200 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 C++ (có đáp án)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 C++ có đáp án và giải thích chi tiết được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để đạt điểm cao trong bài thi môn Tin 11.
200 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 C++ (có đáp án)
Chương 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình
- Trắc nghiệm Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (có đáp án)
Chương 2: Chương trình đơn giản
- Trắc nghiệm Bài 3: Cấu trúc chương trình (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 5: Khai báo biến (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình (có đáp án)
Chương 3: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp
Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
- Trắc nghiệm Bài 11: Kiểu mảng (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 12: Kiểu xâu (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 13: Kiểu bản ghi (có đáp án)
Chương 5: Tệp và thao tác với tệp
- Trắc nghiệm Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 15: Thao tác với tệp (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp (có đáp án)
Chương 6: Chương trình con và lập trình có cấu trúc
- Trắc nghiệm Bài 17: Chương trình con và phân loại (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 19: Thư viện chương trình con chuẩn (có đáp án)
Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
Câu 1. Chương trình dịch là:
A. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
B. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp thành ngôn ngữ bậc cao.
C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình cụ thể.
D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.
Câu 2. Biên dịch là:
A. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy, không thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
B. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
C. Chương trình dịch, dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.
D. Chương trình dịch, lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh.
Câu 3. Thông dịch là:
A. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy, không thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
B. Chương trình dịch, dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
C. Chương trình dịch, dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.
D. Chương trình dịch, lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh.
Câu 4. Sự giống nhau giữa thông dịch và biên dịch là:
A. Không phải chương trình dịch.
B. Đều là chương trình dịch.
C. Đều dịch từ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.
D. Đều dịch từ ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.
Câu 5. Sự khác nhau giữa thông dịch và biên dịch là:
A. Thông dịch: lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh. Biên dịch: dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
B. Biên dịch: lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh. Thôngdịch: dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết.
C. Biên dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Thông dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.
D. Thông dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Biên dịch: dịch toàn bộ ngôn ngữ lập trình bậc thấp sang ngôn ngữ lập trình bậc cao.
Câu 6. Lập trình là:
A. Mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
B. Sử dụng cấu trúc dữ liệu để mô tả dữ liệu.
C. Sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
D. Sử dụng cấu trúc dữ liệu để diễn đạt các thao tác của thuật toán.
Câu 7. Chương trình nguồn là:
A. Chương trình viết bằng mã nhị phân.
B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy.
C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp.
D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao.
Câu 8. Chương trình đích là:
A. Chương trình viết bằng hợp ngữ.
B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy.
C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình C++.
D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào loại máy.
B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào loại máy.
C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp nói chung không phụ thuộc vào loại máy.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể được nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay, còn chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được.
B. Chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể được gọi là chương trình dịch.
C. Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
D. Chương trình dịch nhận đầu vào là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp (chương trình nguồn), thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ lập trình bậc cao (chương trình đích).
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Để giải bài toán bằng máy tính phải viết chương trình miêu tả thuật toán giải bài toán đó.
B. Mọi người sử dụng máy tính đều phải biết lập chương trình.
C. Máy tính điện tử hoàn toàn có thể chạy các chương trình.
D. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải.
Câu 12. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ:
A. Có tên là “ngôn từ thuật toán” hay còn gọi là “ngôn từ lập trình bậc cao” gần với ngôn từ toán học được cho phép miêu tả cách xử lý yếu tố độc lập với máy tính.
B. Diễn đạt thuật toán để hoàn toàn có thể giao cho máy tính thực thi.
C. Dưới dạng nhị phân để máy tính hoàn toàn có thể triển khai trực tiếp.
D. Cho phép bộc lộ những tài liệu trong bài toán mà những chương trình sẽ phải xử lí.
Câu 13. Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ
A. Có thể diễn đạt được mọi thuật toán.
B. Mà máy tính không hiểu trực tiếp được, chương trình viết trên ngôn từ bậc cao trước khi chạy phải dịch sang ngôn từ máy.
C. Thể hiện thuật toán theo những quy ước nào đó không phụ thuộc vào những máy tính đơn cử.
D. Sử dụng từ vựng và cú pháp của ngôn từ tự nhiên (tiếng Anh).
....................................
....................................
....................................
Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
Câu 1. Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản là:
A. Bảng chữ cái, cú pháp.
B. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa.
C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
D. Cú pháp và ngữ nghĩa.
Câu 2. Tên nào sau đây trong ngôn ngữ C++ là đặt đúng theo quy cách:
A. _Bai1
B. Bai@1
C. 1Bai 1
D. Bai 1
Câu 3. Tên nào sau đây trong ngôn ngữ C++ là đặt sai theo quy cách:
A. Bai#1
B. Bai1
C. _Bai1
D. Bai1_
Câu 4. Chọn phát biểu đúng trong ngôn ngữ lập trình C++ ?
A. Tên dành riêng là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình có thể được sử dụng với ý nghĩa khác.
B. Tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng. Các tên này được trùng với tên dành riêng.
C. Tên dành riêng là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.
D. Hằng là các đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng khi nói về Hằng ?
A. Hằng là đại lượng thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Hằng là các đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Bao gồm: Hằng số học, hằng lôgic, hằng xâu.
C. Hằng là đại lượng bất kì.
D. Hằng không bao gồm: số học và lôgic.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng khi nói về biến ?
A. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Biến là đại lượng bất kì.
C. Biến là đại lượng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
D. Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Câu 7. Hãy cho biết biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong C++:
A. ‘A’
B. 23
C. TRUE
D. 1.5
Câu 8. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây:
A. Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình C++ không có dấu nháy kép (“).
B. Ngoài bảng chữ cái, có thể dùng các kí tự thông dụng trong toán học để viết.
C. Chương trình có lỗi cú pháp có thể được dịch ra ngôn ngữ máy nhưng không thực hiện được.
D. Cú pháp là bộ quy tắc dùng để viết chương trình.
Câu 9. Để chú thích 1 dòng trong C++ :
A. Đặt dấu // ở đầu dòng cần chú thích.
B. Đặt dòng cần chú thích trong cặp ngoặc {}.
C. Đặt dấu @ ở đầu dòng cần chú thích.
D. Đặt dấu # ở cuối dòng cần chú thích.
Câu10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tên dành riêng?
A. Tên dành riêng do người lập trình đặt cần khai báo trước khi sử dụng.
B. Là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.
C. Là loại tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình được phép sử dụng với ý nghĩa khác.
D. Người lập trình khai báo tên dành riêng trước khi sử dụng.
Câu 11 Chọn phát biểu đúng khi chú thích nhiều dòng trong C++ :
A. Đặt dấu // ở đầu dòng cần chú thích.
B. Chú thích trên nhiều dòng được bắt đầu bằng ngoặc {và kết thúc bằng ngoặc}
C. Đặt dấu @ ở đầu dòng cần chú thích.
D. Chú thích trên nhiều dòng được bắt đầu bằng kí hiệu /* và kết thúc bằng kí hiệu */
....................................
....................................
....................................
Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 3: Cấu trúc chương trình
Câu 1. Trong cấu trúc chương trình C++, lệnh #include dùng để làm gì?
A. Khai báo các câu lệnh được sử dụng trong chương trình. Phải tạo các câu lệnh trước thì mới sử dụng được trong chương trình C++.
B. Thông báo cho bộ tiền biên dịch thêm các thư viện chuẩn trong C++. Các lệnh được sử dụng trong thân chương trình phải có prototype nằm trong các thư viện chuẩn này.
C. Thông báo trong chương trình sử dụng các lệnh tính toán, thông báo các biến sử dụng trong thân chương trình.
D. Không có đáp án đúng.
Câu 2. Trong C++ khi cần khai báo hằng ta dùng từ khóa:
A. const
B. var
C. #include
D. type
Câu 3. Thư viện <iostream> trong C++ cung cấp:
A. Mọi tiện ích để làm việc.
B. Các tiện ích có sẵn để làm việc với số học.
C. Các thư viện chuẩn trong C++.
D. Các tiện ích có sẵn để làm việc với bàn phím và màn hình.
Câu 4. Trong C++ khai báo hằng đúng là:
A. PI=3.14
B. const PI=3.14
C. const PI:=3.14
D. const 3.14
Câu 5. Chọn phát biểu đúng nhất khi nói về biến?
A. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện.
B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau.
D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi.
Câu 6. Bài toán giải phương trình bậc nhất ax+b=0 có các biến là:
A. a,b,x
B. a,b
C. x
D. b,x
Câu 7. Chú thích trên một dòng nào sau đây là chính xác?
A. \\lap trinh c++
B. {lap trinh c++}
C. //lap trinh c++
D. /*lap trinh c++
Câu 8.Cho chương trình sau:
#include <iostream>
int main()
{
count<<”lap trinh c++”;
}
Chọn phát biểu đúng khi nói về chương trình trên:
A. Phần khai báo chỉ có một câu lệnh khai báo thư viện.
B. Chương trình không có phần khai báo.
C. Chương trình không có hàm main().
D. Không có câu lệnh nào trong phần thân chương trình.
Câu 9. Khi khảo sát phương trình đường thẳng ax+by+c=0, các hệ số a, b, c có thể được khai báo:
A. Là những hằng số học.
B. Là những biến đơn.
C. Là những hằng xâu.
D. Là những hằng logic.
Câu 10. Chương trình C++ là một tệp văn bản có đuôi mặc định là:
A. .pas
B. .cpp
C. .exe
D. .doc
Câu 11. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về hàm main() ?
A. Hàm main() là nơi kết thúc mọi hoạt động của chương trình.
B. Hàm main() là nơi khai báo các chương trình con khác.
C. Hàm main() là nơi khai báo các thư viện.
D. Hàm main() là nơi bắt đầu mọi hoạt động của chương trình.
Câu 12. Trong cấu trúc chương trình C++ có bao nhiêu hàm main() ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
....................................
....................................
....................................
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều