Giáo án bài Mỗi ngày một cuốn sách - Kết nối tri thức

Giáo án bài Mỗi ngày một cuốn sách - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: 

- Nội dung, thông tin về một số cuốn sách.

- Văn bản nghị luận văn học và đặc điểm của nó (lý lẽ và dẫn chứng) được thể hiện trong văn bản đọc.

- Mối quan hệ giữa các loại hình nghệ thuật: văn học và điện ảnh, văn học và hội họa.

2. Về năng lực: 

- Tìm hiểu, thu thập thông tin về sách, về các văn bản văn học.

- Đọc - xây dựng các sản phẩm thể hiện việc nắm bắt được thông tin, hiểu biết về các cuốn sách đã đọc.

- Hợp tác, chia sẻ thông tin - kết quả của hoạt động đọc và báo cáo dự án của nhóm.

- Phát biểu, trình bày ý kiến, bộc lộ cảm nghĩ, quan điểm, sở thích cá nhân về nhân vật, tác giả hoặc những điều thú vị trong sách.

- Phát huy năng lực thẩm mỹ và sáng tạo và yêu thích biểu diễn (đóng vai) của HS qua các hoạt động.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ và yêu thích việc đọc sách, trân quý và giữ gìn sách.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

-  Một số cuốn sách hoặc tác phẩm văn học.

- Pô-xtơ, các mẫu nhật kí đọc sách.

- Máy chiếu, máy tính.

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

Nhan đề

Mở đầu

Thế giới từ trang sách

Bài học từ trang sách

Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

Phần mở đầu có gì đáng chú ý? Vì sao?

Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đó?

Những gì còn đọng lại trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?


Giáo án bài Mỗi ngày một cuốn sách | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xây dựng hoặc thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn cho các em thiết kế, HS sẽ cùng nhau xây dựng một góc đọc sách.

c. Sản phẩm: Góc đọc sách của các em.

d. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV giao nhiệm vụ cho HS ở tiết trước: về nhà tìm kiếm, chuẩn bị một số cuốn sách theo chủ đề đã chọn để tiết này cùng thiết kế góc đọc sách của lớp. GV hướng dẫn HS xây dựng cây đọc sách với các mẫu nhật kí đọc sách, mẫu phiếu ghi chép về sách của nhóm hoặc cá nhân.

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đem quyển sách mà mình đã chuẩn bị lên và cùng nhau thiết kế góc đọc sách của mình.

GV quan sát, hướng dẫn các em thực hiện.

B3: Báo cáo, thảo luận: Hoàn thành góc đọc sách.

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

Nhận xét hoạt động thiết kế của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn HS chia nhóm đọc và lựa chọn cuốn sách của nhóm mình và đưa ra những nội dung cần chia sẻ như đã gợi ý ở phần 2 SGK/99.

- Tổ chức cho HS đọc theo hình thức luân phiên nhau đọc cho nhóm nghe (nên khuyến khích HS lựa chọn những cuốn có dung lượng ngắn vì thời gian có hạn).

- GV hướng dẫn học sinh lựa chọn hình thức chia sẻ, giới thiệu cuốn sách mà mình đã đọc như: sáng tác pô-xtơ minh họa kết hợp giới thiệu hoặc xây dựng các đoạn phim ngắn thuyết trình (đã chuẩn bị trước) và tiến hành giới thiệu.

- GV cũng có thể tổ chức cho các em đọc ngoài giờ lên lớp. Thời gian trên lớp HS cùng chia sẻ thông tin về cuốn sách mà nhóm đã đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS 

- Cùng nhau đọc, sáng tạo pô- xtơ của nhóm theo các nội dung GV đã giao cho.

- Tiến hành giới thiệu, chia sẻ thông tin đã thu thập được qua hoạt động đọc.

GV quan sát, hướng dẫn các em thực hiện.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS lên giới thiệu pô-xtơ.

HS đại diện nhóm lên treo Pô-xtơ của nhóm (hoặc các video…) và giới thiệu  về cuốn sách của nhóm mình.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại hoạt động.

I. SÁCH HAY CÙNG ĐỌC 

- Mẫu po-xtơ cho hs tham khảo.


B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm đọc một cuốn sách mà em cho là hay nhất, yêu thích nhất, viết ra những thông tin về cuốn sách và những điều thú vị trong cuốn sách ấy theo phần câu hỏi gợi ý SGK/100 bằng phiếu giao viêc.

- GV tổ chức thuyết trình theo hình thức quay số hoặc bốc thăm để chọn người thực hiện.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Lựa chọn và đọc cuốn sách mà mình thích, viết ra những thông tin và điều thú vị về cuốn sách vừa đọc (làm ở nhà). 

- HS trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân theo hình thức thuyết trình trực tiếp hoặc quay video…

GV

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình chia sẻ của HS.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:Yêu cầu các nhóm giới thiệu về sản phẩm nhóm mình.

HS:

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu đã đọc về cuốn sách đó).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung những thông tin cần thết cho HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

II. CUỐN SÁCH YÊU THÍCH

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc văn bản “Lò Ngân Sủn - người con của núi” theo nhóm, trong quá trình đọc, HS tìm kiếm các thông tin để trả lời các câu hỏi trong phần 2 sgk/102.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” cho các nhóm bằng hình thức đưa ra các câu hỏi dạng trắc nghiệm, ai có câu trả lời nhanh và đúng sẽ được 1 điểm cộng.

* Câu hỏi của trò chơi: 

Câu 1: Vì sao Lò Ngân Sủn được tác giả gọi là "người con của núi"?

A. Vì nhà thơ có nhiều bài thơ viết về núi rừng, cỏ cây, hoa lá của Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 

B. Vì nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng. 

C. Vì trước khi trở thành nhà thơ, Lò Ngân Sun đích thực là một “người con của núi", của Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 

D. Vì Lò Ngân Sủn là tác giả của những bài thơ tiêu biểu về núi rừng như Chiếu biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rộng.

Câu 2: Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài?

A. Đọc thơ Lò Ngân Sủn ta như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt. 

B. Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến trong thơ ông mà còn như một phần hồn thơ Lò Ngân Sủn. 

C. Những bài thơ tiêu biểu của Lò Ngân Sủn như Chiếu biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rộng đều mang âm vọng của núi, mênh mang lời của núi. 

D. Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bói đáp nên vẻ dẹp thơ mộng và mảnh liệt ấy trong thơ ông?

Câu 3: Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết? 

A. Lí lẽ

B. Bằng chứng

Câu 4: Câu cuối cùng của bài viết có quan hệ như thế nào với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu?

A. Giải thích rõ và chứng minh cho vấn đề được nêu ra để bàn luận.

B. Làm bằng chứng cho vấn đề được nêu ra đề bàn luận.

C. Nêu cảm xúc của người viết về vấn đề cần bàn luận.

D. Tổng hợp và kết luận về vấn để đã được nêu ra để bàn luận.

B2: Thực hiện nhiệm vụ                 

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin, đưa ra câu hỏi.

HS đọc theo nhóm, tìm hiểu câu trả lời, tìm hiểu các lý lẽ dẫn chứng thông qua việc tham gia trò chơi "Ai nhanh hơn" - trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi của GV, bạn nào xung phong nhnh nhất và trả lời đúng sẽ được 1 điểm cộng.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, tổng kết trò chơi và chốt kiến thức lên màn hình.

- GV nhấn mạnh: Tác giả đã đưa ra các lời bình luận về Lò Ngân Sủn, đó là những lí lẽ của người viết và các đoạn thơ được trích dẫn chính là các bằng chứng để làm chứng, minh hoạ cho lý lẽ.

III. GẶP GỠ TÁC GIẢ

- Văn bản nghị luận văn học:

+ Là một loại của văn nghị luận, có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả, tác phẩm, thể loại,... Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới. 

+ Lí lẽ trong nghị luận văn học chính là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại,.. Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- GV nêu yêu cầu trước khi cho học sinh xem video.

- Chia lớp thành 8 nhóm, giao nhiệm vụ: Em hãy xem video sau và so sánh điểm tương đồng và khác biệt về nội dung và hình thức giữa tác phẩm được chuyển thể và sách.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Xem video.

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi mở (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn qua phần luyện tập.

IV. PHIÊU LƯU CÙNG TRANG SÁCH

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:  Nắm chắc kiến thức đã học vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hợp tác nhóm và thực hiện đóng phân vai cho một tác phẩm trích đoạn trong một tác phẩm thuộc chủ đề đã chọn.

c) Sản phẩm: Tiểu phẩm do HS trình diễn. 

 d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cho HS thảo luận 5 phút chuẩn bị đóng vai.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS cách thực hiện.

HS tiến hành chọn tác phẩm, thảo luận phân chia vai, tiến hành đóng vai.

B3: Báo cáo, thảo luận: 

- GV  yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- Đại diện các nhóm lên biểu diễn.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn.

 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, phát triển năng khiếu hội họa của HS.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS là 1 tác phẩm hội họa.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Vẽ lại bìa của một cuốn sách mà em yêu thích hoặc vẽ lại một hình ảnh mà em ấn tượng nhất trong cuốn sách đã đọc.

- Nộp sản phẩm về cho GV dạy môn Họa của lớp hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và thực hành vẽ và trang trí ở nhà.

GV phối hợp với GV dạy Mỹ thuật để đánh giá HS.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV dạy Họa qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho phần Viết.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên