Giáo án bài Cây tre Việt Nam - Kết nối tri thức
Giáo án bài Cây tre Việt Nam - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- HS cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam;
- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,...
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cây tre Việt Nam;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cây tre Việt Nam;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tình yêu, niềm tự hào đối với quê hương đất nước, với biểu tượng cây tre của dân tộc Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh, các đoạn phim ngắn giới thiệu về cây tre Việt Nam.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:
+ Em biết những sáng tác nghệ thuật nào có hình ảnh cây tre (bài hát, tranh vẽ, thơ, truyện, v.v...)? Hãy kể tên các vật dụng được làm bằng tre mà em biết.
+ GV chiếu một đoạn phim ngắn về chủ đề Cây tre Việt Nam;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và chia sẻ về anh/chị/em của mình.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Cây tre là hình ảnh gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam. “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. Trong tiết học hôm nay, vẫn tiếp tục với chủ đề Quê hương yêu dấu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu VB Cây tre Việt Namcủa Thép Mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về nhà văn Thép Mới và VB Cây tre Việt Nam. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Họ tên: Hà Văn Lộc; - Năm sinh – năm mất: 1925 – 1991; - Quê quán: Nam Định - Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. 2. Tác phẩm - VB Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà làm phim Ba Lan. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam;
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào VB vừa đọc, em hãy nêu thể loại, phương thức biểu đạt và bố cục của VB. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào? + Vì sao tác giả có thể khẳng định: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Em hãy chỉ ra những hình ảnh cho thấy tre gắn bó với đời sống vật chất của con người Việt Nam; + Em hãy chỉ ra những hình ảnh cho thấy tre gắn bó với đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài. + Bên cạnh việc chỉ ra những yếu tố về nội dung, em hãy chỉ ra các yếu tố nghệ thuật (lối viết giàu nhạc tính, nhịp điệu) đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà văn và khơi gợi cảm xúc của người đọc về hình ảnh gần gũi, sự thân thuộc của tre. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Em hãy chỉ ra các chi tiết cho thấy tre gắn bó với kháng chiến của nhân dân Việt Nam; + Phân tích câu văn: Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí; + Chọn những câu văn tương tự để phân tích tác dụng của cách sử dụng từ ngữ và lối viết giàu nhịp điệu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV5: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Em hãy chỉ ra những hình ảnh trong VB mà nhà văn nói về tre trong tương lai; + Em đang sống ở thời điểm “ngày mai” mà tác giả nhắc đến trong VB, “khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa”. Theo em, vì sao cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV6: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB; - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
II. Đọc – hiểu văn bản 1. Tìm hiểu chung - Thể loại: bút ký chính luận trữ tình, giới thiệu phim tài liệu; - Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp biểu cảm; - Bố cục: 4 phần: + Từ đầu... như người: giới thiệu về cây tre trong mối quan hệ với con người Việt Nam. + Tiếp... chung thủy: tre – người bạn gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam; + Tiếp... chiến đấu!: tre đồng hành chiến đấu cùng dân tộc Việt Nam; + Còn lại: Hình ảnh cây tre khi Việt Nam đã giành chiến thắng (tre gắn với đời sống tinh thần) và tre trong tương lai. 2. Tìm hiểu chi tiết 2.1. Vẻ đẹp của cây tre - Hình ảnh bên ngoài → Liên tưởng đến phẩm chất của con người: + dáng vươn mộc mạc và thanh cao; mầm măng non mọc thẳng; Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng → từ măng đến tre đều mọc thẳng, dáng gầy, cao → được nhân hóa, so sánh với phẩm cách của con người; + màu tre tươi nhũn nhặn → màu xanh bình dị, vừa phải, dễ chịu, không thái quá, rực rỡ hay gay gắt → tính cách khiêm tốn, nhún nhường; + có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi, vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt → dễ thích nghi, không kén chọn; → Đức tính của người hiền (hiền tài): thanh cao, giản dị, ngay thẳng. 2.2. Ý nghĩa của tre đối với nông dân, người dân Việt Nam a. Tre gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam - Đời sống vật chất: giúp người hàng nghìn công việc khác nhau: + cối xay tre + tre làm nhà + giang chẻ lạt, cho bóng mát + Từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay: chiếc nôi tre → nằm trên giường tre. - Đời sống tinh thần: + giang chẻ lạt, cho bóng mát → nghĩ đến tình cảm lứa đôi: Lạt này gói bánh chưng xanh/ Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng… + Nguồn vui duy nhất của tuổi thơ: mấy que đánh chắt bằng tre; + Khúc nhạc đồng quê: sáo tre, sáo trúc ; diều lá tre Chú ý lối viết: “Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…/ Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời”→ Lối viết sóng đôi, tạo nhịp điệu ; “vang lưng trời”→ âm thanh vang xa, rộng khắp một vùng, một không gian bạt ngàn → hình ảnh đẹp, lãng mạn, kỳ vĩ; + Văn hóa: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời; tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp → “nền văn hóa”: không phải một vài tập tục riêng rẽ, mà là cả một nền văn hóa từ ngàn xưa đến hiện tại, mang tính truyền thống, tính lịch sử (“lâu đời”); + Khi dân tộc Việt Nam giành chiến thắng: điệu múa sạp có từ ngày chiến thắng Điện Biên. b. Tre gắn bó với kháng chiến của nhân dân Việt Nam Phân tích câu văn: Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí: + Câu văn giàu nhịp điệu: có 4 đoạn ngắt, mỗi đoạn ngắt được kết thúc lần lượt bằng các thanh B – T (bằng – trắc) tạo nên nhịp điệu; + Sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm: “tất cả”. “Tất cả”: cuộc sống, gia đình, văn hóa, v.v… → Tre là vũ khí bảo vệ → Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. → Câu văn có sử dụng nhịp điệu kết hợp với từ ngữ → khẳng định giá trị của tre và cho thấy cảm xúc của người viết, khơi lên cảm xúc nơi người đọc. → Tre là: + vũ khí + đồng chí chiến đấu + cái chông tre sông Hồng + chống lại sắt thép quân thù (chú ý: tre: vật liệu tự nhiên, thô sơ >< sắt thép: những vật liệu để làm vũ khí cao cấp hơn) + tre xung phong vào xe tăng; + tre hi sinh để bảo vệ con người; + gậy tầm vông dựng Thành đồng Tổ quốc + anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. c. Vị trí của tre trong tương lai - Khẳng định: “sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa”, nhưng tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc, bởi: + Tre đã gắn với con người Việt Nam qua rất nhiều thế hệ → Hình ảnh của tre là thân thuộc → Hình ảnh có sự kế tiếp, từ đời này sang đời khác truyền cho nhau; Tin tưởng vào truyền thống văn hóa: uống nước nhớ nguồn. + Tre có sức sống mãnh liệt, ở đâu cũng có thể sống được; + Tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam; III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu; cách sử dụng các biện pháp tu từ, điệp ngữ, hoán dụ,... → Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết. 2. Nội dung - Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam; |
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng hoàn thành bài tập.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Văn bản Cây tre Việt Nam thuộc thể loại gì?
a. Kí
b. Truyện ngắn
c. Tiểu thuyết
d. Thơ
Câu 2: Ai là tác giả của Cây tre Việt Nam?
a. Tô Hoài
b. Nam Cao
c. Thép Mới
d. Lâm Thị Mỹ Dạ
Câu 3: Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:
a. Ẩn dụ
b. Hoán dụ
c. So sánh
d. Nhân hóa
Câu 4: “Thành đồng Tổ quốc” là chỉ danh hiệu miền đất nào?
a. Bắc Bộ
b. Trung Bộ
c. Nam Bộ
d. Tây Nguyên
Câu 5: Tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam
a. Đúng
b. Sai
Câu 6: Nội dung của VB Cây tre Việt Nam là:
a. Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam.
b. Tre có mặt ở khắp nơi, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc.
c. Tre gắn bó với con người và dân tộc Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Trong VB, nguồn vui mà tre mang lại cho trẻ thơ là từ đâu?
a. Tre hát ru em bé trong giấc ngủ êm nồng
b. Tạo bóng mát cho trẻ em nô đùa
c. Nguyên liệu từ tre tạo ra que đánh chuyền
d. Tre làm nên chiếc nôi đưa trẻ
Câu 8: VB Cây tre Việt Nam có những đặc điểm nghệ thuật nào?
a. Giàu chi tiết hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng
b. Sử dụng rộng rãi và thành công các phép nhân hóa
c. Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu
d. Tất cả đều đúng
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Thực hành tiếng Việt trang 99
- Tập làm một bài thơ lục bát - Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương
- Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 109
- Cô Tô
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)