)

Đáp án Đề minh họa năm 2019 môn Ngữ văn

Xem thử Đề thi thử Toán 2024 Xem thử Đề thi thử Văn 2024 Xem thử Đề thi thử Anh 2024 Xem thử Đề thi thử Vật Lí 2024 Xem thử Đề thi thử Hóa 2024 Xem thử Đề thi thử Sinh 2024 Xem thử Đề thi thử Sử 2024 Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề thi thử GDCD 2024

Chỉ từ 300k mua trọn bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2024 của các Trường/Sở trên cả nước (mỗi môn học) hoặc đề ôn thi ĐGNL - ĐGTD (mỗi trường) bản word có lời giải chi tiết:

Xem: Đề minh họa năm 2019 môn Ngữ văn

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: “Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói:“Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)

Hướng dẫn giải chi tiết:

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

Trả lời:

Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc:

- “Nếu không thay đổi thì không thể có được sự phát triển. Nếu không phát triển không phải là cuộc sống”

Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?

Trả lời:

- Điều ngược lại được nói tới trong đoạn trích:

- Lối sống quen thuộc luôn chịu sự chi phối của tính khuôn mẫu, tính an toàn

- Sự trì trệ, dậm chân tại chỗ, không dám nói, không dám làm

- Không dám thay đổi tư duy, hành động, quen lối sáo mòn trong suy nghĩ, lối sống

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc trích dẫn ý kiến của nhà văn Gail Sheehy có 2 tác dụng:

- Ý kiến là minh chứng sáng rõ, chắc chắn nhất về việc con người không thay đổi sẽ không có được sự phát triển, con người sẽ sống trong những vòng an toàn nhàm chán, những khuôn mẫu sáo mòn

- Tác động tới tư duy của người đọc, cần thay đổi tư duy, dám nghĩ dám làm, dám phá bỏ những lề thói cũ đã lỗi thời và xóa bỏ sự trì trệ, lạc hậu, cải tiến mình từng ngày để phù hợp với sự phát triển của nhân loại.

- Dùng dẫn chứng của nhà văn tên tuổi, nhằm tạo sức thuyết phục cho luận điểm đưa ra trước đó “Muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi”

Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?

Trả lời:

Có thể đưa ra ý kiến: đồng ý hoặc không đồng ý và lập luận để bảo vệ ý kiến đó của mình.

Không đồng ý:

Từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển không đồng nghĩa với liều lĩnh, mạo hiểm bởi vì:

- Liều lĩnh, mạo hiểm là khi người ta không hiểu tình thế, không hiểu chính bản thân mình, có nghĩa là hành động trong sự thiếu hiểu biết, phó mặc cho may rủi

- Từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc dám sống khác, phá bỏ những lối mòn đã sáo rỗng, dám đối mặt với những điều khó khăn, mới mẻ để khám phá, tiến bộ

- Vượt qua những giới hạn của bản thân con người sẽ thu nhận được những kiến thức và kĩ năng mới, con người trưởng thành hơn, cứng cáp hơn, tự bảo vệ mình.

- Hiểu bản thân, có mục đích sống rõ ràng, có kế hoạch, lộ trình phát triển bản thân để từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc thì không gọi đó là liều lĩnh, mạo hiểm.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.

* Mở đoạn:

Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người muốn thành công thì cần phải thay đổi để có thể thành công hơn trong cuộc sống.

Đó cũng là cách để tồn tại giữa cuộc đời đầy thử thách này, luôn cần một con người có thế giới quan sinh động, sâu sắc, luôn biết cách thay đổi linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh sống.

- Trích dẫn câu nói của nhà văn Gail Sheehy

* Triển khai vấn đề:

- Sự thay đổi bản thân ở đây chính là thay đổi suy nghĩ và hành động.

- Lý do cần thay đổi:

    + Cuộc sống luôn vận động, con người cần thay đổi linh hoạt để phù hợp với thời đại và xu hướng phát triển của xã hội.

    + Mỗi người luôn tồn tại những điểm tích cực và tiêu cực, cần thay đổi những điều hạn chế, tiêu cực ở bản thân để tạo ra cơ hội phát triển và thành công.

    + Thay đổi bản thân để tiến bộ, hoàn thiện bản thân hơn, học cách đối mặt với thử thách, thăng trầm của cuộc đời.

- Quan niệm “sống là luôn thay đổi, hoàn thiện mình” là một hành trình phát triển và tiến lên, không phải là trì trệ, dậm chân tại chỗ

- Cần thay đổi bản thân như thế nào?

    + Tùy thuộc vào môi trường sống, chúng ta học cách thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống của bản thân.

    + Xác định những điểm tiêu cực, hạn chế cần phải thay đổi từ bản thân: Nhút nhát, trì trệ, lười biếng, tính vô kỉ luật, giờ cao su, sống không có mục đích, lý tưởng....

    + Thay đổi tư duy trước, sau đó đến hành động. Phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho sự thay đổi của bản thân

- Hệ quả của việc thay đổi bản thân theo hướng tích cực

    + Thái độ sống tích cực sẽ mang lại thành công cho mọi người

    + Bản thân thay đổi để thích nghi tốt hơn với môi trường sống

    + Thay đổi dần trưởng thành, hoàn thiện bản thân hơn

    + Xóa bỏ vòng tròn an toàn, sự trì trệ của bản thân để tích cực, hoàn thiện mình hơn mỗi ngày

- Nêu bật quá trình thay đổi dẫn tới thành công của bản thân:

    + Học tập có kế hoạch, có thời gian biểu khoa học: Có thể hoàn thành bài tập, việc học tốt hơn, dành được thời gian giúp đỡ ba mẹ việc nhà

    + Thay đổi sự bản thân: thay đổi tính nóng nảy để có thể sống hòa hợp với bạn bè, có nhiều bạn bè hơn

    + Thay đổi việc nghiện game và ứng dụng mạng xã hội, bản thân có nhiều thời gian cho việc học tập và dành cho những người bản thân yêu thương.

...

Kết đoạn: Cuộc sống là hành trình luôn cần sự thay đổi tích cực để phát triển, tiến lên phía trước. Rút ra bài học cho bản thân con người cần sự bản lĩnh dám đương đầu với sóng gió trong cuộc sống, phải biết linh hoạt ứng biến. Cần vươn lên hoàn thiện bản thân, cố gắng tiến tới thành công của chính mình.

Câu 2 (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”

(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

MB: Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật “vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên, ý nghĩa nhan đề...

Tác giả Kim Lân:

- Nhà văn xuất sắc chuyên viết truyện ngắn về người nông dân và cuộc sống ở nông thôn trước và sau Cách mạng tháng Tám

- Ông tập trung thể hiện nhân vật người nông dân chất phác, thật thà, bình dị, yêu đời... thông qua ngôn từ mộc mạc, lỗi diễn đạt

- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất năm trong truyện “Con chó xấu xí” (1962)

- Nhân vật “vợ nhặt” là nhân vật có chuyển biến về mặt tâm lý, đặc biệt ngòi bút tài tình của tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói.

- Tác giả đặt vào hình ảnh nhân vật người vợ nhặt nghèo đói, bất hạnh có một khao khát mãnh liệt khi chấp nhận theo không một người đàn ông lạ về làm vợ giữa nạn đói hoành hành

TB

1. Nguồn gốc, hoại hình của nhân vật

- Thị là nhân vật duy nhất trong truyện không được đặt tên, chỉ được tác giả gọi qua tên “vợ nhặt” – không rõ lai lịch, tên tuổi

    + Không có cha mẹ, anh em họ hàng thân thích , không quê hương (do nạn đói 1945 khiến nhiều người rời bỏ quê hương, gia đình)

    + Ngoại hình: áo quần tới tả như tổ đỉa, gầy sọp, mặt lưỡi cày xám xịt, hai con mắt trững hoáy... - ngoại hình thảm hại do nạn đói gây ra

    + Miêu tả nhân vật thị xấu xí, thô kệch, nhưng đáng thương vì đói rách, vất vưởng, cùng đường

    + Miếng ăn để duy trì cuộc sống với thị còn quan trọng hơn lòng tự trọng, nhân cách

→ Thân phận thị trôi nổi, vô danh. Nạn đói 1945 khiến con người trở nên mờ nhạt, rẻ rúng, vật vờ. Cái đói làm biến dạng ngoại hình, nhân cách. Chính hoàn cảnh làm méo mó đi nhân phẩm con người. Người đọc thấu hiểu, đồng cảm vì bản chất thị không phải người như vậy.

2. Sự biến chuyển tâm lí của nhân vật “vợ nhặt” qua việc miêu tả cung cách ăn uống

* Lần thứ nhất

- Trước khi trở thành vợ Tràng: Thị là người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo, liều lĩnh:

    + Lần đầu gặp Tràng, thị đã chủ động làm quen, đẩy xe bò cho Tràng, “liếc mắt cười tít”

    + Lần thứ hai gặp Tràng , thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói”

    + Ngôn ngữ chỏng lỏn, chanh chua “Điêu! Người thế mà điêu”, “ đứng cong cớn” trước mặt Tràng

    + Thị chủ động đòi ăn, khi thấy có miếng ăn thì “ngồi xà xuống, ăn thật”, “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng truyện trò gì”

→ Khi có miếng ăn, thị không còn giữ được ý tứ trước mặt Tràng, thị đánh đổi nhân cách vì miếng ăn.

→ Cái đói đẩy người ta tới đường cùng, làm biến dạng nhân cách của con người. Điều này thể hiện sự thật xót xa về số phận con người lao khổ. Hành động của thị cũng thể hiện khao khát sống đến mãnh liệt khi bị nạn đói dồn tới đường cùng.

* Lần thứ hai

- Thị đã trở thành con dâu cụ Tứ, là vợ của Tràng, khi được nhận bát “chè khoán”

- Hành động lần này đã có sự thay đổi, cũng là miếng ăn, nhưng thị đón nhận bằng cách khác

    + Khi theo Tràng về, thị rón rén, e thẹn, và ý thức được thân phận mới của mình

    + Thị trở về là người đàn bà “hiền hậu đúng mực”, “không còn vẻ chỏng lỏn chao chát như trước”

    + Thị đón lấy cái bát “chè khoán” từ tay cụ Tứ, “đưa mắt lên nhìn, hai con mắt thị tối lại”, “thị điềm nhiên và vào miệng”

    + Đối lập với hình ảnh của thị là hành ảnh cụ Tứ, và cu Tràng “mặt chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ họng”

    + Hành động của thị cho thấy cách ứng xử tế nhị, ý nhị và đầy bản lĩnh của thị giữa không khí ấm áp, tươi mới của gia đình.

    + Sự đanh đá, trơ trẽn do đói khát lần trước đã hoàn toàn biến mất, thị trở về đúng bản chất của người phụ nữ của gia đình: biết đồng cam cộng khổ, biết chấp nhận và vượt lên khó khăn của thực tại

    + Thị đã khiến không khí gia đình trở nên ấm cúng, thân thương, vui vẻ hơn khiến gương mặt “bủng beo u ám” của bà cụ Tứ trông “rạng rỡ hẳn lên”

→ Thị nhận được sự cưu mang, tình yêu thương của mẹ con cụ Tứ, đó là động lực để thị “điềm nhiên” và vào miệng bát cháo cám đắng chát.

- Như vậy, cái đói chỉ có thể làm thay đổi nhân cách của con người tại một thời điểm nhất định, không thể nào xóa đi vĩnh viễn nét đẹp trong tâm hồn con người.

Con người có thể vượt lên hoàn cảnh khi có sự yêu thương, che chở lẫn nhau trong khốn khó.

3. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ miêu tả

- Nhân vật thị được miêu tả rất ít xong từng hoàn cảnh và tình huống khác nhau, nhân vật được miêu tả tinh tế, ý nhị

- Thông qua cử chỉ, nét mặt, ngoại hình nhân vật bộc lộ được tâm trạng, cách hành xử của nhân vật

Kết bài

- Nhân vật “vợ nhặt” là sáng tạo của tác giả Kim Lân về hình ảnh người nghèo khó trong nạn đói 1945 bị rẻ rúng, tha hóa, biến chất

- Thị từ người nghèo khổ, cùng đường, chanh chua, trơ trẽn khi được sống trong tình yêu thương lại trở về với bản chất hiền hậu, ý nhị, giàu tình yêu thương của mình, để vươn tới sự sống và tương lai, đây là sự thay đổi mạnh mẽ có tính bước ngoặt.

- Sự biến chuyển tâm lý của nhân vật thị cũng chính là tinh thần nhân văn và dụng ý của tác giả, để cho con người yêu thương con người.

- Ngôn ngữ miêu tả tinh tế làm nổi bật tình người và bản chất con người, đã khiến tác phẩm của Kim Lân sống mãi trong lòng độc giả.

Xem thử Đề thi thử Toán 2024 Xem thử Đề thi thử Văn 2024 Xem thử Đề thi thử Anh 2024 Xem thử Đề thi thử Vật Lí 2024 Xem thử Đề thi thử Hóa 2024 Xem thử Đề thi thử Sinh 2024 Xem thử Đề thi thử Sử 2024 Xem thử Đề thi thử Địa 2024 Xem thử Đề thi thử GDCD 2024

Xem thêm đề thi minh họa năm 2019 các môn học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên