Giáo án bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1.Về kiến thức:

- HS nhận biết được văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trình tự thời gian.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.     

3. Phẩm chất: 

Giúp học sinh có được những phẩm chất tốt đẹp: nhớ ơn, tự hào về truyền thống của lịch sử dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án 

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh, video về lễ hội Gióng.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.  

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học

b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân 

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS quan sát video về lễ hội Gióng và đặt câu hỏi: Lễ hội trên gợi nhắc em đến văn bản nào đã học?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá

GV dẫn dắt: Từ truyền thuyết Thánh Gióng, nhan dân ta tổ chức hội Gióng nhằm nhớ ơn công lao của Gióng và cũng để nhắc nhở con cháu mai sau về truyền thống đấu tranh hào hùng, tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

- HS chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của mình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc: 

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: phỗng, phù giá, xà cạp 

- HS lắng nghe.

- GV yêu cầu học sinh đặt câu với những từ khó: phỗng, phù giá, xà cạp

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức trên máy chiếu

I. TÌM HIỂU CHUNG 

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: Xác định bố cục của văn bản?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS làm việc cá nhân

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: chia 3 phần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm 

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 

2. Bố cục: 3 phần

- P1: Từ đầu -> đồng bằng Bắc Bộ: giới thiệu về hội Gióng

- P2: Tiếp theo -> viên hầu cận: Tiến trình hội Gióng.

- P3: Còn lại: Ý nghĩa của hội Gióng


Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nêu được  nội dung và nghệ thuật văn bản. 

b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: 

1. Văn bản này thuật lại sự kiện gì?

2. Đoạn mở đầu của văn bản nêu rõ những thông tin gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

1. VB này thuật lại sự kiện lễ hội Gióng vào ngày 9/4 âm lịch tại xã Phù Đổng – Gia Lâm - Hà Nội

2. Đoạn mở đầu của VB cho biết các thông tin về sự kiện, thời gian diễn ra, bối cảnh (có mưa, mưa dông), tính chất, đặc điểm lễ hội (là một trong hững lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng BB).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm 

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Nhiệm vụ 3: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt tiếp câu hỏi:

+ Hội Gióng diễn ra ở những địa điểm nào?

+ Những địa điểm đó nhắc em nhớ đến các chi tiết nào trong truyền thuyết TG?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: Một số địa danh diễn ra hội Gióng như Cố Viên, Miếu Ban, Đền Mẫu, Đền Thương.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: cho HS xem thêm một số tranh ảnh về các di tích này với học sinh.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Giới thiệu hội Gióng

- Tên: lễ hội Gióng hay hội làng Phù Đổng.

- Thời gian: 9/4 âm lịch

- Địa điểm: xã Phù Đổng – Gia Lâm - Hà Nội

- Lễ hội diễn ra trên khu vực rộng lớn.



Nhiệm vụ 4: 

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu bài tập để tìm hiểu về tiến trình của lễ hội. (phiếu bài tập phần hồ sơ dạy học).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

HS nêu được thứ tự, thời gian, không gian, sự kiện, người tham gia lễ hội.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: 

Nhiệm vụ 5

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Hãy tìm một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội được tác giả bài viết giải thích rõ ý nghĩa tượng trưng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: HS liệt kê các hình ảnh, hoạt động:

Một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội đã được tác giả bài viết giải thích rỏ ý nghĩa tượng trưng như:

+ Lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, ngày mồng 8: tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc;

+ Hội trận mô phỏng cảnh Thánh Gióng đánh giặc;

+ 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù;

+ 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta;

+ Dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường, tượng trưng cho đạo quân mục đổng;

+ Cảnh chia nhau những đồ tế lễ tượng trưng cho việc xin lộc Thánh để được may mắn trong cả năm;

+ Ngày 12 là lễ rước cờ tượng trưng cho việc báo tin thắng trận với trời đất, thiên hạ hưởng thái bình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

Chiếu một vài hình ảnh về hội Gióng

2. Tiến trình của hội Gióng

- Thời gian chuẩn bị: 1/4-5/4

- Lễ hội bắt đâu

+  Mùng 6: lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng

+ Mùng 9: chính hội, có múa hát thờ, hội trận và khao quân

+ Mùng 10: lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh

+ Ngày 11,12: lễ rửa khí giới và lễ rước cờ báo tin thắng trận.

→ Lễ hội diễn ra trang trọng, đủ nghi thức với nhiều hoạt động.


Nhiệm vụ 6: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Theo em, hội Gióng có ý nghĩa gì ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

 Lễ Hội Gióng là một di sản vô giá của văn hoá dân tộc, là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận được mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liên và trần thế… Lễ hội cần được bảo tồn và phát huy để giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp cho muôn đời.

Nhiệm vụ 7:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng


- Lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và thể hiện sự tôn kính, trân trọng truyền thống lịch sử dân tộc.


3. Ý nghĩa của hội Gióng

-  Di sản văn hoá vô giá của dân tộc.

→ cần được bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của muôn đời.




III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

- Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

2. Nghệ thuật

- Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS: Em hãy lập sơ đồ tư duy và thuyết minh ngắn gọn về lễ hội Gióng ở nước ta.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của lễ hội Gióng ở nước ta. 

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp 

- Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V.  HỒ SƠ DẠY HỌC

Phiếu bài tập

Giáo án bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên