15 Đề thi Tiếng Việt lớp 1 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)
Với 15 Đề thi Cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 1 năm 2024 có đáp án, chọn lọc sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Cuối kì 1 Tiếng Việt 1.
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
- Bộ 15 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất
- Bộ 7 Đề thi Tiếng Việt lớp 1 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức năm 2024 có ma trận (10 đề)
15 Đề thi Tiếng Việt lớp 1 Học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Cuối kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
(Đề số 1)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Nhớ ơn
Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng. Ăn đĩa rau muống, Nhớ người đào ao. Ăn một quả đào, Nhớ người vun gốc. Ăn một con ốc, |
Nhớ người đi mò. Sang đò, Nhớ người chèo chống. Nằm võng, Nhớ người mắc dây. Đứng mát gốc cây, Nhớ người trồng trọt. (Đồng dao) |
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,…
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Sử dụng đồ dùng học tập an toàn
Thước, bút, kéo, dao,... là những đồ dùng rất có ích. Nhưng em cần biết cách sử dụng chúng cho an toàn. Cần chú ý:
- Cẩn thận khi dùng dao, kéo và những đồ dùng sắc nhọn khác để tránh gây thương tích cho bản thân và người khác.
- Không cắn hay ngậm đầu bút vào miệng. Khi dùng xong bút sáp hoặc bút chì, nên rửa tay sạch sẽ để tránh chất độc hại.
- Không làm gãy thước kẻ để tránh tạo thành vật nhọn, gây thương tích.
(Theo Bách Khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng)
a. Vì sao khi dùng những vật sắc nhọn, em phải cẩn thận?
b. Khi dùng bút, em cần chú ý điều gì?
c. Vì sao không nên làm gãy thước kẻ?
Trả lời
a. Khi dùng những vật sắc nhọn, em phải cẩn thận vì:
Vì khi dùng những đồ dùng sắc nhọn dễ gây thương tích cho bản thân và người khác.
b. Khi dùng bút, em cần chú ý:
Không cắn hay ngậm đầu bút vào miệng. Khi dùng xong bút sáp hoặc bút chì, nên rửa tay sạch sẽ để tránh chất độc hại.
c. Không nên làm gãy thước kẻ vì:
Vì làm gãy thước kẻ sẽ tạo thành vật nhọn, gây thương tích.
3. Em hãy viết 1 – 2 câu để nhắc nhở các bạn cần bảo vệ đồ dùng học tập (1 điểm)
Trả lời
Đồ dùng học tập là vật gắn bó rất thân thiết của chúng ta. Nếu đồ dùng bị gãy, hỏng rất dễ gây thương tích cho bản thân và người khác. Vì vậy mỗi người cần bảo vệ đồ dùng học tập.
4. Điền au/ ao và dấu thanh vào chỗ trống và giải câu đố (1 điểm)
’
Trả lời
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Mèo con đi học
Mèo con buồn bực |
- Tôi sẽ chữa lành (Theo Vô-Rôn-Cô) |
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a. Mèo con buồn bực vì chuyện gì?
A. Áo của mèo con bị bẩn |
B. Ngày mai mèo con phải đến trường |
C. Cái đuôi của mèo con bị ốm |
D. Cừu đòi cắt đuôi của mèo con |
b. Mèo con đã kiếm cớ gì để không phải đi học?
A. Cái đuôi mèo ốm |
B. Cái bụng mèo ốm |
C. Cái chân mèo ốm |
D. Cái tay mèo ốm |
c. Cừu thấy vậy liền làm gì?
A. Cừu nhận làm đuôi mèo bị ốm. |
B. Cừu nhận xin phép cô giáo giúp mèo con |
C. Cừu nhận nói rằng mèo bị ốm. |
D. Cừu nhận chữa lành bệnh cho mèo con. |
d. Cừu nói cần khỏi bệnh nhanh thì phải làm gì?
A. đi bệnh viện |
B. cắt đuôi mèo |
C. đi học |
D. đi chơi |
Trả lời
a. Mèo con buồn bực vì:
B. Ngày mai mèo con phải đến trường
b. Mèo con đã kiếm cớ để không phải đi học:
A. Cái đuôi mèo ốm
c. Cừu thấy vậy liền:
D. Cừu nhận chữa lành bệnh cho mèo con.
d. Cừu nói cần khỏi bệnh nhanh thì phải:
B. cắt đuôi mèo
6. Nghe viết (2 điểm)
Trả lời
Em nghe viết vào ở ô ly.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Cuối kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
(Đề số 2)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Câu chuyện của rễ
Hoa nở trên cành
|
Để lá biếc xanh Nếu không có rễ (Theo Phương Dung) |
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,…
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Con vi rút
Vi rút chi kì lạ |
Hay tại bé ở dơ Bé gật đầu lí nhí |
Trả lời câu hỏi
a. Vi rút đã khiến bạn nhỏ bị làm sao?
b. Vì sao vi rút tấn công bạn nhỏ, khiến bạn nhỏ bị đau mắt?
c. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
Trả lời
a. Vi rút đã khiến bạn nhỏ bị đau mắt: con mắt đỏ ngầu vừa cộm lại vừa đau, nước mắt thi nhau chảy.
b. Vi rút tấn công bạn nhỏ, khiến bạn nhỏ bị đau mắt vì bé ở dơ, rửa bàn tay không kĩ
c. Em rút ra được bài học từ câu chuyện trên: Cần ở sạch sẽ, rửa tay kĩ càng.
3. Em hãy viết 1 – 2 câu về việc em sẽ làm để tránh xa vi rút (1 điểm)
Trả lời
Em sẽ ở sạch sẽ, rửa tay kĩ càng, ăn chín uống sôi và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
4. Điền ươc/ ươt và dấu thanh vào chỗ trống (1 điểm)
Trả lời
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Chuyện ở lớp
- Mẹ có biết ở lớp - Mẹ có biết ở lớp |
Bạn Mai tay đầy mực Vuốt tóc con, mẹ bảo: (Theo Tô Hà) |
a. Bạn Hoa ở lớp có chuyện gì?
A. trêu bạn bè |
B. không học bài |
C. vuốt tóc bạn |
D. tay đầy mực |
b. Bạn Mai đã làm gì khi ở lớp?
A. Bạn Mai không nghe cô giảng bài |
B. Bạn Mai trêu các bạn |
C. Bạn Mai bôi bẩn ra bàn |
D. Bạn Mai ăn quà trong lớp |
c. Khi nghe con kể chuyện ở lớp, mẹ muốn biết điều gì?
A. Mẹ muốn biết con ở lớp thế nào. |
B. Mẹ muốn biết các bạn ở lớp thế nào. |
C. Mẹ muốn biết con có một không. |
D. Mẹ muốn biết các bạn có trêu con không |
d. Ai trong lớp hay trêu bạn bè?
A. bạn Hoa |
B. bạn Mai |
C. bạn Hùng |
D, cô giáo |
Trả lời
a. Bạn Hoa ở lớp có chuyện gì?
B. không học bài
b. Bạn Mai đã làm gì khi ở lớp?
C. Bạn Mai bôi bẩn ra bàn
c. Khi nghe con kể chuyện ở lớp, mẹ muốn biết điều gì?
A. Mẹ muốn biết con ở lớp thế nào.
d. Ai trong lớp hay trêu bạn bè?
C. bạn Hùng
6. Nghe viết (2 điểm)
Trả lời
Em nghe viết vào vở ô ly.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Cuối kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
(Đề số 3)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Cuộc thi tài năng rừng xanh
Mừng xuân, các con vật trong rừng tổ chức một cuộc thi tài năng. Đúng như chương trình đã niêm yết, cuộc thi mở đầu bằng tiết mục của chim yếng. Yểng nhoẻn miệng cười rồi bắt chước tiếng của một số loài vật. Tiếp theo là ca khúc “ngoạo ngoạo” của mèo rừng. Gõ kiến chỉ trong nháy mắt đã khoét được cái tổ xinh xắn. Chim công khiến khán giả say mê, chuếnh choáng vì điệu múa tuyệt đẹp. Voọc xám với tiết mục đu cây điêu luyện làm tất cả trầm trồ thích thú.
Các con vật đều xứng đáng nhận phần thưởng.
(Theo Lâm Anh)
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,…
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
- Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đây tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đầu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
Trả lời câu hỏi:
a) Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, các bác nông dân đã làm gì?
b) Vì sao bầy sói có thể thỏa thể ăn thịt đàn cừu?
c) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
Trả lời
a) Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, các bác nông dân đã tức tốc chạy tới.
b) Bầy sói có thể thỏa thể ăn thịt đàn cừu vì các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc.
c) Em rút ra được bài học từ câu chuyện trên: không nên lừa dối người khác quá nhiều lần, cần thành thật với mọi người.
3. Em hãy viết 1 – 2 câu về cậu bé chăn cừu trong câu chuyện (1 điểm)
Trả lời
Câu bé chăn cừu trong câu chuyện là người hay nói dối. Vì thế khi cậu thật sự gặp khó khăn đã không ai tin cậu.
4. Điền l/ n vào chỗ trống (1 điểm)
Trả lời
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Cô bé chổi rơm
Cô bé chổi rơm có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết xoăn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông như áo len vậy. Tuy bé nhưng chổi rơm rất được việc. Ngày hai lần, cô bé quét nhà. Quét nhà xong, cô được treo lên chiếc đinh sau cánh cửa. Thế rồi cô bé nằm yên, chìm vào giấc ngủ ngon lành.
(Theo Vũ Duy Thông)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a. Cô bé chổi rơm có chiếc váy màu gì?
A. đen |
B. vàng óng |
C. hồng |
D. xanh |
b. Áo của cô bé chổi rơm được làm bằng gì?
A. Chiếc váy màu vàng óng |
B. Chiếc đinh sau cánh cửa |
C. Rơm tóc nếp vàng tươi |
D. Áo len của bé. |
c. Tuy bé nhưng chổi rơm lại như thế nào?
A. Chổi rơm rất được việc |
B. Chổi rơm rất lười biếng |
C. Chổi rơm rất tham lam |
D. Chổi rơm rất nghịch ngợm |
d. Cô bé chổi rơm quét nhà ngày mấy lần?
A. 1 lần |
B. 2 lần |
C. 3 lần |
D. 4 lần |
Trả lời
a. Cô bé chổi rơm có chiếc váy màu:
B. vàng óng
b. Áo của cô bé chổi rơm được làm bằng:
C. Rơm tóc nếp vàng tươi
c. Tuy bé nhưng chổi rơm lại như thế nào?
A. Chổi rơm rất được việc
d. Cô bé chổi rơm quét nhà ngày mấy lần?
B. 2 lần
6. Nghe viết (2 điểm)
Trả lời
Em nghe viết vào vở ô ly.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Cuối kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
(Đề số 4)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Lời chào
Đi đến nơi nào Lời chào kết bạn |
Lời chào là hoa Là cơn gió mát (Theo Nguyễn Hoàng Sơn) |
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,…
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Câu chuyện của chuồn chuồn ớt
Đám rận nước hứa với nhau khi nào ai trong bọn chúng leo lên được ngọn cỏ lau và biến mất thì kẻ đó phải quay trở lại để nói cho cả bọn là mình đã đi đâu.
Cho đến một ngày, một chú rận nước trong bọn tìm được đường lên ngọn cỏ lau và bám ở đó thật lâu. Cơ thể chú ta dần dần biến đổi. Chú khoác lên người chiếc áo ngũ sắc rực rỡ và đôi cánh trong vắt như pha lê nhú lên từ phía sau lưng. Chú rận nước giờ đây đã lột xác và biến thành chú chuồn chuồn ớt xinh đẹp. Bất chợt, nhớ đến lời hứa lúc trước, chú liền quay trở lại chỗ những người bạn cũ để kể về chuyến đi của mình.
Chuồn chuồn ớt sà xuống mặt nước, nhưng cố gắng cách mấy, chú cũng không thể đến gần các bạn mình được bởi chú không còn là một chú rận nước như trước đây. Vậy là chú tự nhủ: “Biết làm sao được, mình nghĩ là họ chỉ còn cách chờ đợi cho đến khi chính họ leo lên được ngọn cỏ lau để khám phá mình đã đi đâu và trở nên như thế nào?”
(Theo Trần Hà Minh Hoàn)
Trả lời câu hỏi:
a. Đám rận nước hứa với nhau điều gì?
b. Khi đến được ngọn cỏ lau, cơ thể của rận nước thay đổi như thế nào?
c. Chú rận nước nghĩ gì khi không giúp được bạn của mình?
Trả lời:
a. Đám rận nước hứa với nhau khi nào ai trong bọn chúng leo lên được ngọn cỏ lau và biến mất thì kẻ đó phải quay trở lại để nói cho cả bọn là mình đã đi đầu.
b. Khi đến được ngọn cỏ lau, chú khoác lên người chiếc áo ngũ sắc rực rỡ và đôi cánh trong vắt như pha lê nhú lên từ phía sau lưng.
c. Chú rận nước nghĩ: “Biết làm sao được, mình nghĩ là họ chỉ còn cách chờ đợi cho đến khi chính họ leo lên được ngọn cỏ lau để khám phá mình đã đi đâu và trở nên như thế nào?”
3. Em hãy viết 1 - 2 câu về bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên (1 điểm)
Trả lời
Mỗi người cần biết giữ lời hứa của bản thân.
4. Điền an/ anh/ ăng và dấu thanh vào chỗ trống (1 điểm)
Trả lời
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Thỏ và gấu
Một lần nọ, thỏ và gấu gặp nhau trò chuyện. Thỏ cho rằng mình xinh đẹp nhất khu rừng. Thỏ khoe bộ lông trắng muốt và hai cái tai dài của mình. Còn gấu vốn tự hào về trí khôn của nó hơn là vẻ bề ngoài.
Gấu nói cắt ngang sự khoe khoang của thỏ bằng một câu nói thế này:
- Anh thỏ ạ, vẻ đẹp đầu chỉ được thể hiện ở bên ngoài, mà còn thể hiện qua trí tuệ nữa kia.
Thỏ hiểu ra và từ đó không bao giờ khoe khoang về vẻ đẹp bên ngoài của mình nữa.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a) Trước đây, thỏ luôn cho rằng mình như thế nào?
A. Mình xinh đẹp nhất khu rừng.
B. Mình xấu xí nhất khu rừng.
C. Mình thông minh nhất khu rừng.
D. Mình chạy nhanh nhất khu rừng.
b) Gấu luôn tự hào về điều gì?
A. Gấu hét to nhất khu rừng.
B. Gấu có trí khôn nhất rừng.
C. Gấu to lớn nhất khu rừng.
D. Gấu xinh đẹp nhất khu rừng.
c) Gấu coi trọng điều gì hơn?
A. Gấu coi trọng vẻ bề ngoài.
B. Gấu coi trọng chiều cao.
C. Gấu coi trọng trí tuệ.
D. Gấu coi trọng cân nặng.
d) Sau khi nghe gấu nói, thỏ trở nên thế nào?
A. Thỏ ghét gấu
B. Thỏ nghe theo gấu
C. Thỏ chê gấu
D. Thỏ sợ hãi.
Trả lời
a) Trước đây, thỏ luôn cho rằng mình như thế nào?
C. Mình thông minh nhất khu rừng.
b) Gấu luôn tự hào về điều gì?
B. Gấu có trí khôn nhất rừng.
c) Gấu coi trọng điều gì hơn?
C. Gấu coi trọng trí tuệ.
d) Sau khi nghe gấu nói, thỏ trở nên thế nào?
B. Thỏ nghe theo gấu
6. Nghe viết (2 điểm)
Trả lời
Em nghe viết vào vở ô ly.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Cuối kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
(Đề số 5)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Ruộng bậc thang ở Sa Pa
Đến Sa Pa vào mùa lúa chín, khách du lịch có dịp ngắm nhìn giống như những bậc thang khổng lồ. Từng bậc, từng bậc như nối mặt đất với bầu trời. Một màu vàng trải dài bất tận. Đâu đâu cũng ngạt ngào hương lúa.
Những khu ruộng bậc thang ở Sa Pa đã có từ hàng trăm năm nay. Chúng được tạo nên bởi đôi bàn tay chăm chỉ, cần mẫn của những người H'Mông, Dao, Hà Nhì,... sống ở đây.
(Theo vinhphuctv.vn)
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,…
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Gấu con đau răng
Hôm sinh nhật, gấu con được các bạn tặng bao nhiêu mứt, bánh kẹo và mật ong. Tối đó, gấu ăn no căng rồi leo lên giường ngủ. Sáng hôm sau, chú nhăn nhó vì thấy hàm răng sao mà đau nhức.
Mẹ đưa gấu đến gặp bác sĩ hươu. Khám răng, tiêm thuốc cho gấu xong, bác sĩ dặn: “Cháu phải chịu khó đánh răng. Và ăn ít bánh kẹo thôi nhé!”
Vâng lời bác sĩ, ngày nào gấu con cũng chăm chỉ đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Chú cẩn thận chải kĩ mặt trước, mặt trong của răng. Chú cũng chẳng ăn nhiều đồ ngọt như trước đây. Thế là gấu con không còn bị đau răng nữa.
(Theo Tạ Thị Liên)
Trả lời câu hỏi:
a) Sau khi ăn nhiều bánh kẹo, gấu con gặp phải vấn đề gì?
b) Sau khi khám bác sĩ hươu dặn gấu con như thế nào?
c) Gấu con làm gì để không bị đau răng nữa?
Trả lời
a) Sau khi ăn nhiều bánh kẹo, gấu con bị đau răng.
b) Sau khi khám bác sĩ hươu dặn gấu con: “Cháu phải chịu khó đánh răng. Và ăn ít bánh kẹo thôi nhé!”
c) Gấu con đã chăm chỉ đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Chú cẩn thận chải kĩ mặt trước, mặt trong của răng. Chú cũng chẳng ăn nhiều đồ ngọt như trước đây để không bị đau răng nữa.
3. Em hãy viết 1 – 2 câu về bạn gấu trong câu chuyện trên (1 điểm)
Trả lời
Gấu con trong câu chuyện là người rất vâng lời. Sau khi nghe bác sĩ dặn dò thì gấu luôn vâng lời.
4. Điền x/ s vào chỗ trống (1 điểm)
Trả lời
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Mẹ con nhà sẻ
Ở khu rừng nọ, sẻ mẹ sống vui vẻ bên những chú sẻ non xinh đẹp. Hằng ngày, sẻ mẹ tất tả bay đi bay lại. Ai mời nói chuyện, sẻ mẹ đều từ chối: “Không được! Tôi còn phải kiếm mồi nuôi các con tôi”.
Một hôm, mọi người chỉ thấy đàn sẻ con bay đi bay lại hối hả. Ai rủ đi chơi, bầy sẻ cũng lắc đầu: “Không được, không được!”. Thì ra, sẻ mẹ đang ốm. Ngày nào sẻ con cũng đi bắt sâu. Chúng lại mớm từng con sâu cho mẹ, như trước đây, mẹ đã mớm mồi cho chúng.
(Theo Truyện kể dành cho lứa tuổi mầm non)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a) Hằng ngày, sẻ mẹ bay đi bay lại để làm gì?
A. Để nói chuyện với mọi người.
C. Để kiếm mồi nuôi các con.
B. Để vui chơi cùng các con.
D. Để tập bay.
b) Đàn sẻ con bay đi bay lại để làm gì?
A. Để bắt sâu về chăm mẹ ốm
B. Để vui đùa
C. Để tập bay
D. Để thăm quan khu rừng.
c) Đàn sẻ con đã chăm sóc mẹ như thế nào?
A. Mớm từng con sâu cho mẹ.
B. Cùng nhau làm tổ cho mẹ.
C. Đi chơi cùng mẹ.
D. Vui đùa cùng mẹ.
d) Gia đình sẽ là gia đình như thế nào?
A. Kém cỏi
B. Yêu thương nhau
C. Không đoàn kết
D. Lười biếng
Trả lời
a) Hằng ngày, sẻ mẹ bay đi bay lại để làm gì?
C. Để kiếm mồi nuôi các con.
b) Đàn sẻ con bay đi bay lại để làm gì?
A. Để bắt sâu về chăm mẹ ốm
c) Đàn sẻ con đã chăm sóc mẹ như thế nào?
A. Mớm từng con sâu cho mẹ.
d) Gia đình sẽ là gia đình như thế nào?
B. Yêu thương nhau
6. Nghe viết (2 điểm)
Trả lời
Em nghe viết vào vở ô ly.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Cuối kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
(Đề số 6)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Chúa tể rừng xanh
Hổ là loài thú dữ ăn thịt, sống trong rừng. Lông hổ thường có màu vàng, pha những vằn đen. Răng sắc nhọn, mắt nhìn rõ mọi vật trong đêm tối. Bốn chân chắc khỏe và có vuốt sắc. Đuôi dài và cứng như roi sắt. Hổ di chuyển nhanh, có thể nhảy xa và săn mồi rất giỏi. Hổ rất khỏe và hung dữ.
Hầu hết các con vật sống trong rừng đều sợ hổ. Vì vậy, hổ được xem là chúa tể rừng xanh.
(Theo Từ điển tranh về các con vật)
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,…
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Cún
Tên của Cún là Lê Nam nhưng cả nhà thường gọi yêu là Cún.
Thấm thoắt đã đến ngày Cún cắp sách đến trường. Sáng nay, ông dậy sớm hơn, tập thể dục sớm hơn. Đêm qua hình như Cún không ngủ được, cũng dậy sớm hơn. Bà thì đích thân đi mua phở về cho hai ông cháu. Mẹ lấy bộ quần áo mới mua từ tháng trước đem ra thay cho Cún. Mẹ chải đầu lại rẽ ngôi cho Cún nữa.
Duy bố chẳng có việc gì để làm. Đưa Cún tới trường là việc của ông rồi, không ai tranh được. Bỗng bố gọi Cún lại dặn dò:
- Con nhớ nhé... Tên con là Lê Nam. Cô không gọi “Cún” đâu.
(Theo Phó Đức An)
Trả lời câu hỏi:
a) Tên thật của bạn nhỏ trong bài là gì?
b) Ông bà đã làm gì cho Cún vào ngày Cún cắp sách tới trường?
c) Cún đã được bố mẹ chăm sóc, dặn dò thế nào trước khi tới trường?
Trả lời
a) Tên thật của bạn nhỏ trong bài là Lê Nam.
b) Bà thì đích thân đi mua phở về cho hai ông cháu. Ông đưa Cún tới trường.
c) Mẹ lấy bộ quần áo mới mua từ tháng trước đem ra thay cho Cún. Mẹ chải đầu lại rẽ ngôi cho Cún nữa. Bố gọi Cún lại dặn dò: “Con nhớ nhé... Tên con là Lê Nam. Cô không gọi “Cún” đâu.”
3. Em hãy viết 1 – 2 câu về gia đình bạn Cún trong câu chuyện trên (1 điểm)
Trả lời
Gia đình bạn Cún rất yêu thương đùm bọc nhau.
4. Điền d/ gi vào chỗ trống (1 điểm)
Trả lời
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Đón ngày khai trường
Cuối thu, nắng nhảy nhót trên tán bàng xanh, làm tươi thêm cái áo vội vàng của lớp học. Cổng trường rộng mở. Sân trường tràn ngập tiếng cười nói. Bọn trẻ tung tăng khắp chốn, kéo nhau lên gác, xô nhau xuống sân. Chúng ôm thân cây bàng, giúi vào nhau cười trong trò chơi đuổi bắt.
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng ồm ồm của bác trống già vang lên. Học sinh dồn về phía sân trường. Tiếng hát cất lên cùng tiếng vỗ tay. Kết thúc bài hát, giọng cô giáo ngân vang: “Ngày mai chúng ta bắt đầu một năm học mới...”
(Theo Lê Phương Liên)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a) Đoạn văn miêu tả khung cảnh trường học vào thời điểm nào?
A. Ngày khai trường
B. Buổi ra chơi
C. Ngày nghỉ Tết
D. Ngày nghỉ hè
b) Khung cảnh trường học ngày khai trường vui như thế nào?
A. Các lớp học được sơn sửa lại.
B. Học sinh tung tăng vui đùa khắp nơi.
C. Trên sân, có tiếng các bạn đọc bài.
D. Cả sân trường yên ắng, vắng vẻ.
c) Sau khi nghe tiếng trống, các bạn học sinh làm gì?
A. Dồn về phía sân trường, cùng hát
B. Các bạn về lớp học.
C. Tập thể dục giữa giờ.
D. Nghe cô giáo giảng bài.
d) “Tùng! Tùng! Tùng” là tiếng của ai?
A. Bác trống trường
B. Thầy giáo
C. Cô giáo
D. Thầy hiệu trưởng
Trả lời
a) Đoạn văn miêu tả khung cảnh trường học vào thời điểm nào?
A. Ngày khai trường
b) Khung cảnh trường học ngày khai trường vui như thế nào?
B. Học sinh tung tăng vui đùa khắp nơi.
c) Sau khi nghe tiếng trống, các bạn học sinh làm gì?
A. Dồn về phía sân trường, cùng hát
d) “Tùng! Tùng! Tùng” là tiếng của ai?
A. Bác trống trường
6. Nghe viết (2 điểm)
Trả lời
Em nghe viết vào vở ô ly.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Cuối kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
(Đề số 7)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Bảy sắc cầu vồng
Vừa mưa lại nắng
|
Màu vàng cá bơi Màu lam đám mây |
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,…
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Anh hùng biển cả
Cá heo sống dưới nước nhưng không đẻ trứng như cá. Nó sinh con và nuôi con bằng sữa.
Cá heo là tay bơi giỏi nhất của biển. Nó có thể bơi nhanh vun vút như tên bắn.
Cá heo rất thông minh. Có thể dạy nó canh gác bờ biển, dẫn tàu thuyền vào ra các cảng, dò mìn, săn lùng tàu thuyền giặc,... Một chú cá heo ở Biển Đen từng được thưởng huân chương vì đã cứu sống một phi công. Nó giúp anh thoát khỏi lũ cá mập khi anh nhảy dù xuống biển vì máy bay bị hỏng.
(Theo Lê Quang Long)
Trả lời câu hỏi:
a) Cá heo có đặc điểm gì khác các loài cá khác?
b) Vì sao cá heo được gọi là “Anh hùng biển cả”?
c) Chọn một tên khác mà em thích để tặng cho chú cá heo trong bài?
Trả lời:
a) Cá heo có đặc điểm khác các loài cá khác là cá heo sống dưới nước nhưng không đẻ trứng như cá. Nó sinh con và nuôi con bằng sữa.
b) Cá heo được gọi là “Anh hùng biển cả” vì một chú cá heo ở Biển Đen từng được thưởng huân chương vì đã cứu sống một phi công. Nó giúp anh thoát khỏi lũ cá mập khi anh nhảy dù xuống biển vì máy bay bị hỏng.
c) Chọn một tên khác mà em thích để tặng cho chú cá heo trong bài: Người hùng thầm lặng.
3. Em hãy viết 1 – 2 câu thể hiện tình cảm của mình với chú cá heo (1 điểm)
Trả lời
Em rất tự hào và ngưỡng mộ về những chú cá heo.
4. Điền d/v vào chỗ trống và giải câu đố sau (2 điểm)
Trả lời
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Chuyện trong vườn
Sáng sớm, Mai ra vườn đã thấy bà đang tưới hoa. Em gọi:
- Bà ơi!
- Cháu dậy rồi à? Đi cẩn thận kẻo ngã nhé!
Mai chạy về phía bà. Bỗng em vấp phải một mô đất, ngã sõng soài, làm gãy một cành hồng. Bà vội chạy lại đỡ cháu rồi hỏi:
- Cháu có đau không?
Cháu không sao ạ. Chỉ tại cháu chạy vội mà hoa cũng đau lắm bà nhỉ?
(Phỏng theo Nguyễn Phan Khuê)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a) Thấy Mai ra vườn, bà nhắc Mai điều gì?
A. Không được dẫm lên hoa
B. Đi cẩn thận trong vườn kẻo ngã.
C. Không được hái hoa
D. Ăn sáng rồi đi học.
b) Bà của Mai đang làm gì ở ngoài vườn?
A. Bà đang trồng cây.
B. Bà đang hái hoa.
C. Bà đang quốc đất.
D. Bà đang tưới hoa.
c) Khi chạy về phía bà, Mai gặp chuyện gì?
A. Mai vấp ngã, làm gãy một cành hồng.
B. Có một chú chó xông ra định cắn Mai.
C. Mai không thấy bà ở vườn nữa.
D. Mai dẫm lên đám rau xanh của bà.
d) Mai nghĩ rằng hoa đang cảm thấy thế nào?
A. Hoa rất mệt.
B. Hoa đang hát.
C. Hoa rất đau.
D. Hoa đang nở.
Trả lời
a) Thấy Mai ra vườn, bà nhắc Mai điều gì?
B. Đi cẩn thận trong vườn kẻo ngã.
b) Bà của Mai đang làm gì ở ngoài vườn?
D. Bà đang tưới hoa.
c) Khi chạy về phía bà, Mai gặp chuyện gì?
A. Mai vấp ngã, làm gãy một cành hồng.
d) Mai nghĩ rằng hoa đang cảm thấy thế nào?
C. Hoa rất đau.
6. Nghe viết (2 điểm)
Trả lời
Em nghe viết vào vở ô ly.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Cuối kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 1
(Đề số 8)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Ngày mới bắt đầu
Buổi sáng tinh mơ, mặt trời nhô lên đỏ rực. Những tia nắng tỏa khắp nơi, đánh thức mọi vật.
Nắng chiếu vào tổ chim. Chim bay ra khỏi tổ, cất tiếng hót. Nắng chiếu vào tổ ong. Ong bay ra khỏi tổ, đi kiếm mật. Nắng chiếu vào chuồng gà. Đàn gà lục túc ra khỏi chuồng, đi kiếm mồi. Nắng chiếu vào nhà, gọi bé đang nằm ngaủ. Bé thức dậy, chuẩn bị đến trường.
(Theo Thu Hương)
Trả lời
Học sinh đọc to, rõ ràng; luyện đọc diễn cảm; ngắt nghỉ đúng dấu câu,…
2. Đọc và trả lời câu hỏi (2 điểm)
Trái chuối chín
Trong một khu rừng, bầy thú sống với nhau thật thân tình, vui vẻ. Vừa sáng tinh mơ, khỉ con hái một trái chuối chín thơm lừng rồi chuyển cành mang đến tặng voi con. Voi con định ăn, nhưng nghĩ đến bác gấu chưa có gì ăn sáng, liền mang đến cho bác. Bác gấu nhận được trái chuối, liền nghĩ “Khỉ con được trái chuối này chắc là vui lắm đấy!”. Bác mang trái chuối đến chỗ khỉ con:
- Khỉ con, chuối chín ngon lắm, cháu ăn đi!
Khỉ con cảm ơn bác gấu và nhận lại trái chuối. Chú cảm thấy rất vui.
(Theo Dương Thị Bích Thảo)
Trả lời câu hỏi:
a) Khỉ con hái chuối chín đến tặng ai?
b) Voi con sau khi nhận chuối chín đã nghĩ điều gì?
c) Tại sao khi nhận lại trái chuối khỉ con lại thấy rất vui?
Trả lời
a) Khỉ con hái chuối chín đến tặng cho voi con.
b) Voi con sau khi nhận chuối chín đã nghĩ đến bác gấu chưa có gì ăn sáng.
c) Khi nhận lại trái chuối khỉ con lại thấy rất vui vì các thành viên trong khu rừng đều yêu thương nhau và nghĩ đến nhau.
3. Em hãy thay lời khỉ con nói lời cảm ơn khi nhận trái chuối từ bác gấu (1 điểm)
Trả lời
“Cháu cảm ơn bác gấu rất nhiều. Cháu rất vui vì bác luôn nghĩ tới cháu ạ. Cháu yêu bác.”
4. Điền ng/ ngh vào chỗ trống (1 điểm)
Trả lời
5. Nghe đọc truyện và trả lời câu hỏi (1 điểm)
Trái tim chuột nhắt
Truyện cổ Ấn Độ kể rằng: Một chú chuột luôn luôn khổ não vì sợ mèo. Một gã phù thủy thương hại nó và biến nó thành mèo. Nhưng khi đó nó lại sợ chó. Phù thủy lại biến nó thành chó. Nó lại sợ beo. Và phù thủy biến nó thành beo. Đến lúc này thì nó sợ nhất là thợ săn. Và gã phù thủy đành bó tay trước tình huống này.
Thế rồi gã làm cho nó trở lại nguyên hình là một con chuột và nói: “Ta chẳng có thể giúp đỡ người nữa bởi vì người có trái tim của một con chuột”
(Sưu tầm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
a) Vì sao chú chuột luôn khổ não?
A. Vì nó rất sợ chuột.
B. Vì nó rất sợ mèo.
C. Vì nó bị đau chân.
D. Vì nó sợ mình không được làm chuột nữa
b) Khi phù thuỷ biến chuột thành chó, nó lại sợ gì?
A. Nó sợ tất cả các loài vật.
B. Nó sợ đàn chó nhà hàng xóm.
C. Nó sợ beo.
D. Nó sợ mèo.
c) Khi được biến thành beo, chuột lại sợ gì?
A. Nó sợ những con beo to hơn.
B. Nó sợ thợ săn.
C. Nó sợ chó sói ăn thịt.
D. Nó chẳng sợ loài vật nào nữa.
d) Cuối cùng, phù thủy biến nó thành gì?
A. Con chuột
B. Con chó
C. Beo
D. Bác thợ săn
Trả lời
a) Vì sao chú chuột luôn khổ não?
B. Vì nó rất sợ mèo.
b) Khi phù thuỷ biến chuột thành chó, nó lại sợ gì?
C. Nó sợ beo.
c) Khi được biến thành beo, chuột lại sợ gì?
B. Nó sợ thợ săn.
d) Cuối cùng, phù thủy biến nó thành gì?
A. Con chuột
6. Nghe viết (2 điểm)
Trả lời
Em nghe viết vào vở ô ly.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 1 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 1 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt lớp 1 chương trình sách mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 1
- Giáo án Tiếng Việt lớp 1
- Giáo án Toán lớp 1
- Giáo án Đạo đức lớp 1
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1
- Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1
- Giáo án Mĩ thuật lớp 1
- Giáo án Âm nhạc lớp 1
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi Toán lớp 1 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 1 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 1 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 1 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 1 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 1 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 1 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 1
- Ôn hè Toán lớp 1 lên lớp 2
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 1 lên lớp 2