Giáo án bài Nếu cậu muốn có một người bạn.... - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Nếu cậu muốn có một người bạn.... - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đẩu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật;
- HS nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật con vật (con cáo) được nhân cách hoá - vừa mang đặc tính của loài vật, vừa gợi tính cách con người; ngôn ngữ đối thoại sinh động; giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện, kết bạn với con người), v.v…
- HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
1. Hãy ghi lại một số từ miêu tả cảm xúc của em khi nghĩ về một người bạn thân. Điều gì khiến các em trở thành đôi bạn thân?
2. Em và người bạn thân ấy đã làm quen với nhau như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cảm xúc về người bạn thân: vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc…. HS kể lại ngắn gọn hoàn cảnh làm quen với bạn thân của mình.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bạn thân là những người bạn đã gắn bó thân thiết với chúng ta, cùng nhau chia sẻ được mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Bài học hôm nay của chúng ta sẽ hiểu hơn về giá trị của tình bạn với mỗi người.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm, cách đọc và hiểu nghĩa những từ khó.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV bổ sung: Tác giả là một phi công và từng tham gia chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông có những tác phẩm xuất sắc như Hoàng tử bé, Bay đêm, Cõi người ta, Phi công thời chiến… Hoàng tử bé đã được dùng để đặt cho một thiên thể: hành tinh 2578 Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri. Hoàng tử bé từng được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất thế kỉ XX của Pháp, được dịch ra hơn 250 thứ tiếng, đã phát hành hơn 200 triệu bản trên toàn thế giới và vẫn tiếp tục được in khoảng 2 triệu bản mỗi năm, được chuyển thể thành truyện tranh, phim… Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 8 bản dịch tác phẩm Hoàng tử bé. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc. GV yêu cầu hai HS đọc theo vai của con cáo và hoàng tử bé. - GV lưu ý HS trong khi đọc:
- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: cảm hoá, cốt lõi, mắt trần; - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV bổ sung: |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri; - Năm sinh – năm mất: 1900 – 1944; - Nhà văn lớn của Pháp; - Các sáng tác lấy đề tài, cảm hứng từ hững chuyến bay và cuộc sống của người phi công; - Đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn. 2. Tác phẩm - Đoạn trích nằm trong tác phẩm Hoàng tử bé; - Năm sáng tác: 1941. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu nhắc lại khái niệm truyện đồng thoại đã học. - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Xác định thể loại của truyện? + Truyện có những nhân vật chính nào? Kể theo ngôi thứ mấy? - GV yêu cầu HS xác định phương thức biểu đạt?Bố cục của văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Hoàng tử bé đến từ đâu và gặp cáo trong hoàn cảnh nào? + Tâm trạng cậu bé ra sao khi đặt chân đến Trái Đất? + Con cáo đã trả lời thế nào khi hoàng tử bé đề nghị làm bạn và chơi với mình? + Em nhận thấy giữa hoàng tử bé và con cáo có điểm gì chung? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Hoàn cảnh: hoàng tử bé từ một hành tinh khác vừa đặt chân tới trái đất. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng - GV bổ sung: Hai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã, đều muốn tìm những người bạn. Cáo đã đưa ra đề nghị với hoàng tử bé là “cảm hoá mình đi”. NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Từ “cảm hoá” xuất hiện bao nhiêu lần trong đoạn trích? + Cáo đã giải thích “Cảm hoá” là “làm cho gần gũi hơn”, chỉ ra những chi tiết cáo giải thích cho hoàng tử hiểu rõ về điều này? + Vậy em hiểu “làm cho gần gũi hơn” nghĩa là gì? + Hoàng tử bé đã đáp lại lời chào của cáo như thế nào? Lời khen “Bạn dễ thương quá” cho thấy điều gìtrong cách nhìn, cảm nhận của hoàng tử bé về cáo? + Khi hoàng tử bé cảm hoá cáo thì mối quan hệ của họ sẽ thay đổi như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm: + “Làm cho gần gũi hơn” là trở nên thân thiết hơn, dành thời gian tìm hiểu về nhau, kiên nhẫn làm thân với nhau + Những chi tiết: cần phải rất kiên nhẫn, trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả… nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn… + Vì hoàng tử bé cư xử với cáo rất lịch sự, thân thiện, khác với nhiều người trên Trái Đất vẫn coi cáo là tinh ranh, xảo quyệt, xấu tính nên cáo thiết tha mong được kết bạn với hoàng tử bé. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng - GV chuẩn kiến thức: + Từ “cảm hoá” đã xuất hiện 15 lần gắn với nhiều chi tiết, sự kiện, ý nghĩa quan trọng. Có nhiều bản dịch với các từ khác nhau: thuần dưỡng, thuần hoá, thuần phục…. nhưng ở đây có thể hiểu đó là niềm khao khát được đón nhận, thấu hiểu, được sống với phần tốt lành, đẹp đẽ, được thay đổi và hoàn thiện bản thân. + Hoàng tử bé có cái nhìn ngây thơ, trong sáng, luôn tin cậy và hướng tới phần đẹp đẽ, tốt lành, không bị giới hạn bởi định kiến, hoài nghi… câu nhìn cáo bằng đôi mắt hồn nhiên, đầy thiện cảm nên cáo đã mong cậu sẽ cảm hoá mình. + Khi chưa cảm hoá được nhau, hoàng tử bé và cáo chỉ là những kẻ xa lạ, chẳng cần gì đến nhau nhưng khi hoàng tử bé cảm hoá cáo thì “tụi mình sẽ cần đến nhau” và mỗi người sẽ trở thành “duy nhất trên đời”. NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn “cuộc sống của mình…. Cánh đồng lúa mì” và trả lời câu hỏi: + Qua lời tâm sự với hoàng tử bé, em hiểu cáo từng có một cuộc sống như thế nào? + Tìm các chi tiết miêu tả cảm nhận của cáo về tiếng những bước chân và về cánh đồng lúa mì trước và sau khi được hoàn tử bé cảm hoá. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: + Khi chưa có bạn, cáo sống trong tâm trạng buồn tẻ, quẩn quanh sợ hãi. + Khi được kết bạn với hoàng tử bé, mọi thứ sẽ thay đổi: tiếng bước chân bạn sẽ vang lên như tiếng nhạc gọi cáo ra khỏi hang, cánh đồng lúa mì sẽ hoá thân thương, ấm áp với cái màu vàng óng như màu tóc bạn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. - GV chuẩn kiến thức: Tình bạn sẽ khiến cho cuộc đời của cáo thay đổi, trở nên tươi sáng, đẹp đẽ, tràn đầy hạnh phúc như thể được chiếu sáng. Không có sự gắn bó, niềm yêu thương thì mọi người, mọi vật trong thế giới này sẽ hoá thành nhạt nhẽo, vô nghĩa, ai cũng giống ai. NV5 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã có những cảm xúc gì? + Theo em, cáo đã “được” những gì khi kết bạn với hoàng tử bé? - GV đặt câu hỏi mở rộng: Em đã từng chia tay một người bạn của mình đi xa chưa? Tâm trạng của em khi chia tay như thế nào? GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - GV yêu cầu HS đọc đoạn kết của văn bản, liệt kê lại những lời nói được hoàng tử bé nhắc lại “để cho nhớ”. Em ấn tượng với lời nói nào? Nêu cảm nhận về lời nói đó - GV đặt tiếp câu hỏi: Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn. Đó là những bài học gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: Những lời nói được hoàng tử lặp lại: + Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần; + chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hoa hồng của mình; + mình có trách nhiệm với bông hồng của mình. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng - GV bổ sung Câu nói: người ta chỉ thấy rõ với trái tim, Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần – câu nói chứa đựng “bí mật” mà cáo dành cho hoàng tử mang ý nghĩa ẩn dụ và mang ý nghĩa triết lí. Con người cần biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng tình yêu và sự tin tưởng, thấu hiểu. Chỉ khi nhìn bằng trái tim, con người mới nhận ra và biết trân trọng, gìn giữ những điều đẹp đẽ, quý giá... Đó cũng là bí mật của tình yêu làm nên sự kết nối giữa con người với con người, con người với vạn vật. NV6 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi:Hãy rút ra nội dung và nghệ thuật văn bản. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
3. Đọc- kể tóm tắt - Thể loại: truyện đồng thoại; - Nhân vật chính: hoàng tử bé và con cáo; - Ngôi kể: ngôi thứ ba. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Hoàng tử bé gặp gỡ con cáo - Hoàn cảnh:hoàng tử bé từ một hành tinh khác vừa đặt chân tới trái đất. - Hoàng tử bé thất vọng, đau khổ khi ngỡ rằng bông hồng của mình không phải duy nhất. - Con cáo thì đang bị săn đuổi, sợ hãi, chạy trốn con người… → Hai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã. - “Cảm hoá” chính là kết bạn, là tạo dựng mối liên hệ gần gũi, gắn kết tình cảm để biết quan tâm, gắn kết và cần đến nhau. - Cáo nhận thấy ở hoàng tử bé là sự ngây thơ, trong sáng, luôn hướng tới cái thiện - Cáo đã nói cho hoàng tử về cách cảm hoá: cần phải kiên nhẫn à giúp họ có thể xích lại gần nhau hơn. - Hoàng tử bé đã cảm hoá được con cáo → họ đã trở nên thân thiết với nhau. 2. Hoàng tử bé chia tay con cáo - Cáo thể hiện tâm trạng buồn khi sắp phải xa người bạn của mình. - Hoàng tử bé đã lặp lại lời của cáo 3 lần “để cho nhớ” → Con người cần biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng tình yêu và sự tin tưởng, thấu hiểu, cần dành thời gian và trách nhiệm, chăm chút cho những người mình yêu quý. Chỉ khi nhìn bằng trái tim, con người mới nhận ra và biết trân trọng, gìn giữ những điều đẹp đẽ, quý giá. - Bài học rút ra: + Bài học về cách kết bạn: cần thân thiện, kiên nhẫn, dành thời gian để cảm hoá nhau; về ý nghĩa của tình bạn: mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, khiến cho cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn. + Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm đối với bạn bè: biết lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ, bảo vệ... III. Tổng kết 1. Nội dung – ý nghĩa - Truyện kể về hoàng tử bé và con cáo. - Bài học về cách kết bạn cần kiên nhân và dành thời gian cho nhau; về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm với bạn bè. 2. Nghệ thuật - Kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm - Xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp với tâm lí, suy nghĩ của trẻ thơ. - Nghệ thuật nhân hoá đặc sắc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Nhập vai nhân vật hoàng tử bé để ghi lại “nhật kí” về cuộc gặp gỡ với người bạn mới – cáo theo phiếu học tập sau:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Thực hành tiếng Việt trang 26
- Bắt nạt
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 28
- Kể lại một trải nghiệm của em
- Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 39
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)