Giáo án bài Xem người ta kìa - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Xem người ta kìa - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Ý nghĩa của những cái chung giữa mọi người và cái riêng biệt ở mỗi con người.
- Đặc điểm của văn bản nghị luận được thể hiện trong văn bản “Xem người ta kìa!”.
2. Về năng lực:
- Xác định được phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Xem người ta kìa!”.
- Nhận biết được các lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Từ đó hình dung ra đặc điểm của văn bản nghị luận.
- Rút ra bài học về lối sống, hiểu và trân trọng những cái riêng biệt ở bản thân và mọi người.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d)Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ bị mẹ so sánh với ai đó chưa? Khi ấy, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được tên tác giả Lạc Thanh và một số nét cơ bản về văn bản “Xem người ta kìa!”.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: tìm hiểu tác giả B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát SGK B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. Nhiệm vụ 2: tìm hiểu tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Văn bản “Xem người ta kìa!” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . |
I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Lạc Thanh 2. Tác phẩm a) Đọc và tìm hiểu chú thích - HS đọc đúng. b) Tìm hiểu chung - Văn bản thuộc thể loại văn nghị luận. - Văn bản chia làm 3 phần + P1: Từ đầu …Có người mẹ nào không ước mong điều đó? → Giới thiệu vấn đề bàn luận. + P2: tiếp đó đến “mười phân vẹn mười”: → Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác + P3: Tiếp đó đến “gạt bỏ cái riêng của từng người”. → Bằng chứng thế giới muôn màu muôn vẻ +P4: còn lại: → Kết thúc vấn đề. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Thảo luận nhóm (5 phút) - Chia lớp ra làm 4 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm có nhóm trưởng để tổ chức thào luận và phân công người trình bày. - GV giao nhiệm vụ: Nhóm I : Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con làm gì? Nhóm II : Chỉ ra ở văn bản đoạn văn dùng lời kể để giới thiệu vấn đề? Nhóm III: Chỉ ra ở văn bản đoạn văn là lời diễn giải có lí của người viết về vấn đề? Nhóm IV: Chỉ ra ở văn bản đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề? Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác là gì? * Vòng mảnh ghép (8 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới& giao nhiệm vụ mới: 1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu? 2.Chỉ ra biện pháp NT được sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề? B2: Thực hiện nhiệm vụ * Vòng chuyên sâu HS: - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. -Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). * Vòng mảnh ghép (7 phút) HS: - 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. - 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức& chuyển dẫn sang mục 2 |
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Mong muốn của mẹ - Mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca gì. - Lí do khiến mẹ muốn con giống người khác: muốn con hoàn hảo, mười phân vẹn mười (thông minh, giỏi giang, được tin yêu, tôn trọng, thành đạt…) - NT: Dùng lời kể nêu vấn đề => tăng tính hấp dẫn, gây tò mò; dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng => thuyết phục cao. |
Nhiệm vụ 2: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 2& giao nhiệm vụ: 1. Tìm những bằng chứng chứng tỏ thế giới muôn màu muôn vẻ? 2. Vì sao tác giả lại nói “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một vòng rất đáng quý trong mỗi con người”? 3. Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự khác nhau hay giống nhau giữa mọi người? 4.Em có nhận xét gì về cách sử dụng bằng chứng trong bài nghị luận? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) -Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. |
2. Bài học về sự khác biệt và gần gũi. a) Thế giới muôn màu muôn vẻ - Vạn vật trên rừng, dưới biển. - Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, có hình đáng, sở thích, thói quen khác nhau… b) Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. - Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những khác biệt vốn có. - Sự độc đáo của cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú => Chung sức đồng lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người. c) Bài học rút ra cho bản thân - Tôn trọng sự khác biệt của bạn. - Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng của bản thân. |
Nhiệm vụ 3: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 5 - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Xem người ta kìa!”? ? Ý nghĩa của văn bản. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ragiấy. - Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu họctập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khókhăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhómbạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. |
III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Nghệ thuật nghị luận đặc sắc: Dùng lời kể nêu vấn đề, dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng=> vấn đề đưa ra có sức thuyết phục cao. 2. Nội dung - Mỗi lần bảo tôi: “Xem người ta kìa” là một lần mẹ mong tôi làm sao để bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, dòng tộc, không để ai phải phàn nàn, kêu ca gì. - Thế giới muôn màu muôn vẻ, vì vậy mỗi chúng ta cần Biết hòa đồng, gần gũi nhưng phải giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: - Hs viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề mỗi người nên có cái riêng (tính cách, suy nghĩ, việc làm…) hay không? Tại sao?
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
b. Nội dung: Hs viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệmvụ (GV):
Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.
Gợi ý: - Tại sao mỗi người đều có cái riêng?
- Cái riêng của từng người thể hiện ở những mặt nào? (tính cách, suy nghĩ, ….)
- Dùng câu “Ai cũng có cái riêng của mình” làm câu chủ đề, đặt ở đầu đoạn hay cuối đoạn đều được.
B2: Thực hiện nhiệmvụ:
HS viết đoạn văn
B3: Báo cáo, thảo luận:
HS đọc đoạn văn
B4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Thực hành tiếng Việt trang 56
- Hai loại khác biệt
- Thực hành tiếng Việt trang 61
- Bài tập làm văn
- Trả bài kiểm tra giữa học kì 2
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)