Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.

- Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: Xác định được nhiệm vụ của nhóm và tích cực thể hiện trách nhiệm.

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực để thực hiện nhiệm vụ được giao của cá nhân hoặc nhóm.

Năng lực riêng:

- Nhận thức khoa học Địa lí: Giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.

Quảng cáo

- Tìm hiểu địa lí: Sử dụng được Bản đồ công nghiệp Việt Nam để xác định các ngành công nghiệp, sự phân bố ngành công nghiệp theo lãnh thổ, nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê, vẽ được biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta, sử dụng thiết bị điện tử có kết nối internet để tìm kiếm thông tin về lịch sử hình thành, đặc điểm phân bố của một khu công nghiệp ở nước ta.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở thực tiễn địa phương.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức học tập chăm chỉ.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với công việc được giao trong thực hiện bài tập nhóm, bài tập vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

- Hình ảnh, bảng số liệu, infographic,… về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta.

- Phiếu đánh giá vẽ biểu đồ, Bản đồ công nghiệp Việt Nam

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Quảng cáo

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

- Thiết bị điện tử có kết nối internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và điền vào PHT KWL.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh sau khi xem video.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia trình chiếu video: https://www.youtube.com/watch?v=iDRYTjgmhD8

- HS quan sát video, sau đó điền vào PHT KWL:

K

Những điều đã biết

W

Những điều muốn biết

L

Những điều học được

 

Quảng cáo

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia hoạt động.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện một vài HS đọc đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở nước ta, ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Trong thời gian qua, cơ cấu ngành công nghiệp đang có sự chuyển dịch theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. Vậy cơ cấu công nghiệp nước ta đã và đang chuyển dịch như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cá nhân, khai thác Bảng 16.1, thông tin mục I SGK tr.66 và trả lời câu hỏi: Trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể: Khai thác Bảng 16.1, mục Ô cửa tri thức thông tin mục I SGK tr.66 và trả lời câu hỏi: Trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta.

Bảng 16.1. Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành

công nghiệp ở nước ta, năm 2010 và 2021

Năm

Nhóm ngành công nghiệp

2010

2021

Khai khoáng

10,2

3,0

Chế biến, chế tạo

86,2

93,0

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

3,0

3,3

Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải, nước thải

0,6

0,7

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 và 2022)

- GV cung cấp thêm cho HS một tư liệu về chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành:

Tư liệu 1:

Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 16: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Ngành khai thác đá trắng ở tỉnh Nghệ An

I. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành

- Ngành công nghiệp theo ngành được chia thành 4 nhóm ngành với 34 ngành công nghiệp 2.

- Cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành chuyển dịch theo hướng tỉ trọng những ngành gắn liền với các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh về giá cả.

- Nguyên nhân:

+ Nước ta thực hiện cơ cấu ngành công nghiệp nâng cao trình độ công nghệ.

+ Tập trung phát triển ngành công nghiệp nền tảng.

+ Ưu tiên phát triển ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên