Giáo án bài Hang Én - Giáo án Ngữ văn lớp 6
Giáo án bài Hang Én - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của bài kí Hang Én;
- HS nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hòa đồng với tự nhiên của con người;
- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, cách tạo dựng không gian nghệ thuật, việc sử dụng các chi tiết miêu tả,...
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hang Én;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hang Én;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.
- HS nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hòa đồng với tự nhiên của con người;
- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, cách tạo dựng không gian nghệ thuật, việc sử dụng các chi tiết miêu tả,...
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Hãy kể tên một số hang động nổi tiếng ở Việt Nam mà em biết.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về thể loại kí qua VB Cô Tô của Nguyễn Tuân. Trong tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thể loại kí qua VB Hang Én.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu và đặt câu hỏi HS: + Em hãy nêu những thông tin cơ bản của VB “Hang Én”; + Dựa vào phần Tri thức ngữ văn đã học trong các tiết trước, em hãy cho biết VB thuộc thể loại nào? Nhân vật “tôi” đã kể hành trình khám phá hang Én theo trình tự nào? Nêu tác dụng của trình tự đó với VB; + Cho biết phương thức biểu đạt của VB là gì; + Bố cục VB gồm mấy phần? Nội dung của từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: + HS nêu những thông tin cơ bản của VB, PTBĐ, bố cục; + Thể loại: Kí. Kể theo trình tự thời gian, tuyến tính → Phù hợp với thể loại kí, cho thấy sự tuần tự, câu chuyện trở nên chân thật và người đọc dễ hình dung. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung 1. Thông tin về văn bản - Trích dẫn văn bản viết giới thiệu về hang Én trên trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình; truy cập: 14/10/2020; - Tác giả: Hà My. 2. Đọc, kể tóm tắt - Thể loại: Kí; - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm; - Bố cục: 2 phần chính: + Phần 1: Từ đầu... lòng hang chính: Hành trình đi đến hang Én; + Phần 2: Còn lại: Khám phá vẻ đẹp bên trong hang Én: Tiếp... trần hang cao vài trăm mét: Kích thước của hang Én; Tiếp... đôi cánh ấy sẽ lành hẳn: Những con chim én trong hang Én; Tiếp... tạo tác của tự nhiên: vẻ đẹp thiên nhiên ở sau hang Én; Tiếp... tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái lều: Hang Én khi trời tối; Tiếp... hết: Hang Én vào sáng hôm sau. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của VB Hang Én.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi và tái hiện hành trình đến hang Én: + Cách thức di chuyển vào hang Én có gì đặc biệt? + Việc đi bộ sẽ cho tác giả cơ hội trải nghiệm những điều kì thú của thiên nhiên như thế nào? + Em hãy tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm nhận gì về rừng nguyên sinh? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: + Kích thước của hang Én được thể hiện qua các số liệu nào? Các số liệu đó nói lên điều gì? + Những chi tiết nào cho thấy sự hòa mình của du khách với thiên nhiên? (Gợi ý: khi cho chim én ăn, khi sống trong hang Én buổi tối hôm trước và sáng hôm sau); Việc hòa mình với thiên nhiên có khó khăn không? Em hãy thử hình dung về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình với đầy đủ tiện nghi (điện, nhà, phòng ngủ, v.v... ) để trả lời câu hỏi; + Em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa “biết sợ con người”? + Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ tự nhiên không? Vì sao? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: + Các số liệu nói về kích thước của hang Én cho thấy hang Én rất rộng lớn; + Những chi tiết cho thấy du khách hòa mình với thiên nhiên: cho chim én ăn, sinh hoạt ở hang Én tối hôm trước và sáng hôm sau; + Sự “sống” của đá và của loài én “chưa biết sợ con người” cho thấy hang Én phải được kiến tạo từ rất lâu mới có được như hôm nay và nó vẫn còn nguyên sự nguyên sơ so với những nơi khác đã bị con người không có ý thức tàn phá; + Cách tác giả miêu tả cho thấy sự hòa nhập của con người với tự nhiên. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS: + Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người? (GV gợi ý HS dựa vào những chi tiết như hành trình để đến được hang Én, điều kiện sống trong hang Én) + Hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm: + HS nêu quan điểm đồng tình hoặc không về ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. + Hành trình khám phá hang Én đánh thức ở con người: mở rộng tầm mắt với những trải nghiệm thú vị khi được sống cùng thiên nhiên hoang sơ, vừa là thử thách đối với sức khỏe và kỹ năng sinh tồn của con người trong điều kiện thiếu thốn → Thiên nhiên là người mẹ vừa nuôi dưỡng vừa dạy dỗ con người. + HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của VB. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Hành trình đến hang Én - “Phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao, ngoằn ngoèo, lội khoảng ba mươi quãng suối và sông” → Đến được hang Én là một thách thức, đòi hỏi con người có nghị lực, sự quyết tâm, kiên trì và khát vọng chinh phục - Chỉ có cách đi bộ → cách duy nhất để đến được hang Én → có thời gian để khám phá và hòa mình vào thiên nhiên: + Thách thức, nguy hiểm: dốc cao gập ghềnh; đường mòn, trơn; cây cổ thụ chắn ngang, vòm dây leo giăng kín; lội sông, trèo ngược vách đá cao hiểm trở; + Vẻ đẹp: + một cuộc “ngược dòng” tìm về thuở sơ khai; + cây cổ thụ tán cao vút, hoa phong lan nở, nhiều côn trùng, chim chóc; + con đường, thảm cỏ (cách dùng từ “thảm”, không phải “bãi), tiếng chim, đàn cá bơi, đàn bướm quấn quýt cả vào chân người; + các từ, cụm từ chỉ cảm xúc: thích nhất, yêu vô cùng, ngỡ mình đang đi trong một giấc mộng đẹp; → Các từ ngữ miêu tả thiên nhiên có độ gợi cảm cao, thể hiện thái độ, tình cảm yêu mến của người viết. 2. Vẻ đẹp bên trong hang Én a. Kích thước - Số đo: rộng nhất là 110m2, cao nhất là 120m, sông ở hang chính len lỏi qua hang ngầm khoảng 4 km; - Cách so sánh để cụ thể hóa, dễ hình dung: có thể chứa được hàng trăm người, tương đương với tòa nhà bốn mươi tầng. → Cụ thể hóa hang Én cho người đọc: Hang Én rất cao, rộng, dài à Con người trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn b. Vẻ đẹp trong hang Én - Sự kiến tạo của tự nhiên: + Trần hang đẹp như mái vòm của một thánh đường; + “Bờ sông cát mịn, nước mát lạnh, trong veo, đáy toàn sỏi đá đã bào nhẵn tạo thành một bãi tắm thiên nhiên hoàn hảo”; + Dải hóa thạch sò, ốc, san hô; nhũ đá, măng đá, ngọc động → tuyệt đẹp, trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên → Những vật vô tri nhưng đều có sự sống, sinh thành, biến hóa qua chiều dài của lịch sử địa chất. → Chiều sâu của lịch sử, cội nguồn của sự sống trên hành tinh. - Sinh vật tự nhiên sống trong hang Én: chim én + Tính từ: “dày đặc”; + Nhân hóa, cách dùng từ, viết câu thể hiện tình cảm, cảm xúc: Én bố mẹ, én anh chị, én ra ràng, bạn én thiếu niên Ngủ nướng; say giấc; “Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!” → dấu ba chấm để thể hiện sự bất ngờ ở phía sau: bạn én thiếu niên ham ngủ → lối viết giàu cảm xúc, tình cảm; không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách; ung dung mổ cơm trong lòng bàn tay - Khung cảnh trong hang Én thay đổi theo thời gian: + Tối: Bóng tối trùm trong hang, khoảng trời trên cửa hang vẫn sáng rất lâu; Đàn én bay về hang; tứ bề tiếng chim líu ríu, chíu chít, tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái lều; Tiếng nước chảy âm âm. + Sáng: Năm giờ: luồng nắng ban mai rực rỡ → sáng bừng cả lòng hang, tương bật điện → từ tối sang sáng, con người chưa kịp thích nghi; Khói mơ lãng đãng trên mặt nước do nắng và hơi nước mỏng cộng lại → vẻ đẹp thơ mộng, bình yên, trong trẻo của buổi sáng. Cách dùng từ đảo ngữ: không phải “khói mơ lãng đãng” mà là “lãng đãng khói mơ”; Không khí mát lành, tinh khiết. c. Sự hòa mình của con người với tự nhiên - Cách con người tương tác với tự nhiên: + Cách gọi hang Én: cái tổ được Mẹ Thiên Nhiên ban tặng. “Cái tổ” → gợi cảm giác nguyên thủy, ấm áp, gần gũi. “Mẹ Thiên Nhiên”: gọi thiên nhiên là “Mẹ”, viết hoa các tiếng → thái độ ngưỡng vọng, biết ơn, trân trọng sự dồi dào, phong phú, vẻ đẹp của thiên nhiên; + Thời xa xưa, tộc người A-rem đã sống trong hang Én, có bàn chân mỏng, ngón dẹt – dấu tích của bao thế hệ leo vách đá → con người sống giữa thiên nhiên, hòa hợp và thích ứng với thiên nhiên; + Tộc người A-rem khi ra ngoài sinh sống: vẫn giữ lễ hội “ăn én”; + Cư xử với đàn bướm: thái độ yêu thích, bước đi cùng đàn bướm, ngắm cánh hồ điệp monh manh → thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp mong manh; + Cư xử với chim én: đặt lên vai, cho ăn trong lòng bàn tay → sự gần gũi, thân thiện; + Sống trong hang: Ngồi bệt trên cát, chân trần → trực tiếp tiếp xúc với thiên nhiên, không cần vật bảo hộ, ngăn, kê, lót. Tối: Ngắm sông, ngắm trời; Sáng: ngoài người ra khỏi lều → Tâm trạng, thái độ: yêu thích, cảm phục, ngưỡng vọng, kết giao với tự nhiên, cảm thấy được sống an nhiên trong cái “tổ” của “Mẹ Thiên Nhiên”. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc → tăng khả năng liên tưởng, tưởng tượng và khơi lên tình cảm trong lòng người đọc; - Lối kể tuyến tính phù hợp với thể kí giúp câu chuyện trở nên gần gũi, sống động, chân thực với người đọc 2. Nội dung VB cho thấy vẻ đẹp hoang dã, nguyên sơ của hang Én và thái độ của con người trước vẻ đẹp của tự nhiên. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cuộc thi vẽ tranh tưởng tượng về hang Én dựa vào VB đã học;
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.
GV gợi ý HS chú ý đến những chi tiết như phải đi bao lâu, bao xa mới đến được hang Én, bên trong hang Én có gì đặc biệt, cách sinh hoạt ở hang Én, v.v...
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Thực hành tiếng Việt trang 118
- Cửu Long Giang ta ơi
- Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến
- Đọc mở rộng trang 127
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)