Giáo án bài Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận - Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án bài Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận - Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

1. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản.

- Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản.

2. Năng lực

- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.

- Tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc.

3. Phẩm chất

- Trung thực, trách nhiệm của bản thân trong việc viết biên bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. VIẾT BIÊN BẢN MỘT CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN

Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: 

- Biết được cách viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận.

b) Nội dung:

- GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV ? Em đã bao giờ được chọn làm người viết biên bản cho một cuộc họp, cuộc thảo luận chưa?

HS: TL

? Tại sao người ta phải cân nhắc khi chọn người viết biên bản?

- Vì người viết biên bản cần có sự trung thực, khách quan.

- Biên bản đòi hỏi được viết đúng thẻ thưc, theo một quy cách riêng.

? Hãy nêu một dẫn chứng cho thấy trong cuộc sống của chúng ta, biên bản đôi khi rất cần thiết? 

- VD: Lưu lại như một hồ sơ, lúc cần được đưa ra như một bằng chứng để đánh gía  một vụ việc, vấn đề nào đó

HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: 

- Quan sát phần kênh chữ trong SGK – 88 

- Suy nghĩ cá nhân 

- Trả lời câu hỏi GV đưa ra.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS: - Đọc phần Thể thức của biên bản thông thường:

GV: Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:

? Từ những gì được trình bày trong phần viết này, hãy nêu lên những tiêu chuẩn mà biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận cần phải đảm bảo?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi, nêu lên ý kiến và thống nhất về tiêu chuẩn đối với một biên bản (như đã nêu ở trên).

- Làm việc cá nhân 2’.

- Làm việc nhóm 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.

HS:

- Trình bày sản phẩm nhóm.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau

I. Thể thức của biên bản thông thường

- Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc.

- Dưới từ "Biên bản", ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản.

- Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,...

- Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí.

- Ghi diễn biến của cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc với các nội dung vụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận).

- Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc.

- Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Đọc biên bản tham khảo.

GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ cho nhóm:

1. Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên?

2. Vì sao biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí?

3. Khi làm biên bản, nội dung nào cần được ghi chi tiết, cụ thể hơn cả?

4. Vì sao dưới biên bản cần có chữ kí của người chủ trì, người thư kí?

5. Ngôn ngữ của biên bản có đặc điểm gì dễ nhận biết?

HS: Chú ý đối chiếu với những tiêu chuẩn đã xác định trước đó để đánh giá mức độ “đạt chuẩn” của biên bản này.

GV lưu ý HS: Biên bản được đem ra tham khảo ở đây thuộc loại biên bản thông thường. Đối với những biên bản của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội , thể thức của chúng còn được quy định chặt chẽ, phức tạp hơn do phải tuân thủ nghị định của chính phủ về vấn đề này.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: - Đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Làm việc cá nhân 2’

- Làm việc nhóm 5’ để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao.

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời

- Quan sát, theo dõi HS thảo luận

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

- Đại diện nhóm báo cáo sp của nhóm, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp nhóm

B4: Kết luận, nhận định

GV: 

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm

+ Sản phẩm của các nhóm

- Chốt kiến thức và kết nối.

II. Phân tích bài viết tham khảo  

1. Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên.

- Đầu trên biên bản, phía bên phải nghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên đơn vị (Lớp 6C, trường THCS P.H.C).

- Dưới từ biên bản, ghi khái quát nội dung công việc (Bàn về kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng "Ngày chủ nhật Xanh”).

- Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp (11h ngày 13/02/2019, phòng họp lớp 6C).

- Thành phần tham dự, tên người chủ trì, thư kí (Lê Tiến H, Nguyễn Thị Thanh T).

- Diễn biến cuộc họp: Bố trí các bộ phận kiểm tra và triển khai công việc, thảo luận về kế hoạch và kết luận lại các ý kiến.

- Thời gian kết thúc xử lí cuộc họp (11h30 ngày 13/2/2019).

2. Vì sao biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí?

- Biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí vì Biên bản sẽ được lưu lại như một hồ sơ với tính chất quan trọng, cần thiết, lúc cần được đưa ra như một bằng chứng để chứng minh, đánh giá tính xác thực của vấn đề.

3. Khi làm biên bản, nội dung nào cần được ghi chi tiết, cụ thể hơn cả?

- Khi làm biên bản, nội dung cần được gửi chi tiết, cụ thể hơn cả là diễn biến cuộc họp, cuộc thảo luận.

4. Vì sao cuối biên bản phải có chữ kí của người chủ trì, người thư kí?

- Cuối biên bản phải có chữ kí của người chủ trì, người thư kí vì đây là bằng chứng quan trọng chứng minh tính xác thực của biên bản.

5. Ngôn ngữ của biên bản có đặc điểm gì dễ nhận biết?

- Ngôn ngữ của biên bản mang phong cách ngôn ngữ hành chính, ngắn gọn, đơn nghĩa, dễ hiểu, súc tích.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Hình dung những cuộc họp, cuộc thảo luận của lớp, xác định tên gọi biên bản?

? Thực hành viết biên bản?

? Sửa lại bài sau khi đã viết xong?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện biên bản.

HS:

- Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn tên biên bản (nội dung cuộc họp, cuộc thảo luận).




- Viết biên bản theo nội dung đã lựa chọn, chú ý thể thức biên bản đã được quy định.






- Sửa lại biên bản sau khi viết.



B3: Báo cáo thảo luận

HS: Báo cáo sản phẩm.

- Đọc sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

III. Các bước tiến hành

1. Trước khi viết

- Hình dung lại các cuộc họp. thảo luận cần được ghi biên bản (cuộc họp bàn kế hoạch  tổ chức hoạt động; cuộc họp kiểm điểm , tình hình thực hiện một dự án chung của lớp…)

- Xác định tên gọi của biên bản.

2. Viết biên bản

- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức.

- Viết phần chính của biên bản dựa theo trình tự hợp lý cần có trong cuộc họp, thảo luận với những nội dung cụ thể (có đánh số rõ ràng).

- Viết chi tiết về những nội dung quan trọng của cuộc họp, thảo luận như kế hoạch triển khai, giải pháp dự kiến, phân công công việc…

- Thuật lại đầy đủ các ý kiến đi vào trọng tâm của buổi họp, thảo luận, nhất là những ý kiến có giá trị.

- Viết đầy đủ nội dung kết luận của người chủ trì.

- Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, thảo luận và viết đầy đủ họ tên của người có trách nhiệm kí vào biên bản.

3. Chỉnh sửa biên bản

Dựa vào phần thể thức của biên bản thông thường để tự kiểm tra và chỉnh sửa:

- Xem xét lại sự phù hợp giữa nội dung biên bản và tên biên bản.

- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của việc ghi chép những vấn đề quan trọng nhất được bàn bạc, triển khai trong cuộc họp, cuộc thảo luận.

- Lược bỏ những ghi chép về các chi tiết không liên quan tới vấn đề chính của cuộc họp, cuộc thảo luận.

- Sửa lại ngôn ngữ diễn đạt nhằm đảm bảo sự chính xác và tính khách quan.

B. TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG CỦA MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN

Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: 

- Biết được thực hành tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản.

b) Nội dung:

- GV hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV gợi mở: Giữa thời bộn bề thông tin. Trí nhớ của chúng ta thường phải làm việc quá tải với nhiều tài liệu phải xử lý, nhiều nội dung không được phép quên. Làm sao vượt lên thử thách này, để những gì đã đọc không bị tuột trôi vô tăm tích? Hãy cùng nghĩ đến một giải pháp đơn giản mà hiệu quả, đó là tóm tắt văn bản đã đọc bằng một sơ đồ…

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Nghe cô giáo gợi mở.

B3: Báo cáo, thảo luận

B4: Kết luận, nhận định

Hoạt động 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS: - Đọc phần Ý nghĩa của việc tóm tắt VB bằng sơ đồ trong SHS. 

? Một bản tóm phải như thế nào để có thể được gọi là đạt/tốt?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác định những tiêu chuẩn phải đạt được của một bản tóm tắt bằng sơ đồ trên các phương diện: Tính trực quan; tính lô gic, tính khoa học; tính khái quát; tính thẩm mĩ?

HS: Ghi vào vở những nhiệm vụ này.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.

HS:

- Trình bày sản phẩm nhóm.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục sau.

I. Tìm hiểu các yêu cầu đối với bản tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản

- Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản.

- Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản.

- Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ cho trí nhớ.


B1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Tự xem lại văn bản Trái đất - cái nôi của sự sống GV nêu vấn đề thảo luận: 

? Là người đã đọc, đã học văn bản ”Trái đất – cái nôi của sự sống”, em thấy bản tóm tắt này đã phản ánh đúng những gì được cập nhật trong văn bản chưa?

? Đối chiếu với các yêu cầu được xác định ở trên, bản tóm tắt đã bộc lộ được những ưu điểm và nhược điểm gì?

GV: Khuyến khích HS thực hiện những cách tóm tắt khác về văn bản nêu trên, tổng hợp các ý kiến nhận xét để chuẩn bị cho các bước thực hành tiếp sau.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Làm việc cá nhân 2’

- Thảo luận với bạn bên cạnh 5’

GV:

- Hướng dẫn HS trả lời

- Quan sát, theo dõi HS thảo luận

B3: Báo cáo thảo luận

HS:

- Trả lời câu hỏi của GV

- HS còn lại quan sát sp của bạn, theo dõi bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sản phẩm.

B4: Kết luận, nhận định

GV: 

- Nhận xét

+ Câu trả lời của HS

+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc vói bạn bên cạnh.

- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau

 II. Phân tích bài viết tham khảo                           

Giáo án bài Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận - Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

HS: - Đọc phần quy trình thực hành tóm tắt văn bản bằng sơ đồ (phần chữ màu đen) (SGK-91)

- Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản. (SGK-91)

HS: Tự lựa chọn văn bản để tóm tắt bằng sơ đồ.

GV lưu ý HS: Trong quá trình tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, để khỏi quyên một số công đoạn hay thao tác cần thiết, các em có thể lật lại xem hướng dẫn của SHS. 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Đọc theo yêu cầu của GV.

HS: Thực hành tóm tắt bằng một văn bản đơn giản tự lựa chọn.

B3: Báo cáo thảo luận

HS: Báo cáo sản phẩm.

- Nộp sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

III. Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản đơn giản  

* Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản. (SGK-91)


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc thực hành viết biên bản và tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản để khắc sâu kiến thức

b) Nội dung:

- GV giao bài tập cho HS.

- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập 

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Viết một biên bản cuộc họp, cuộc thảo luận do em tự chọn.

Bài tập 2: Tóm tắt một sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản do em tự chọn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc để xác định yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS cách làm.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV  yêu cầu HS chữa bài tập bằng cách trình bày sản phẩm của mình.

- HS lên bảng chữa bài hoặc đứng tại chỗ để trình bày, chụp lại bài và gửi lên zalo. HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu cần)…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức nội dung của bài học

- Mở rộng thêm bằng cách đọc thêm 1 số văn bản khác 

b) Nội dung:

- GV ra bài tập

- HS làm bài tập 

c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)

Bài tập 1: Em hãy tìm một số trường hợp cần viết biên bản?

Bài tập 2: Nêu ý nghĩa của việc tóm tắt sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản. 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.

- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.

- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên