Giáo án bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- HS thấy được chức năng của kiểu VB thuyết minh thuật lại một sự kiện trong đời sống cũng như đặc điểm cơ bản của nó.
- HS viết được bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá) đã từng tham gia, từng được chứng kiến hoặc được đọc, xem qua, nghe sách báo, truyền hình, truyền thanh.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏ.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS: nhớ lại một lễ hội hoặc một sinh hoạt văn hoá mà các em đã từng tham gia, chứng kiến hoặc biết đến qua sách báo, truyền hình HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá GV dẫn dắt vài bài: Các em vừa đọc xong một Vb tường thuật lại lễ hội Gióng, một sinh hoạt văn hoá dân gian. Đó chính là VB thuyết minh thuật lại một sự kiện, thuộc loại văn bản thông tin. Các em cũng đã đọc lời dẫn trong sách. Bây giờ các em đã sẵn sàng để viết một bài văn tương tự chưa? Chúng ta sẽ cùng nhau tiến hành công việc này ngay bây giờ. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn thuyết minh lại một sự kiện
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài văn thuyết minh lại một sự kiện.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện cần đáp ứng những yêu cầu gì? + HS lấy dẫn chứng từ VB Ai ơi mồng 9 tháng 4 để minh hoạ cho những yêu cầu đó. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng |
I. Tìm hiểu chung 1. Yêu cầu đối vói bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện: - Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chửng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù họp. - Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian và thời gian). - Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí. - Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc. - Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện. |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm của bài văn thuyết minh
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: Bài viết tham khảo kể về một hội chợ xuân được tổ chức ở trường học mà người viết từng tham gia, trải nghiệm. Bài viết thông tin một cách tương đối chi tiết về sự kiện, kèm theo cả những nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ của người viết về sự kiện. - GV yêu cầu HS thảo luận theo những câu hỏi sau: + Vì sao em biết VB này sử dụng ngôi kể thứ nhất? + Phần nào đoạn nào của bài viết giới thiệu về sự kiện? + Những chi tiết nào giới thiệu về bối cảnh để người đọc hiểu về sự kiện? + Bài viết tường thuật theo trình tự nào? + Những từ ngữ nào thể hiện nhận xét, đánh giá của người viết trước sự kiện được tường thuật? - HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Người thuyết minh xưng “tôi”: trường tôi, tôi được tham gia, tối được thấy lẩn đầu tiên,... + Phần mở đẩu đã giới thiệu bối cảnh, mục đích tổ chức hội chợ xuân. + Thời gian: cuối năm âm lịch, sắp đến Tết; không gian: trong sân trường; diễn biến sự kiện: toàn bộ quá trình diễn ra hội chợ xuân từ việc chuẩn bị đến ngày diễn ra hội chợ, các hoạt động được tổ chức trong sân trường vào ngày hôm đó: khai mạc, hoạt động mua bán, vui choi,... + Trật tự thời gian: 8 giờ sáng, sau, liền sau đó, đồng thời, 6 giờ chiều; trình tự nguyên nhân - kết quả: chuẩn bị -> khai mạc -* diễn biến -> kết thúc + ấn tượng rất sâu sắc; cảm nhận; kỉ niệm đáng nhớ; được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi;... Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
2. Phân tích bài viết tham khảo |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc. - Hướng dẫn HS lựa chọn đề tài. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tìm ý cho bài viết theo Phiếu học tập sau: Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn thuyết minh lại một sự kiện Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em (một sinh hoạt văn hoá) PHIẾU TÌM Ý
- HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý. - HS viết bài tại lớp. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
2. Các bước tiến hành Trước khi viết - Lựa chọn đề tài - Tìm ý - Lập dàn ý Viết bài Chỉnh sửa bài viết |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, bám sát dàn ý đã lập.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Kể lại một truyền thuyết
- Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 25
- Thạch Sanh
- Thực hành tiếng Việt trang 30
- Cây khế
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)