Giáo án bài Các loài chung sống với nhau như thế nào - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Các loài chung sống với nhau như thế nào - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Vai trò quan trọng của số liệu và hình ảnh của một văn bản thông tin.
- Mối quan hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.
- Tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức cùng chung sống với nhau trên hành tinh này.
2. Về năng lực:
- Biết thu thập thông tin liên quan đến văn bản Các loài cùng chung sống với như thế nào?
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Các loài cùng chung sống với như thế nào?
- Phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất:
- Đoàn kết, thật thà, lương thiện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, giáo án điện tử
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập.
+ Phiếu học tập số 1
CÁC LOÀI CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO? |
1. Văn bản được chia ra làm ….. đoạn: Cụ thể: ……………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………….. |
2. Thể loại vản bản: …………………………………………………………………… |
+ Phiếu học tập số 2
Số lượng các loài sinh vật |
Ý nghĩa |
|
Có trên trái đất |
…………………………………… …………………………………… …………………………………… |
|
Số lượng các loài SV con người đã biết |
Động vật: |
|
Thực vật: |
+ Phiếu học tập số 3
Tính trật tự trong đời sống của muôn loài | |
Biểu hiện |
……………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………..…………………………………….. |
Mục đích |
……………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………..…………………………………….. |
+ Phiếu học tập số 4
Tổng kết | |
Nội dung |
Văn bản đề cập đến vấn đề: ……………………………………………… …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. |
Ý nghĩa |
VB đã đặt ra cho con người vấn đề: ……………………………………… …………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. |
Nghệ thuật |
- Số liệu dẫn chứng: ………………………………………………………. …………………………………………………………………………….. - Cách mở đầu - kết thúc văn bản: ………………………………………... …………………………………………………………………………….. |
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS chia sẻ
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chiếu các hình ảnh trong phim Vua sư tử và đặt cho HS câu hỏi:
+ Những hình ảnh trên các em thấy ở bộ phim nào? Bộ phim ấy nói về vấn đề gì?
+ Em biết những chương trình nào trên các phương tiện truyền thông cung cấp nhiều thông tin thú vị, bổ ích về đời sống của muôn loài trên Trái Đất? Em yêu thích chương trình nào nhất?
+ Em suy nghĩ gì về việc chúng ta phải thường xuyên tìm hiểu các tài liệu nói về sự đa dạng của thế giới tự nhiên?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV dẫn dắt: Trong Trái Đất rộng lớn và bao la, có hàng triệu loài sinh vật cùng sinh sống. Mỗi loài đều có vai trò và đóng góp riêng vào sự phát triển chung của vũ trụ. Vậy các loài cùng chung sống và chia sẻ như thế nào để trái đất có thể phát triển hoà bình, ổn định? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: HS nhận biết được những thông tin chung của văn bản: bố cục, thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV lần lượt chuyển giao các nhiệm vụ cho HS) - GV hướng dẫn cách đọc, chú ý khi đọc theo dõi cột bên phải để nhận biết một số ý được bàn luận. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó, dựa vào chú giải trong SGK: tiến hoá, quần xã, kí sinh. - GV yêu cầu HS trao đổi cặp hoàn thành phiếu học tập số 1. ? Văn bản có thể chia ra làm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn? ? Văn bản thuộc thể loại gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc văn bản, giải thích từ khó - HS trao đổi hoàn thành phiếu HT. B3: Báo cáo, thảo luận - HS đưa ra câu trả lời - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, chốt lại kiến thức và chuyển dẫn vào hoạt động tiếp theo. |
I. Tìm hiểu chung 1. Đọc, hiểu chú thích: (sgk) 2. Bố cục: 3 phần - Đoạn 1: Từ đầu đến “tổn thương của nó”: đặt vấn đề (đời sống của muôn loài trên TĐ và sự cân bằng rất dễ tổn thương của nó) - Đoạn 2: Tiếp theo đến “đẹp đẽ này”: nội dung vấn đề (Sự đa dạng của các loài, tính trật tự trong đời sống của muôn loài, vai trò của con người trên TĐ) - Đoạn 3: Phần còn lại: Kết luận vấn đề. 3. Thể loại: Văn bản thông tin |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của VB Các loài chung sống với nhau ntn?
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Trong phần mở đầu tác giả đã dẫn vào bài bằng cách nào? Cách vào bài này có tác dụng gì? ? Vấn đề tác giả đặt ra trong phần này là gì? Theo em, đây có phải là vấn đề đáng quan tâm hiện nay không? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi và trả lời từng câu hỏi: + HS: Tác giả đã kể lại cuộc hội thoại ngắn giữa hai nhân vật trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng Vua sư tử để nói về vấn đề mà tác giả muốn đề cập à Cách vào bài này khiến cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, lôi cuốn, vì phim này đã được nhiều người biết tới. + Vấn đề tác giả đặt ra: đời sống của muôn loài trên trái đất và sự cân bằng rất dễ bị tổn thương của nó à Là một vấn đề cấp thiết B3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày câu trả lời - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, chốt lại kiến thức và chuyển dẫn vào hoạt động tiếp theo. |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đặt vấn đề - Đời sống của muôn loài trên Trái Đất và sự cân bằng rất dễ bị tổn thương của nó. → Là một vấn đề cấp thiết trong hoàn cảnh hiện nay khi con người đang can thiệp ngày càng nhiều vào thiên nhiên. |
|||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV chiếu các hình ảnh giới thiệu về sự đa dạng sinh học - Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu HS làm việc theo cặp. ? Hãy tìm những dẫn chứng trong đoạn (2) để thể hiện sự phong phú của các loài trên TĐ? ? Sự chênh lệch giữa số lượng loài sinh vật tồn tại trên thực tế và con số về số lượng loài đã đã nhận biết nói với chúng ta điều gì? - GV đặt tiếp câu hỏi tìm hiểu đoạn (3): Hãy quan sát ảnh minh hoạ và dựa vào việc quan sát thực tế của em, hãy cho biết: ? Kể về một du lịch sinh thái hay khu bảo tồn thiên nhiên mà em biết. Ở đó em thấy các loài sinh vật nào và chúng sống với nhau ra sao?Từ đó em hiểu gì về quần xã sinh vật? ? Số lượng các loài ở mỗi quần xã có giống nhau không? Chúng phụ thuộc vào điều gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2 và trả lời từng câu hỏi. B3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận:
+ Các loài sinh vật vật cùng chung sống với nhau rất đông đúc, chúng ảnh hưởng và tác động đến nhau. + Sự đa dạng ở mõi quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, mức độ thay đổi các yếu tố vật lí – hoá học của môi trường… - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Có nhiều số liệu thống kê khác nhau, tuy nhiên, người đọc cần lưu ý số liệu thường chỉ có giá trị thời điểm, đòi hỏi người đọc phải thường xuyên nhớ về mốc ra đời của văn bản ấy. Vì vậy, khi đọc một văn bản thông tin, người đọc cần lưu ý về những dẫn chứng được thống kê trong văn bản. - Chuyển giao nhiệm vụ mới. B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS đọc đoạn (5) và đặt câu hỏi: ? Em hiểu thế nào về tính trật tự? “Trật tự” có đồng nghĩa với “ổn định” không? - GV phát phiếu học tập số 3. Yêu cầu HS trao đổi cặp. ? Tính trật tự trong đời sống của muôn loài được biểu hiện như thế nào? Mục đích của sự trật tự này? ? Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng hoặc quan hệ hỗ trợ trong quần xã sinh vật thì điều gì sẽ xảy ra B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi và trả lời từng câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ HS B3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận: + Tính trật tự có thể được hiểu là sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định, có tổ chức, có kỉ luật trong một tập thể, tổ chức nào đó. Trật tự có thể hiểu là tình trạng ổn định. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. B1: chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV hướng dẫn HS đọc tiếp đoạn (7) trong văn bản và trả lời câu hỏi: ? Những bước tiến vượt bậc của nhân loại có ảnh hưởng đến cuộc sống của muôn loài không? Ảnh hưởng như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời từng câu hỏi B3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Con người chúng ta cũng như vô vàn các loại sinh vật khác có mặt trên TĐ này, tất cả cùng thở chung một bầu không khí, cùng ăn thức ăn và uống nguồn nước từ thiên nhiên. Nhưng với trí óc phát triển nhanh chóng, những sáng tạo đã giúp con người cải thiện cuộc sống của mình tốt hơn, trở thành bá chủa trong muôn loài. Chính điều đó khiến cho con người trở nên tự kiêu, tự cho mình quyền sắp đặt lại trật tự, can thiệp một cách thô bạo vào sự phát triển của thiên nhiên khiến cho đời sống muôn loài bị xáo trộn, nhiều loài đã biến mất. Những điều đó sẽ có tác động xấu ngược lại tới sự sống trên hành tinh của chúng ta và với trực tiếp loài người. Vì vậy con người cần tỉnh ngộ, biết cách chung sống hài hoà với muôn loài để xây dựng lại cuộc sống bình yên vốn có trước đây của TĐ. - Chuyển giao nhiệm vụ mới. |
2. Nội dung vấn đề a. Sự đa dạng của các loài - Các loài sinh vật trên TĐ rất đa dạng, phong phú. - Con người chưa khám phá hết số lượng các loài trên TĐ. - Giữa các loài có sự phụ thuộc lẫn nhau. - Mỗi quần xã giống như một thế giới riêng, trong đó các loài cùng chung sống với số lượng cá thể khác nhau. - Sự đa dạng ở mỗi quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố. b. Tính trật tự trong đời sống của muôn loài
- Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng hoặc quan hệ hỗ trợ thì sự cân bằng trong đời sống của các loài trong một quần xã lập tức bị phá vỡ. c. Vai trò của con người trên TĐ - Con người cho rằng mình là chúa tể của thế giới, đã tuỳ ý xếp đặt lại trật tự mà tạo hoá gây dựng → Đời sống muôn loài bị xáo trộn, phá vỡ do chịu tác động xấu từ con người. |
|||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Đoạn văn thứ (8) đã đề cập đến vấn đề gì? ? Theo em, cách mở đầu và kết thúc của văn bản có gì đặc sắc? ? Nếu bỏ đi đoạn mở và đoạn kết, chất lượng của VB thông tin này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời từng câu hỏi B3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày: Mở bài và kết bài đều nhắc đến câu thoại của nhân vật Vua sư tử Mu-pha-sa trong phim hoạt hình Vua sư tử. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Cách mở-kết hô ứng, giàu sắc thái cảm xúc đã giúp cho VB này trở nên hấp dẫn người đọc, tránh đi sự khô khan vốn có trong các VB thông tin. Đồng thời, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ không chỉ là vấn đề khoa học được đề cập mà còn là bài học ý nghĩa cho loài người được gợi lên từ tác phẩm nghệ thuật lừng danh thế giới “Vua sư tử”. |
3. Kết thúc vấn đề: - Con người cần hiểu và có cách ứng xử đúng đắn với muôn loài trên TĐ. |
|||||||||||||||
B1: chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV phát phiếu học tập số 4 - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 ? Văn bản có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của VB? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi B3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
III. Tổng kết 1. Nội dung: Văn bản đề cập đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài. 2. Ý nghĩa: VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ. 3. Nghệ thuật: - Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục. - Cách mở đầu - kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho VB. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cuộc thi vẽ tranh tưởng tượng về thế giới các loài sinh vật.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: viết đoạn văn (5-7 câu) với câu mở đầu: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau.
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
B1: chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV yêu cầu HS:
- GV đưa ra hướng dẫn: nhấn mạnh ý “chung sống” và đề cao trách nhiệm của con người với vấn đề này,
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu.
B3: Báo cáo, thảo luận (nếu có thời gian)
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét, đánh giá. Chuyển giao hoạt động mới.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Thực hành tiếng Việt trang 86
- Trái Đất
- Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận - Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản
- Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường
- Đọc mở rộng trang 94
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)