Giáo án bài Sáng tạo cùng tác giả - Kết nối tri thức
Giáo án bài Sáng tạo cùng tác giả - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Hiểu biết cơ bản về cuốn sách (tên sách, tác giả, bố cục, nội dung chính…)
- Hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
- Ý kiến của người viết trước hiện tượng được gợi ra từ cuốn sách.
2. Về năng lực:
- Sáng tạo được các sản phẩm nghệ thuật lấy ý tưởng từ cuốn sách đã đọc.
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
- Vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề tương tự trong thực tế cuộc sống.
3. Về phẩm chất:
- Say mê, yêu thích khám phá, sáng tạo.
- Có thói quen đọc sách, trân quý sách.
- Trung thực, thẳng thắn bày bỏ quan điểm trước những hiện tượng đặt ra trong sách vở và đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu
- Huy động trải nghiệm đọc của HS, kết nối với chủ đề, hình thành động cơ, hứng thú với bài học.
b) Nội dung
GV tổ chức cho HS chia sẻ về trải nghiệm đọc sách.
? Gần đây, em đọc cuốn sách nào? Nếu được đề nghị chia sẻ về cuốn sách đó, em sẽ chia sẻ điều gì? Bằng hình thức nào?
c) Sản phẩm
Chia sẻ của HS về cuốn sách mình đang đọc hoặc đã đọc.
d) Tổ chức thực hiện
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt câu hỏi khơi gợi để HS chia sẻ trải nghiệm đọc sách (có thể bắt đầu bằng việc chia sẻ trải nghiệm của chính bản thân mình.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, hồi tưởng về những điều thú vị muốn chia sẻ với mọi người về cuốn sách mình đã hoặc đang đọc.
B3. Báo cáo, thảo luận
- GV mời 2-3 HS chia sẻ trải nghiệm.
B4. Kết luận, nhận định
- GV biểu dương thái độ chăm chỉ đọc sách của HS.
- Từ những chia sẻ của HS, GV kết nối với chủ đề bài học: Một cuốn sách giá trị sẽ có khả năng khơi dậy những cảm xúc, suy tư về những nhân vật, chi tiết…trong đó. Không chỉ thế, nó còn có khả năng gợi ra những suy tưởng về đời sống thực tế của chúng ta. Để chia sẻ những điều đó, người đọc có thể lựa chọn nhiều cách thức khác nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (báo cáo dự án)
Hoạt động 1. Sáng tạo sản phẩm nghệ thuật
a) Mục tiêu
Sáng tạo được các sản phẩm nghệ thuật lấy ý tưởng từ cuốn sách yêu thích.
b) Nội dung
HS được yêu cầu lựa chọn và thực hiện một trong các nội dung sau:
- Sáng tác thơ (dạng thơ tự sự thuật lại một sự việc trong cuốn sách hoặc dạng thơ trữ tình - trình bày cảm nhận khi đọc sách)
- Kể chuyện sáng tạo (chọn một đoạn truyện)
- Dựng phim ngắn (chọn đoạn truyện tiêu biểu)
- Nếu được đề nghị thiết kế bìa minh họa cho cuốn sách em yêu thích trong lần tái bản sắp tới, em thiết kế như thế nào? (vẽ tay hoặc sử dụng phần mềm thiết kế)
- Vẽ chibi hình ảnh nhân vật em yêu thích
- Nếu được đề nghị viết lời tựa cho cuốn sách em yêu thích trong lần tái bản sắp tới, em sẽ viết như thế nào?
c) Sản phẩm: Các sản phẩm nghệ thuật của HS được lấy ý tưởng từ cuốn sách.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1. Chuyển giao nhiệm vụ: - Cuối tiết học trước, GV: + Hướng dẫn HS các hình thức có thể sử dụng để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến cuốn sách yêu thích. + Hướng dẫn HS thành lập 06 nhóm theo sở trường. + Hướng dẫn HS chọn cử Ban giám khảo, thư kí, MC cho buổi báo cáo kết quả thực hiện dự án. - Trong tiết học này: + Nêu yêu cầu của buổi báo cáo + Mời MC điều hành hoạt động báo cáo dự án. B2. Thực hiện nhiệm vụ * Tại nhà: - HS: + Các nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí, phân công nhiệm vụ thiết kế sản phẩm, thuyết trình sản phẩm cho từng thành viên. + Ban Giám khảo, thư kí thiết kế các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm (xin ý kiến hướng dẫn của GV). + MC xây dựng kịch bản cho giờ báo cáo. - GV theo dõi, hỗ trợ thường xuyên bằng các hình thức online hoặc offline. * Tại lớp: HS thảo luận trong nhóm cách thức trình bày kết quả dự án. B3. Báo cáo thảo luận - MC, Ban giám khảo, Ban thư kí làm việc theo nhiệm vụ đã phân công. - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hiện dự án theo điều hành của MC (có thể bốc thăm thứ tự). - Các nhóm khác quan sát, nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. - Ban giám khảo chấm điểm các sản phẩm dự án. - Thư kí công bố kết quả. B4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét, biểu dương tinh thần học tập của HS. - Góp ý để các nhóm hoàn thiện sản phẩm nghệ thuật của mình (có thể đánh giá bằng điểm số). - Kết nối sang nội dung sau; Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc. |
I. Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật |
Hoạt động 2: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
a) Mục tiêu:
- Biết được kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã học.
- Lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng phù hợp để làm rõ hiện tượng.
b) Nội dung:
- HS trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi: ? Theo em, bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc thuộc kiểu bài nào? ? Em sẽ sử dụng chủ yếu những yếu tố nào khi viết bài văn thuộc kiểu văn bản này? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Hồi tưởng lại các kiểu bài đã học. - Suy nghĩ cá nhân - HS chia sẻ về cuốn sách yêu thích và hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đó. GV: - Dự kiến khó khăn HS gặp: không nhận ra được kiểu bài. - Tháo gỡ bằng cách gợi ý và đặt thêm câu hỏi phụ: ? Em đã từng viết bài văn kể về một hiện tượng đời sống ở bài học về chủ đề nào? B3: Báo cáo, thảo luận - GV chỉ định 1 - 2 HS trả lời câu hỏi - HS trả lời B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS - Kết nối với mục “Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc”. |
II. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Kiểu văn bản: nghị luận văn học - Các yếu tố chủ yếu: lí lẽ và dẫn chứng |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
a) Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
- Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng.
- Biết cách trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
b) Nội dung:
- GV chia nhóm lớp
- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ: ? Kiểu bài yêu cầu chúng ta làm gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát SGK. - Làm việc cá nhân 2’. - Làm việc nhóm 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm. HS: - Trình bày sản phẩm nhóm. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. - Kết nối với đề mục sau. |
III. Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Nêu được tên sách và tác giả - Nêu được hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách và nêu ý kiến của em về hiện tượng đó - Sử dụng được lí lẽ và bằng chứng để làm rõ hiện tượng |
Hoạt động 4: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a) Mục tiêu:
- Bài viết tham khảo trình bày về nỗi đau của Ken-ga (Kengah) và trách nhiệm vủa con người với môi trường.
- Biết cách giới thiệu hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
- Học tập cách đưa sử dụng lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề.
b) Nội dung:
- HS đọc SGK
- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra
c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ cho nhóm 1. Bài viết giới thiệu tên cuốn sách, tác giả ở đâu? Như thế nào? 2. Hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra là gì? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đó? 3. Tìm và nhận xét về những lí lẽ, dẫn chứng mà bài viết sử dụng để làm rõ hiện tượng? 4. Phần thực tế đời sống ở đâu? Liên hệ như vậy đã phù hợp và sát với thực tế hay chưa? 5. Ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách này là gì? Phát biểu ý kiến của em? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc SGK và trả lời câu hỏi - Làm việc cá nhân 2’ - Làm việc nhóm 5’ để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao. GV: - Hướng dẫn HS trả lời - Quan sát, theo dõi HS thảo luận B3: Báo cáo thảo luận HS: - Trả lời câu hỏi của GV - Đại diện nhóm báo cáo sp của nhóm, những HS còn lại quan sát sp của nhóm bạn, theo dõi nhóm bạn trình bày và nhận xét, bổ sung (nếu cần). GV: Hướng dẫn HS cách trình bày sp nhóm B4: Kết luận, nhận định GV: - Nhận xét + Câu trả lời của HS + Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm + Sản phẩm của các nhóm - Chốt kiến thức và kết nối với mục sau |
IV. Phân tích bài viết tham khảo Bài mẫu: - Trình bày về hiện tượng ô nhiễm môi trường. 1. Tên cuốn sách và tác giả ở phần đầu, giới thiệu trực tiếp nhưng rất thú vị. 2. Hiện tượng đời sống được gợi ra: ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của con người. → Chia sẻ suy nghĩ cá nhân: đau xót, lo lắng… 3. Lí lẽ, dẫn chứng: - “Thứ chất lỏng… mạng sườn của cô”. - Con người đã gây ra nỗi đau cho Ken-gan. - Ô nhiễm môi trường ở khắp mọi nơi. → hợp lí, có tính thuyết phục. 4. Liên hệ: (ngay sau phần lí lẽ, dẫn chứng): - Nâng cao ý thức cá nhân của mỗi con người. - Thu gom rác thải, ý thức giữ gìn môi trường xanh – sạch - đẹp dù là ở bất kì nơi nào. - Sử dụng năng lượng một cách hợp lí. - Hạn chế việc thải những lượng rác thải độc hại vào môi trường. 5. Tầm quan trọng , ý nghĩa của hiện tượng: - Đây là một hiện tượng nóng bỏng, vừa có tính thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài. - Câu chuyện nhỏ nhưng có giá trị to lớn, gióng lên hồi chuông thức tỉnh ý thức trách nhiệm của con người. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết viết bài theo các bước.
- Lựa chọn đề tài để viết, tìm ý, lập dàn ý.
- Trình bày được ý kiến cá nhân về hiện tượng bằng một bài văn hoàn chỉnh.
b) Nội dung:
- GV:
+ Tổ chức trò chơi “Ai thuộc về ai” để gợi ý HS lựa chọn hiện tượng đời sống trong các cuốn sách.
+ Hướng dẫn HS hoàn thành phiếu tìm ý và lập dàn ý, triển khai bài viết theo các bước.
- HS tham gia trò chơi, lựa chọn đề tài, hoàn thành phiếu tìm ý, lập dàn ý và triển khai bài viết.
c) Sản phẩm: Phần chơi của HS; phiếu tìm ý, dàn ý và bài viết của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Hãy suy nghĩ và kết nối các cuốn sách với hiện tượng đời sống tương ứng mà nó gợi ra bằng cách tham gia trò chơi “Ai thuộc về ai”. ? Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý cho đề tài mà em lựa chọn? ? Sửa lại bài sau khi đã viết xong? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Tham gia trò chơi để tìm hiểu và lựa chọn đề tài cho bài viết. - GV chia nhóm theo đề tài HS lựa chọn. - Đọc, nghiên cứu, hoàn thiện phiếu học (tìm ý). - Lập dàn ý ra giấy và viết và viết bài theo dàn ý. - Sửa lại bài sau khi viết. B3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS: - Đọc sản phẩm của mình. - Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. |
1. Trước khi viết a) Lựa chọn đề tài b) Tìm ý
c) Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu tên sách, tác giả, hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra. - Thân bài: + Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng). + Nêu lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý kiến cá nhân về hiện tượng cần bàn luận. + Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn. - Kết bài: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa thực tế của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách. 2. Viết bài - Triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý. - Phân biệt mở bài, thân bài, kết bài. - Có thể tách các ý trong phần thân bài thành các đoạn văn. - Quan điểm (ý kiến) về hiện tượng phải rõ ràng, nhất quán. - Các câu văn, đoạn văn có sự liên kết, mạch lạc. 3. Chỉnh sửa bài viết Đọc lại bài văn đã viết để đảm bảo: - Tính chính xác của tên sách, tên tác giả và các chi tiết, sự việc, nhân vật. - Viết đúng chính tả, dùng từ ngữ và câu phù hợp, sắp xếp các ý chặt chẽ. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vừa học để phát hiện và nêu ý kiến về các hiện tượng đời sống trong các cuốn sách khác.
b) Nội dung:
- Tìm đọc các cuốn sách thuộc các đề tài gần gũi (GV có thể gợi ý: Truyện Tô Hoài, Phạm Hổ, Vũ Hùng, Nguyễn Nhật Ánh,…; Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh…)
- Phát hiện những hiện tượng đời sống có thể được gợi ra từ cuốn sách.
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một trong những hiện tượng vừa chỉ ra.
c) Sản phẩm:
- Tên sách và các hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách.
- Bài viết trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
d) Tổ chức thực hiện:
HS: Thực hiện tại nhà, chia sẻ kết quả thực hiện trên group học tập hoặc trong giờ hoạt động ngoại khóa.
GV: Theo dõi, nhận xét trực tuyến hoặc trong các giờ ngoại khóa.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU TÌM Ý
Họ và tên HS: ………………………….
Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.
Điều em muốn viết liên quan đến cuốn sách nào? Của ai? |
……………………………………… |
Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? |
……………………………………… |
Chi tiết, nhân vật, sự việc đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào? |
……………………………………… |
Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó? |
……………………………………… |
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Ngày hội với sách
- Ôn tập học kì 2
- Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 11
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)