Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 113 - Giáo án Ngữ văn lớp 6

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 113 - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS nhận diện được biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong ngữ cảnh;

- HS biết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn.

2. Năng lực

  a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong ngữ cảnh;

- Năng lực sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:Em hãy nhắc lại khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các tiết học trước, chúng ta đã được học về biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh. Trong tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh trong ngữ cảnh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về ngôn ngữ thơ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Nêu lại kiến thức về biện pháp ẩn dụ và so sánh. Lấy ví dụ cho từng biện pháp.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

I. Khái niệm

1. Ẩn dụ

2. So sánh

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; dấu câu; đại từ nhân xưng.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức chơi điền từ ngữ vào các ô ở cột phải tương ứng với các từ ngữ ở cột trái để chỉ ra những sự vật đã ngầm được nhắc đến.

quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ

…………………

mâm bạc

…………………

mâm bể

…………………

cái chất bạc nén

…………………

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi, viết các từ tương ứng;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập 2 SGK trang 114.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.












NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc bài tập 3 SGK trang 114, sau đó đọc lại VB Cô Tô và tìm ba câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong VB này.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập 3 và đọc lại VB Cô Tô;

- HS hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

II. Luyện tập

Bài tập 1 SGK trang 113 – 114

a. 

quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ

mặt trời

mâm bạc

bầu trời sáng và lấp lánh

mâm bể

mặt biển

cái chất bạc nén

độ sáng và sự lấp lánh

b. Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ

→ Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, cụ thể ở đây là tăng vẻ đẹp cho hình ảnh thiên nhiên ở Cô Tô.




Bài tập 2 SGK trang 114

a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.

- Biện pháp tu từ: so sánh. So sánh mỗi một hạt cát như một viên đạn mũi kim, so sánh việc cát bắn vào má (do gió bão) mạnh và đau buốt như bị viên đạn mũi kim bắn vào → So sánh hợp lý vì hạt cát nhỏ, viên đạn mũi kim cũng nhỏ, khi bắn chỉ tập trung làm đau buốt một điểm.

- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Cụ thể là làm rõ và cụ thể hóa cảm giác bị cát bắn vào mặt. Từ đó cho thấy sự dữ dội của cơn bão ở Cô Tô.

b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa. Gió bão vốn là các hiện tượng tự nhiên, vô tri vô giác, đã được gán với các đặc điểm như con người: biết chờ cho « chúng tôi » vào hết trận địa cánh cung bãi cát, biết tăng thêm hỏa lực.

- Tác dụng: làm cho gió bão trở nên sinh động, câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn.

Bài tập 3 SGK trang 114

Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động.

Ba câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong VB này:

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi

→ Cách so sánh cho người đọc hình dung một không gian trong veo (tấm kính), rất sạch (lau hết mây, hết bụi), gợi một cảm giác nhẹ nhõm và tinh khiết, trong lành, tầm mắt như được mở rộng ra khi nhìn "chân trời", "ngấn bể".

+ Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận.

→ So sánh hình ảnh sóng thúc lẫn nhau vào bờ như vua thủy; so sánh âm thanh của sóng thúc vào bờ với âm thanh của trống trận mà vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm: âm âm, rền rền → gợi nhịp điệu, độ hăng say, dữ dội của trống trận trong trận chiến → tăng sức gợi cho sự dữ dội của những đợt sóng.

+ Nó rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh

→ So sánh tiếng gió với tiếng khóc của quỷ, không chỉ đơn giản là tiếng khóc của quỷ mà còn là tiếng khóc của quỷ dành cho thần linh à sự kỳ quái, ghê rợn, đáng sợ → Tiếng gió rú rít được tăng sức gợi cảm, khiến người đọc cảm nhận được sự đáng sợ, ghê rợn của gió và thấy được sức mạnh của một cơn bão. Đồng thời thấy được cách lựa chọn hình ảnh so sánh tài hoa, độc đáo, mới lạ của nhà văn Nguyễn Tuân.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên