Giáo án bài Ôn tập học kì 2 - Kết nối tri thức
Giáo án bài Ôn tập học kì 2 - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Kiến thức về các thể loại hoặc loại văn bản đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe.
- Kiến thức về tiếng Việt đã học ở học kì II.
2. Về năng lực:
- Chỉ ra được đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc loại văn bản đã được thể hiện qua các văn bản đã học ở học kì II.
- Nêu được các kiểu bài viết đã được thực hành khi học Ngữ văn 6, học kì II và hiểu được mục đích, yêu cầu, các bước cơ bản để thực hiện bài viết của kiểu bài đó và những kinh nghiệm tự rút ra được khi viết từng kiểu bài đó.
- Tóm tắt kiến thức tiếng Việt đã được học trong chương trình Ngữ văn 6, học kì II và việc ứng dụng những kiến thức đó vào các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
- Trình bày được điều mình tâm đắc với một văn bản được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.
- Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề trong cuộc sống.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; tự tin, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung:
GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Tên các chủ đề tương ứng với nội dung các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn luật chơi.
- HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tham gia trò chơi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
- Quan sát câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhanh.
GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe.
- Theo dõi Hs trả lời, ghi điểm.
B3: Báo cáo thảo luận
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập.
- Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm Hoàn thành bảng danh sách các thể loại hoặc kiểu văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai (Phiếu học tập số 1). - Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc kiểu văn bản được thể hiện qua văn bản (Phiếu học tập số 2 - giấy A0). B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu. B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung (Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo) B4: Kết luận, nhận định (GV): - Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2. Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
I. Ôn tập về thể loại, loại văn bản trong ngữ văn 6, tập hai 1. Các thể loại (hoặc văn bản) và đặc điểm của thể loại, kiểu văn bản.
|
||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Hãy khái quát các kiểu bài viết em đã thực hành ở học kì 2 bằng cách hoàn thành phiếu học tập số 3. (Phiếu học tập số 3 - giấy A0) B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu B3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày; - Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
2. Các kiểu bài viết trong chương trình Ngữ văn 6, học kì 2 (Bảng phụ *) |
Bảng phụ *
Các kiểu bài viết |
Mục đích |
Yêu cầu |
Các bước cơ bản thực hiện bài viết |
Đề tài cụ thể |
Những kinh nghiệm quý |
Nhập vai kể lại một truyện cổ tích |
Làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ |
Ngôi thứ nhất (người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện). - Có tưởng tượng, sáng tạo thêm - Sắp xếp hợp lí các chi tiết có sự kết nối giữa các phần. Khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. Bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm |
- Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng. -Chọn lời kể phù hợp. Ghi những nội dung chính của câu chuyện, lập dàn ý. |
- Viết bài văn nhập vai nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám |
- Cần có sự nhất quán về ngôi kể. - Kiểm tra sự nhất quán, hợp lý đối với các chi tiết được sáng tạo thêm. |
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm |
- Thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng với vấn đề XH |
Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thể hiện được ý kiến của người viết. Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc |
Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý |
Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề xử lý rác thải nhựa |
Những khía cạnh cần bàn luận phải thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ nét |
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận |
Nắm bắt được đầy đủ, chính xác điều đã diện ra |
Đúng với thể thức của một biên bản thông thường |
Viết phần mở đầu, phần chính, viết chi tiết nội dung cuộc họp, thuật lại đầy đủ các ý kiến bàn luận, ghi kết luận nội dung của người chủ trì, thời gian kết thúc buổi họp, buổi thảo luận |
Viết biên bản cuộc họp Đại hội chi đoàn của lớp em |
Kiểm tra chính xác thể thức văn bản |
HĐ của thầy và trò |
Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Gv tổ chức cho Hs hoạt động cá nhân Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài trong học kì vừa qua? Cho biết mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10 có gì giống và khác nhau? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thành câu hỏi. B3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày; - Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
3. Những nội dung đã thực hành nói và nghe. - Kể lại một truyền thuyết đã học: Chọn một truyền thuyết phù hợp, kể với giọng trang nghiêm, chuẩn bị tranh ảnh để phần nói thêm hấp dẫn - Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Tóm lược nội dung và viết thành dạng đề cương, đánh dấu những chỗ cần nhấn mạnh. Cách nói nghiêm túc nhưng vui vẻ, thể hiện sự tương tác với người nghe. - Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường: Lựa chọn vấn đề, tìm ý và sắp xếp ý. Nói một cách khái quát nội dung cần trình bày. * Sự giống và khác nhau về mục đích của hoạt động nói ở bài 6, 7, 8, 9 và 10: - Giống nhau: +Rèn luyện khả năng nói, thuyết trình + Rèn luyện kỹ năng viết các kiểu bài khác nhau. - Khác nhau: Mỗi kiểu bài có một phương thức, đặc điểm về cách viết, cách thuyết minh, trình bày |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Gv tổ chức trò chơi “Ong non học việc”, Hướng dẫn cách chơi. B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của Gv; Hs quan sát nhanh các đáp án để tìm câu trả lời đúng. B3: Báo cáo, thảo luận: Các đội thực hiện trò chơi, theo dõi, nhận xét, chấm điểm. B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét phần thực hiện trò chơi của các đội. - T/c thảo luận nhóm (Kĩ thuật mảnh ghép): Hãy tóm tắt những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. ? Những kiến thức tiếng Việt được học đã giúp em trong cách viết, nói, nghe như thế nào? Nhóm 1: Bài 6 Nhóm 2: Bài 7 Nhóm 3: Bài 8 Nhóm 4: Bài 9 Nhóm 5: Bài 10 |
II. Ôn tập Tiếng Việt Công dụng của dấu chấm phẩy - Cách lựa chọn từ ngữ trong câu - Trạng ngữ - Đặc điểm và các loại văn bản - Từ mượn * Kiến thức tiếng Việt giúp: + Cách viết, nói, nghe được linh hoạt hơn, sinh động hơn; + Viết đúng ngữ pháp. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Khái quát lại những nội dung đã học ở học kì 2 bằng hệ thống bài tập.
b) Nội dung:
GV tổ chức cho Hs tham gia các trò chơi, nêu các câu hỏi yêu cầu suy nghĩ, hoàn thành các câu hỏi của các bài tập.
HS tham gia các trò chơi, yêu cầu suy nghĩ, hoàn thành các câu hỏi của các bài tập của Gv.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của Hs
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): * Từ câu 1 đến câu 4 - Sách bài tập: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” Gv cho Hs 5’ để đọc kĩ bài, nghiên cứu các câu hỏi GV chiếu trò chơi, hướng dẫn luật chơi Câu hỏi Câu 1. Vấn đề chính của đoạn (1) đã được tác giả nêu lên theo cách nào? A. Nêu bằng cách dẫn một ý kiến, nhận định tiêu biểu B. Nêu bằng cách đặt câu hỏi gợi mở C. Nêu bằng cách đưa ra những thông tin cụ thể về ngày tháng D. Nêu trực tiếp trong câu đầu tiên, có dẫn tên một tổ chức quốc tế lớn Câu 2. Các số liệu được nêu trong đoạn (2) của văn bản cho biết điều gì? A. Số lượng các loài sinh vật bị tuyệt chủng và tốc độ biến mất của chúng B. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất C. Sự xuống cấp của môi trường sống trên Trái Đất D. Tốc độ biến mắt ngày càng nhanh của các loài động vật hoang dã Câu 3. Câu “Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng” được dùng để: A. Nêu bằng chứng về sự tổn thương của Trái Đất B. Nêu cảm xúc của người viết về vấn đề cần bàn luận C. Nêu lí do cần có Ngày Trái Đất D. Nêu ý kiến về vấn đề cần bàn luận trong đoạn văn Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Phải nói rằng chúng ta đang làm mẹ đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong”? A. Ẩn dụ B. Điệp từ C. Nhân hoá D. So sánh B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của Gv. B3: Báo cáo, thảo luận: Các đội thực hiện trò chơi, theo dõi, nhận xét, chấm điểm. B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét phần thực hiện trò chơi của các đội. Gv gợi dẫn sang bài tập 5 ? Tìm trong văn bản: a. Một câu nêu thông tin cụ thể b. Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề. (Hoạt động cá nhân) Câu 6: Hoạt động cá nhân Gv nêu câu hỏi: Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên đây. Hs suy nghĩ, viết câu trả lời Gv gọi Hs đọc câu đã viết, Hs khác nhận xét. Gv nhận xét, sửa lỗi (nếu cần) Câu 7. Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doạ huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người”. a. Xác định các từ Hán Việt trong câu trên. (T/c trò chơi tiếp sức) b. Giải thích nghĩa của yếu tố “huỷ” trong từ “huỷ diệt".(Hoạt động cá nhân) c. Tìm ba từ có yếu tố “huỷ” với nghĩa được giải thích ở câu b. (Hoạt động cá nhân, cả lớp) |
Đáp án: Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: A Câu 4: C Câu 5. a. Một câu nêu thông tin cụ thể: (1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. b. Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề: Nhìn chung, tất cả các vần đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ;... Câu 6: VD: Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, cơ hội sống sót của loài người là vô cùng mong manh, ít ỏi. Câu 7. a. Các từ Hán Việt trong câu trên: thảm họa, đe dọa, hủy diệt, động vật, thực vật, sự sống b. Giải thích nghĩa của yếu tố “huỷ” trong từ “huỷ diệt": phá đi, làm cho mất đi. c. Tìm ba từ có yếu tố “huỷ” với nghĩa được giải thích ở câu b: phá hủy, hủy bỏ, hủy hoại. |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. |
- Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
- Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 11
- Bài học đường đời đầu tiên
- Thực hành tiếng Việt trang 20
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)