Giáo án bài Cảm hoài - Giáo án Ngữ văn lớp 12

Với giáo án bài Cảm hoài Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 12.

Giáo án bài Cảm hoài - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Hiểu được tâm trạng bi tráng của người anh hùng được thể hiện trong bài thơ.

- Cảm nhận được những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ, tình cảm khát vọng của tác giả.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Đặng Dung và văn bản Cảm hoài.

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố nghệ thuật của văn học trung đại.

Quảng cáo

3. Về phẩm chất

- Sống có đạo đức khát vọng.

- Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục đích: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Quảng cáo

b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Em có suy nghĩ gì về điều đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận:

Bên cạnh những người anh hùng lập được nhiều chiến công hiển hách còn có biết bao con người mà cuộc đời, sự nghiệp phải chấp nhận thất bại. Từ sự thật chua chát đó, có nhiều người đã làm thơ bầy tỏ lòng mình, bày tỏ tâm trạng của người anh hùng chiến bại. "Nỗi lòng" dịch từ "Cảm hoài" của Đặng Dung là bài thơ như thế.

Quảng cáo

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến .

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Đặng Dung.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

 

 

 

 

 

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS:

+ Nêu một số thông tin chính về văn bản.

+ Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? Xác định bố cục bài thơ và nội dung từng phần? Xác định chủ đề bài thơ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo

- GV gọi 2 HS phát biểu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và đưa ra kết luận.

1. Tác giả

- Đặng Dung (? – 1414) quê ở Thiên Lộc nay là Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, con tướng quân Đặng Tất.

- Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha cai quản đất Thuận Hóa nay là tỉnh Quảng Trị.

- Quân Minh xâm lược, nhà Hồ sụp đổ. Hai cha con ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi. Vì nghe lời gièm pha, Trần Ngỗi giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Ông bỏ Trần Ngỗi, cùng con Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ. Ông từng giao chiến với quân Minh hàng trăm trận không nhụt chí. Năm 1414 ông bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc. Dọc đường ông nhảy xuống sông tự tử.

2. Văn bản

- Cảm hoài là tác phẩm duy nhất còn lại của Đặng Dung, được đời sau ca tụng là “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng”.

- Thể thơ thất ngôn bát cú mô phỏng thể thơ Đường.

- Bài thơ có bố cục 2 phần:

+ Bốn câu trên: Bi kịch của nhà thơ và nỗi lòng của vị tướng già trước thời cuộc.

+ Bốn câu dưới: Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường.

- Bài thơ giãi bày nỗi lòng trước hoàn cảnh và thời cuộc. Đồng thời thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 12 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học
Tài liệu giáo viên