Với 15 bài tập trắc nghiệm Đại lượng tỉ lệ thuận Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ
các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.
15 Bài tập Đại lượng tỉ lệ thuận (có đáp án) - Kết nối tri thức Trắc nghiệm Toán 7
Câu 1. Cho biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 5. Khi đó đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ là:
A. –5;
B. ;
C. 5;
D. -.
Đáp án đúng là: B
Ta có y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là a = 5.
Ta suy ra x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là .
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 2. Cho hai đại lượng x và y liên hệ với nhau bởi công thức . Phát biểu nào sau đây đúng?
A. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ ;
B. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ ;
C. x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ ;
D. y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a = 3.
Đáp án đúng là: B
Ta có hai đại lượng x và y liên hệ với nhau bởi công thức .
Ta suy ra y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ .
Vậy ta chọn phương án B.
Quảng cáo
Câu 3. Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ a = 9. Khi đó ta có công thức liên hệ giữa x và y là:
A. x = 9y;
B. y = 9x;
C. xy = 9;
D. x + y = 9.
Đáp án đúng là: B
Ta có đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ a = 9.
Khi đó ta có công thức liên hệ giữa x và y là: y = 9x.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 4. Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 3 và y = 2. Hỏi y tỉ lệ thuận với x theo tỉ lệ a bằng:
A. ;
B. ;
C. 3;
D. 2.
Đáp án đúng là: A
Ta có y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a.
Suy ra hệ số tỉ lệ (x ≠ 0).
Với x = 3, y = 2, ta có .
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 5. Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong các bảng dưới đây.
Quảng cáo
x
x1 = –2
x2 = 2
x3 = 3
x4 = 5
y
y1 = 6
y2 = –6
y3 = –9
y4 = –15
Bảng 1
x
x1 = –2
x2 = 2
x3 = 3
x4 = 5
y
y1 = –6
y2 = 6
y3 = –9
y4 = 15
Bảng 2
x
x1 = 2
x2 = 2
x3 = 3
x4 = 5
y
y1 = –6
y2 = 6
y3 = –9
y4 = 15
Bảng 3
x
x1 = –2
x2 = 2
x3 = 3
x4 = 5
y
y1 = 6
y2 = –6
y3 = 9
y4 = –15
Bảng 4
Bảng nào thể hiện hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau?
A. Bảng 1;
B. Bảng 2;
C. Bảng 3;
D. Bảng 4.
Đáp án đúng là: A
⦁Bảng 1:
Ta có ; ; ; .
Khi đó ta có .
Vậy y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là –3.
Do đó phương án A đúng.
⦁Bảng 2:
Ta có ; ; .
Vì 3 ≠ –3 nên .
Vậy hai đại lượng x và y không tỉ lệ thuận với nhau.
Do đó phương án B sai.
⦁Bảng 3:
Ta có ; .
Vì –3 ≠ 3 nên .
Vậy hai đại lượng x và y không tỉ lệ thuận với nhau.
Do đó phương án C sai.
⦁Bảng 4:
Ta có ; ; .
Vì –3 ≠ 3 nên .
Vậy hai đại lượng x và y không tỉ lệ thuận với nhau.
Do đó phương án D sai.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 6. Cứ 100 kg thóc thì cho 60 kg gạo. Hỏi 2 tấn thóc thì cho bao nhiêu tấn gạo?
A. 0,12 tấn gạo;
B. 1200 tấn gạo;
C. 1,2 tấn gạo;
D. 12 tấn gạo.
Đáp án đúng là: C
Đổi đơn vị: 2 tấn = 2000 kg.
Gọi khối lượng gạo có trong 2 tấn thóc là y (kg).
Vì khối lượng gạo và khối lượng thóc là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Nên ta có .
Suy ra (kg) = 1,2 (tấn).
Vậy 2 tấn thóc thì cho 1,2 tấn gạo.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 7. Cho đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x và khi x = 5 thì y = –15. Vậy khi y = –6 thì đại lượng x có giá trị là:
A. –18;
B. –2;
C. 18;
D. 2.
Đáp án đúng là: D
Gọi x1, x2 là hai giá trị của x; y1, y2 là hai giá trị tương ứng của y.
Vì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x nên ta có:
Suy ra
Do đó x2 =
Vậy khi y = –6 thì x = 2.
Do đó ta chọn phương án D.
Quảng cáo
Câu 8. Cho đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x. Biết rằng với hai giá trị x1, x2 của x có x1 – x2 = 1 thì hai giá trị tương ứng y1, y2 của y có y1 – y2 = 4. Khi đó x và y liên hệ với nhau bởi công thức:
A. y = –2x;
B. ;
C. y = 4x;
D. .
Đáp án đúng là: C
Vì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x nên ta có .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Vậy x và y liên hệ với nhau bởi công thức: y = 4x.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 9. Dùng 8 máy cùng loại thì tiêu thụ hết 70 lít xăng. Hỏi dùng 13 máy cùng loại đó thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
A. 110 lít xăng;
B. 11,375 lít xăng;
C. 115 lít xăng;
D. 113,75 lít xăng.
Đáp án đúng là: D
Gọi x (lít) là số lít xăng tiêu thụ hết khi dùng 13 máy cùng loại.
Vì số lượng máy cùng loại với nhau và số lít xăng tiêu thụ là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có: .
Suy ra (lít xăng).
Vậy dùng 13 máy cùng loại thì tiêu thụ hết 113,75 lít xăng.
Do đó ta chọn phương án D.
Câu 10. Cho đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 2 và đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ . Khi đó đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ là:
A. ;
B. ;
C. -;
D. -.
Đáp án đúng là: C
Vì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ 2 nên ta có công thức y = 2x.
Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ nên ta có công thức .
Ta có y = 2x = .
Do đó đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng z theo hệ số tỉ lệ .
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 11. Chia số 32 thành hai phần tương ứng tỉ lệ thuận với 3 và 5, ta được hai số có tích bằng
A. 240;
B. –240;
C. 120;
D. –120.
Đáp án đúng là: A
Chia số 32 thành hai phần ta được hai số lần lượt là x và y.
Ta suy ra x + y = 32.
Vì x và y tương ứng tỉ lệ thuận với 3 và 5 nên ta có .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Với , ta có x = 3.4 = 12.
Với , ta có y = 5.4 = 20.
Vậy hai số cần tìm là 12 và 20.
Tích của hai số là: 12 . 20 = 240.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 12. Chia số 117 thành ba phần tỉ lệ thuận với và , ta được ba số:
A. 60; 37 và 20;
B. 32; 52 và 33;
C. 52; 39 và 26;
D. 40; 39 và 38.
Đáp án đúng là: C
Chia số 117 thành ba phần ta được ba số lần lượt là x, y và z.
Ta suy ra x + y + z = 117.
Vì x, y, z tương ứng tỉ lệ thuận với và nên ta có .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Với , ta có .
Với , ta có .
Với , ta có .
Vậy ba số cần tìm là 52; 39 và 26.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 13. Hai thanh kim loại đồng chất có thể tích là 10 cm3 và 20 cm3. Biết thanh thứ nhất nhẹ hơn thanh thứ hai là 100 gam. Khối lượng của thanh thứ nhất là:
A. 100 gam;
B. 200 gam;
C. 300 gam;
D. 400 gam.
Đáp án đúng là: A
Gọi m1, m2 (gam) lần lượt là khối lượng của thanh kim loại thứ nhất và thanh kim loại thứ hai.
Điều kiện: m1, m2 > 0.
Ta có thanh thứ nhất nhẹ hơn thanh thứ hai là 100 gam nên m2 – m1 = 100.
Vì thể tích và khối lượng của hai thanh kim loại là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên ta có .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Với , ta có m1 = 10.10 = 100 (gam).
Vậy thanh kim loại thứ nhất có khối lượng là 100 gam.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 14. Cho tam giác ABC có số đo các góc A, B, C lần lượt tỉ lệ thuận với 1; 2; 3. Số đo các góc A, B, C của tam giác ABC lần lượt là:
A. 60°; 30° và 90°;
B. 30°; 60° và 90°;
C. 45°; 45° và 90°;
D. 50°; 60° và 70°.
Đáp án đúng là: B
Gọi số đo các góc A, B, C của tam giác ABC lần lượt là a; b; c (độ).
Vì tổng ba góc trong một tam giác bằng 180° nên a + b + c = 180°.
Vì số đo các góc A, B, C lần lượt tỉ lệ thuận với 1; 2; 3 nên ta có .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
•Với suy ra a = 1.30° = 30°.
•Với suy ra b = 2.30° = 60°.
•Với suy ra c = 3.30° = 90°.
Vậy số đo các góc A, B, C lần lượt là 30°; 60° và 90°.
Do đó ta chọn phương án B.
Câu 15. Hưởng ứng phong trào “Kế hoạch nhỏ”, các chi đội 7A, 7B, 7C đã thu gom được tổng cộng 120 kg giấy vụn. Biết rằng số giấy vụn thu được của ba chi đội lần lượt tỉ lệ thuận với các số 7; 9; 8. Khối lượng giấy vụn mỗi chi đội 7A, 7B, 7C thu gom được lần lượt là
A. 40 kg, 45 kg, 35 kg;
B. 45 kg, 35 kg, 40 kg;
C. 35 kg, 40 kg, 45 kg;
D. 35 kg, 45 kg, 40 kg.
Đáp án đúng là: D
Gọi mA, mB, mC (kg) lần lượt là khối lượng giấy vụn thu gom được của ba chi đội 7A, 7B, 7C.
Vì các chi đội 7A, 7B, 7C đã thu gom được tổng cộng 120 kg giấy vụn nên ta có:
mA + mB + mC = 120.
Vì số giấy vụn thu được của ba chi đội 7A, 7B, 7C lần lượt tỉ lệ thuận với các số 7; 9; 8 nên .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
•Với , ta có mA = 7.5 = 35 (kg).
•Với , ta có mB = 9.5 = 45 (kg).
•Với , ta có mC = 8.5 = 40 (kg).
Vậy số kg giấy vụn ba chi đội 7A, 7B, 7C thu gom được lần lượt là 35 kg, 45 kg, 40 kg.