Giáo án bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Kết nối tri thức

Giáo án bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: 

- Yếu tố truyền thuyết được thể hiện trong văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.

- Vua Hùng kén rể trong hoàn cảnh nào? Mục đích của việc kén rể? Hệ quả và giải pháp?

- Cuộc giao chiến của hai vị thần và ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Phép tu từ điệp ngữ, công dụng của dấu chấm phẩy, của điệp ngữ và cấu tạo của từ Hán Việt theo mô hình “thuỷ + A”.

2. Về năng lực: 

- Tìm được những chi tiết kể về hai vị thần và nhận xét về hai vị thần.

- Chỉ ra được phép tu từ điệp ngữ và nêu công dụng của nó trong văn cảnh cụ thể.

- Vận dụng dấu câu, phép tu từ vào việc viết đoạn văn.

3. Về phẩm chất: 

- Yêu mến và ngợi ca cái tốt, lên án cái xấu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV. 

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV chiếu hình ảnh video về lũ lụt và đặt câu hỏi:

? Nội dung của video? Cảm xúc của em khi xem xong video?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Đọc văn bản

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc:

+ Đọc phán đoán
 + Đọc theo dõi

- Yêu cầu HS đọc theo hướng dẫn và chia sẻ ý kiến cá nhân

? Giải thích nghĩa của từ “cầu hôn, Tản Viên, lạc hầu, phán, sính lễ, hồng mao, nao núng…”?

? Văn bản thuộc thể loại truyện gì trong VHDG? 

? Nhân vật chính là ai? 

? Liệt kê các sự việc chính?

? Văn bản chia làm mấy phần? 

? Nội dung của từng phần? 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và giải thích nghĩa của từ khó.

HS nghe hướng dẫn cách đọc của gv, quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi

HS đọc và trả lời câu hỏi của GV - chia sẻ ý kiến cá nhân theo nội dung đã chuẩn bị ở nhà.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang đề mục sau.

I. TÌM HIỂU CHUNG 

1. Đọc, kể tóm tắt và giải thích từ khó

a) Đọckể tóm tắt

- Đọc phán đoán

- Đọc theo dõi

- Sự việc chính:

1. Vua Hùng kén rể.

2. Sơn Tinh-Thuỷ Tinh đến cầu hôn.

3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.

4. Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

5. Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.

6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua.

7. Hàng năm, Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.

b) Giải thích nghĩa của từ khó


2. Tìm hiểu chung về văn bản

- Thể loại: truyền thuyết

- Nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Hùng Vương, Mị Nương…

- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Các sự việc

- Bố cục: 3 phần

+ P1: Từ đầu … “mỗi thứ 1 đôi”

+ P2: tiếp… “thần nước đành rút quân về”.

+ P3: còn lại


Hoạt động 2: Khám phá văn bản

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

(1) Đặt câu hỏi:

? Vua Hùng kén rể trong hoàn cảnh nào? Mục đích của việc kén rể? Hình thức kén rể? Kết quả ra sao?

(2) Chia nhóm lớp, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ: 

- Hoàn thành phiếu học tập 

P/diện ss

Sơn Tinh

Thuỷ Tinh

Nguồn gốc



Tài năng



Nhận xét


? Vua Hùng đưa ra giải pháp gì? Qua giải pháp đó, em thấy thái độ của Vua Hùng nghiêng về ai? Vì sao em lại có nhận xét như vậy?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.

- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm.

GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
 - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của cá nhân và các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.



II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 

1. Vua Hùng kén rể 

a. Hoàn cảnh của việc kén rể

- Vua có một người con gái tên là Mị Nương.

- Mị Nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

- Vua Hùng rất mực yêu con.


b) Mục đích: Muốn chọn cho con một người chồng thật xứng đáng.

→ Việc chọn dâu, kén rể là mô tuýp mang tính truyền thống trong  truyền thuyết và cổ tích.


c) Hệ quả: Hai chàng trai đến cầu hôn

P/diện so sánh

Sơn Tinh

Thuỷ Tinh


Nguồn gốc

- Chúa vùng non cao.

- Chúa vùng nước thẳm.


Tài năng

- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.

- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc dãy núi đồi.

- Gọi gió gió đến.

- Hô mưa, mưa về.


Nhận xét

→ Ngang tài ngang sức.

Tài năng của Sơn Tinh mang tính phát triển, tài năng của Thuỷ Tinh mang sự huỷ diệt (bão, lũ lụt).


d) Giải pháp: Thi tài dâng lễ vật sớm: chỉ trong 1 ngày ai dâng lễ vật trước sẽ được chọn.

* Lễ vật : “100 ván cơm nếp , 100 nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”.

→ Giải pháp kén rể có lợi cho Sơn Tinh. Vì đó là các sản vật nơi rừng núi thuộc Sơn Tinh cai quản.

→ Vua Hùng nghiêng về phía Sơn Tinh vì nhận ra sức tàn phá của Thuỷ Tinh. Đồng thời ngài tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm.

- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:

? Nguyên nhân của cuộc giao chiến?

? Cuộc giao chiến giữa hai chàng diễn ra như thế nào? Tìm những chi tiết kể về cuộc giao chiến?

? Em có nhận xét gì về hành động của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh? 

? Theo em Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đại diện cho lực lượng nào?

? Kết quả của cuộc chiến thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

- 2 phút làm việc cá nhân

- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.

GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 2

- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Tác giả đã sử dụng biện pháp kể hay tả để tái hiện hình ảnh Dế Mèn?).

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
 - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.

2. Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh


Cuộc giao chiến


Nguyên nhân

Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ liền đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.









Diễn biến

Thuỷ Tinh

Sơn Tinh

- Hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, rung chuyển cả đất trời.

- Dâng nước đánh Sơn Tinh.

Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên biển nước.

- Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ .

- Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Nhận xét

=>  Sức mạnh và sự tàn phá ghê gớm.Thế gian ngập nước, không còn sự sống con người.

- Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh của thiên tai bão lụt, sự đe dọa thường xuyên của thiên tai với cuộc sống con người .

=> Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh là hành động tự bảo vệ hạnh phúc gia đình, nhà cửa, đất đai và cuộc sống muôn loài trên mặt đất.

- Sơn Tinh có nhiều sức mạnh hơn: Chàng có sức mạnh tinh thần  của vua Hùng; có sức mạnh vật chất: trận địa, đồi núi cao hơn, vững chắc hơn; có tinh thần bền bỉ.

- Sơn Tinh tượng trưng sức mạnh chế ngự thiên tai, bão lụt của nhân dân.


Kết quả

Cuối cùng Thủy Tinh đã mệt mà Sơn Tinh vẫn vững vàng, Thủy Tinh đành rút quân về.

Hằng năm dâng nước đánh Sơn Tinh.




Nhận xét

- Thể hiện ước mơ, khát vọng nhân dân sẽ chế ngự được thiên nhiên.

- Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở miền Bắc nước ta.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Khái quát nghệ thuật và nội dung của văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc lại nội dung trong vở ghi.

- Ghi kết quả ra giấy.

GV hướng theo dõi, quan sát HS làm việc cá nhân và hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

- Trình bày sản phẩm cá nhân

- HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.

GV:

- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức

- Chuyển dẫn sang đề mục sau.

III. Tổng kết

1- Nghệ thuật

Truyện được xây dựng bằng trí tưởng tượng hồn nhiên với những yếu tố hoang đường kì lạ, có sức hấp dẫn để giải thích hiện tượng tự nhiên.

2- Nội dung

-Truyện nhằm giải thích hiện tượng mưa gió bão lụt hàng năm vẫn diễn ra ở vùng sông Hồng ,đồng thời thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai bão lụt của người Việt cổ.

- Ca ngợi công lao trị thủy dựng nước của cha ông ta.

→ Dân gian tạo dựng 2 hình tượng kì vĩ mang tính tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của thiên tai và sức mạnh trị thủy thắng lợi của con người. Điều đó rất gần với cuộc sống hôm nay.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Câu 1. Thời gian diễn ra truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?

A. Thời đại Văn Lang- Âu Lạc

B. Thời nhà Lí

C. Thời nhà Trần

D. Thời nhà Nguyễn

Đáp án A

Câu 2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể được chia thành mấy phần?

A. Không thể chia đoạn

B. Hai đoạn

C. Ba đoạn

D. Bốn đoạn

Đáp án C

→ Phần 1: Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

Phần 2: Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

Phần 3: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và thất bại của Thủy Tinh

Câu 3. Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là ai?

A. Sơn Tinh

B. Thủy Tinh

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Mị Nương

Đáp án C

Câu 4. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân chính từ đâu?

A. Hùng Vương kén rể

B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh

C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh

D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không.

Đáp án D

→ Nguyên nhân trực tiếp từ việc Thủy Tinh không lấy được Mị Nương

Câu 5. Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta

B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ

C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ

D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh

Đáp án A

→ Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết thể hiện khát vọng muốn chính phục tự nhiên của nhân dân ta

Câu 6. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu của nhân dân trong lao động?

A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên

B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên

C. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi

D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên

Đáp án D

Câu 7. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc?

A. Dựng nước

B. Giữ nước

C. Đấu tranh chống thiên tai

D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc

Đáp án C

Câu 8. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

A. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực

B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học

C. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

Đáp án C

→ Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

Câu 9. Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?

A. Kể chuyện cho trẻ em nghe

B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ

C. Phê phán thói phá hại cuộc sống

D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta

Đáp án D

→ Giải thích hiện tượng tự nhiên, ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta

Câu 10. Yếu tố cơ bản làm nên tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

A. Hiện thực lịch sử

B. Những chi tiết hoang đường

C. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo

D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo

Đáp án: C

→ Những chi tiết nghệ thuật kì ảo làm nên tính chất truyền thuyết của Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Hs viết được đoạn văn ghi lại sự tưởng tượng của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất hoặc thứ 3. 

b) Nội dungHs viết đoạn văn

c) Sản phẩm:  Đoạn văn của HS sau khi đã được GV góp ý sửa.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): 

Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp từng viết về Sơn Tinh và Thuỷ Tinh như sau:

“Sơn Tinh có một mắt ở trán

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi”

Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng.  Hãy viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) ghi lại sự tưởng tượng của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS viết đoạn văn

B3: Báo cáo, thảo luận: HS đọc đoạn văn

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên